Bài 7. Tây Âu

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Trọng | Ngày 09/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Tây Âu thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Bài 7

TÂY ÂU
I. TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950
1. Về kinh tế:
Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá nặng nề.
Với sự cố gắng của từng nước và viện trợ của Mỹ trong "Kế hoạch Marshall".
Đến 1950, hầu hết các nước Tây Âu đã phục hồi kinh tế.
2. Về chính trị:
Ưu tiên hàng đầu là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội
Liên minh chặt chẽ với Mỹ đồng thời tìm cách trở lại thuộc địa của mình.
Từ 1945 - 1950, cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng của khối XHCN Đông Âu mới hình thành.
II. TÂY ÂU TỪ 1950 ĐẾN NĂM 1973.
1. Về đối nội
a. Kinh tế.
Từ 1950 - 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng.
Đến đầu thập niên 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới với trình độ KHKT cao.
Nguyên nhân:
Sự nỗ lực của nhân dân lao động
Áp dụng thành công những thành tựu KHKT
Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả.
Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài .
b. Chính trị:
1950 - 1973: là giai đoạn phát triển của nền dân chủ tư sản ở Tây Âu, đồng thời có nhiều biến động chính trị (Pháp: từ 1946 - 1958 có 25 lần thay đổi nội các)
2. Về đối ngoại:
Một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ, mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
III. TÂY ÂU TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991
1. Kinh tế:

Từ 1973 đến đầu thập niên 90: khủng hoảng, suy thoái và không ổn định (tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát thất nghiệp tăng).
Chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ Mỹ, Nhật, NICs.
Quá trình nhất thể hóa Tây Âu gặp nhiều khó khăn.
2. Về chính trị - xã hội:
Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra.
3. Đối ngoại:
12/1972: ký Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức làm quan hệ hai nước hòa dịu;
1989, "Bức tường Berlin" bị xóa bỏ và nước Đức thống nhất (3.10.1990)
Ký Định ước Helsinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975)
IV. TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
1. Về kinh tế:
Từ 1994, phục hồi và phát triển trở lại,
Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới (GDP chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới tư bản)
2. Về chính trị:
Cơ bản là ổn định. Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ.
Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng đáng chú ý với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mỹ La-tinh, các nước thuộc Đông Âu và Liên Xô cũ
V - LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU).
1. Thành lập
Ngày 18/04/1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxemburg) thành lập "Cộng đồng than - thép châu Âu" (ECSC).
Ngày 25/03/1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" (EURATOM) và "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC).
Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành "Cộng đồng châu Âu" (EC)
1/1/1993: Liên minh châu Âu (EU)
1994, kết nạp thêm 3 thành viên mới là A�o, Phần Lan, Thụy Điển.
01/05/2004, kết nạp thêm 10 nước thành viên Đông Âu, nâng tổng số thành viên lên 25.
2. Mục tiêu:
Liên minh chặt chẽ về kinh tế, tiền tệ và chính trị
3. Hoạt động:
Tháng 6/1979: bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
Tháng 3/1995: hủy bỏ việc kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới của nhau.
01/01/1999, đồng tiền chung châu Âu(EURO) được đưa vào sử dụng.
Hiện nay là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm � GDP của thế giới.
1990, quan hệ Việt Nam - EU được thiết lập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Trọng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)