Bài 7. Tây Âu

Chia sẻ bởi Lê Thị Suốt | Ngày 09/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Tây Âu thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:


Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Xuân Hồng
Sinh viên thực hiện: nhóm 4

BÀI TẬP LỊCH SỬ
NHÓM 4:
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TÂY ÂU TỪ 1945 ĐẾN NAY
Các vùng Châu Âu theo các phân chia của Liên hợp quốc

Bắc Âu

Tây Âu

Đông Âu

Nam Âu
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ CỦA TÂY ÂU
TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1950
*Kinh tế
Chiến tranh thế gioi thứ hai đã để lại cho các nước Tây Âu nhiều hậu quả nặng nề:
-Nhiều thành phố bến cảng, trung tâm công nghiệp bị tàn phá
-Hàng triệu người chết mất tích
Nước Pháp sau chiến tranh TG thứ hai
Nước Nga sau chiến tranh TG 2
+Ở Pháp năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938,
+Ở Italia khoảng 1/3 tài sản quốc gia bị tổn thất
*Về chính trị
-Các nước Tây Âu ra sức củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị xã hội hàn gắn vết thương chiến tranh, tìm mọi cách loại bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ
-Tìm cách trở lại xâm lược các thuộc địa cũ như: Pháp quay lại xâm lược Đông Dương, Anh xâm lược Miến Điện và MÃ Lai…
-Các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ bằng việc gia nhập tổ chưc Bắc Đại Tây Dương(NATO)
Như vậy từ năm 1945 đến 1950 các nước tư bản Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt.
Ranh giới Đông-Tây Âu được hình thành trong Chiến tranh Lạnh
   Khối Tây Âu - các nước thành viên NATO
   Khối Đông Âu - Hiệp ước Vác-sa-va và SEV
   các nước trung lập theo chủ nghĩa tư bản
II.TÂY ÂU TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1973
*Về kinh tế
-Sau giai đoạn phục hồi,từ thập kỉ 50 đến đầu thập kỉ 70, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu đều có sự phát triển nhanh
-Tây Âu đã trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới. Các nước tư bản chủ yếu ở tây Âu đều có trình độ khoa học-kĩ thuật phát triển cao, hiện đại
Nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng là do:
+Các nước Tây Âu đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành
+Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế
+Các nước Tây Âu đã tạn dụng tốt các cơ hội bên ngoài như nguồn viện trợ của Mĩ, tranh thủ giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc địa…
*Về chính trị
giai đoạn 1950-1973 đánh dấu sự tiếp tục phát triển của nền dân chủ tư sản ở Tây Âu, đồng thời cũng ghi nhận những biến động đáng chú ý trên chính trường nhiều nước khu vực
*Về đối ngoại
Từ năm 1950-1973 nhiều nước tư bản Tây Âu,một mặt vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với mĩ, mặt khác cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại

Trong giai đoạn 1950-1973 nhiều thuộc địa của Anh,Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới
III.TÂY ÂU TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991
*Về kinh tế
-Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, từ năm 1973 nhiều nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định, kéo dài đến thập kỉ 90
-Nền kinh tế Tây Âu gặp không ít khó khăn và thách thức, Sự phát triển thường diễn ra xen lẫn với khủng hoảng, suy thoái, lạm phát, thất nghiệp.
-Tây Âu luôn vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ Mĩ, Nhât, và các nước công nghiệp mới. Quá trình “Nhất thể hóa” ở Tây Âu trong khuôn khổ cộng đồng Châu Âu vẫn còn nhiều trở ngại
*Về chính trị - xã hội
-Bên cạnh sự phát triển, nền dân chủ tư sản ở Tây Âu vẫn tiếp tục bộc lộ những mặt trái của nó. Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn
-Các tệ nạn xã hội vẫn thường xuyên xảy ra, trong đó tội phạm maphia là rất điển hình ở Italia
*Về đối ngoại
-11/1972 việc kí kết hiệp định về những cơ sở cảu quan hệ giữa cộng hòa liên bang Đức và cộng hòa dân chủ Đức làm cho tình hình Tây Âu có dịu đi.tiếp đó là công việc các nước Tây Âu tham gia định ước Henxinki về an ninh và hợp tác Châu Âu(19750. Đặc biệt do hệ quả của việc kết thúc chiến tranh lạnh, bức tường Becslin bị phá bỏ(11/1989) và sau đó không lâu nước Đức đã tái thống nhất(3/10/1990)
IV.TÂY ÂU TỪ 1991 ĐẾN 2000
*Về kinh tế
Bước vào thập kỉ 90 sau khi trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ năm 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu đã có sự phục hồi và phát triển
+Năm 2000, mức tăng trưởng của kinh tế Pháp là 3,8%,Anh là 3,8%, Đức 2,9%, Italia là 3,0%
Tây Âu vẫn là 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới
Sự phát triển của đất nước Italia
Tháp epphen - Pháp
Thủ đô Beclin – Đức
*Về chính trị và đối ngoại
-Trong thập kỉ cuối cùng của thế kỉ 20. Tình hình các nước Tây Âu cơ bản là ổn định. Chính sách đối ngoại của nước này có sự điều chỉnh. Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển, mà còn với các nước dang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, khu vực Mĩ La Tinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG
Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Suốt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)