Bài 7. Tây Âu

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Đạo | Ngày 09/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Tây Âu thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các bạn
đến với bài thuyết trình
của nhóm 1
Bài 7: TÂY ÂU
Tây Âu là một khái niệm chính trị-xã hội xuất hiện trong thời kỳ Chiến tranh lạnh để chỉ khu vực của châu Âu, nằm kề các nước thuộc khối Warszasa và Nam Tư về phía tây. Đây là hệ thống chính trị và kinh tế đối lập với Đông Âu, vốn là khu vực chịu ảnh hưởng của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thuật ngữ này được dùng khi đề cập đến yếu tố kinh tế, chính trị, lịch sử hơn là nói về sự phân cách đất đai cụ thể.
Tên gọi Tây Âu thường gắn liền với chế độ dân chủ tự do, chủ nghĩa tư bản và cũng đi đôi với khái niệm Liên minh Châu Âu. Khu vực này gồm các nước Châu Âu có thu nhập đầu người cao.
Lược đồ các nước Tây Âu
Hãy kể tên
các quốc gia thuộc
Tây Âu
mà bạn biết?
Tây Âu gồm 9 quốc gia:
Áo
Bỉ
Pháp
Đức
Liechtenstein
Luxembourg
Monaco
Hà Lan
Thụy Sĩ
I. Sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật:
Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá nặng nề khiến nhiều thành phố, nhà máy ở Tây Âu bị tàn phá nên sản xuất suy giảm.
Nhận viện trợ của Mĩ qua “kế hoạch Mácsan”.
Đến năm 1950, nền kinh tế cơ bản phục hồi nhưng lệ thuộc Mĩ
1945 – 1950:
“Kế hoạch Mácsan”
Kế hoạch Mácsan (Marshall Plan) là một kế hoạch trọng yếu của Hoa Kì nhằm tái thiết và thiết lập một nền móng vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu, đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau thế chiến thứ hai. Mang tên chính thức “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (European Recovery Program – ERP). Kế hoạch Mácsan là thành wả lao động của các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong đó ghi nhận sự đóng góp đặc biệt của William L.Clayton và George F. Kennan. Kế hoạch được thực thi trong vòng 4 năm, kể từ 7-1947. Trng thời gian đó, có khoảng 17 tỉ đôla Mĩ viện trợ kinh tế và hỗ trợ kĩ thuật để giúp khôi phục các quốc gia Châu Âu tham gia Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế - OECD. Nhiều quốc gia châu Âu đã nhận được viện trợ trước khi có kế hoạch Mácsan, từ 1945, cùng với các điều kiện chính trị kèm theo.
Cho tớikhi kết thúc dự án, nền kinh tế của các quốc gia nằm trong kế hoạch, ngoại trừ Tây Đức, đã phát triển vượt mức trước chiến tranh.
Kế họach Mácsan cũng được xem là một trong các thành tố của quá trình hội nhập châu Âu, vì nó xóa bỏ hàng rào thuế quan và thiết lập các cơ quan điều phối kinh tế tầm cỡ lục địa.
: Kinh tế ổn định và phát triển
Kết quả:
Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới (Cùng với Mĩ và Nhật Bản).
Các nước Tây Âu có trình độ Khoa học - kĩ thuật cao.
1950-1973
Từ 1973 đến đầu thập niên 90: khủng hoảng, suy thoái và không ổn định (Tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát, thất nghiệp tăng)
Gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ Mĩ, Nhật, các nước công nghiệp mới (NICs). Quá trình “nhất thể hóa” Tây Âu trong khuôn khổ cộng đồng Châu Âu vẫn còn nhiều trở ngại.
1973 – 1991:
Khủng hoảng năng lượng thê giới:

Từ 1994, kinh tế Tây Âu phục hồi và phát triển trở lại, Tây Âu vẫn là một trong những trung tâm tài chính- kinh tế lớn nhất thế giới (GDP chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới tư bản

Ưu tiên hàng đầu là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị- xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mĩ đồng thời tìm cách trở lại thuộc địa của mình.
Cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng của khối Xã hội chủ nghĩa Đông Âu mới hình thành
II. Tình hình chính trị
1945 – 1950:
Ví dụ:
Gạt những người cộng sản ra khỏi chính phủ Pháp, Anh, Ý.
Tây Âu gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), do Mĩ đứng đầu.
Pháp xâm lược trở lại Đông Dương, Anh trở lại Miến Điện và Mã Lai, Hà Lan trở lại Inđônêxia
1950-1973
Là giai đọan phát triển của nền dân chủ tư sản ở Tây Âu, đồng thời có nhiều biến động chính trị (Pháp: từ 1946-1958 có 25 lần thay đổi nội các)
Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra
1973-1991
Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra
1973-1991
Cơ bản là ổn định
Có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” kết thúc, trật tự hai cực Ianta tan rã.
Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng đáng chú ý với Mĩ trong nhiều vấn đế quốc tế quan trọng.
Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Châu Á, châu Phi và châu Mĩ La Tinh, các nuớc thuộc Đông Âu….
1991 - 2000
Sau chiến tranh thế giới thứ hai: Mưu đồ khôi phục chế độ thuộc địa, các nước Tây Âu như: Anh, Pháp, Hà Lan…tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa nhưng cuối cùng họ đã thất bại.
Trong bối cảnh chiến tranh lạnh: đối đầu giữa hai phe nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu là Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
1950-1973: Một mặt vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ (Anh, Đức, Ý), mặc khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại (Pháp, Thụy Điển, Phần Lan)

III. Chính sách đối ngọai:
1973-1971:
11/1972: Ký Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức làm cho tình hình Tây Âu hòa dịu đi. Bức tường Beclin bị phá bỏ (11-1989) và sau đó không lâu, nước Đức đã tái thống nhất (3-10-1990)
Ký hiệp định Henxinki về an ninh và hợp tác Châu Âu (1975).





Các nước Tây Âu tham gia “kế họach Mácsan”:
Gia nhập khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO 1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
Đứng về phía Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Ủng hộ Isaren trong các cuộc chiến tranh Trung Đông.
Tuy nhiên quan hệ giữa Mĩ và các nước Tây Âu cũng đã diễn ra những “trục trặc”, nhất là quan hệ Mĩ – Pháp.
8-1975: Các nước Tây Âu cùng Liên Xô, các nước XHCN Châu Âu và 2 nước Mĩ, Canada ở Bắc Mĩ đã kí định ước Henxiki về an ninh và hợp tác Châu Âu  Tình hình căng thẳng ở châu Âu dịu đi rõ nét.
Cuối 1989 ở châu Âu diễn ra những sư kiện to lớn mang tính đảo lộn:
11-1989: “Bức tường Beclin” bị xóa bỏ.
12-1989: 2 siêu cường Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
10-1990: Đức tái thống nhất

Bức tường Béclin:
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (Tiếng Anh: European Union), viết tắt là EU, là một liên minh liên kết chính trị kinh tế bao gồm 27 nước thành viên.
IV. Liên minh châu Âu (EU)
Quốc kì của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU)
Quá trình hình thành và phát triển:
18-4-1951: 6 nước Tây Âu (Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúc xăm bua) cùng nhau thành lập:
1951: thành lập cộng đồng than thép châu Âu (EEC).
1957: ký Hiệp ước Rôma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Công đồng châu Âu (EC).
1-1993: đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
Đến 2007 có 27 nước thành viên


Liên minh chặt chẽ về kinh tế, tiền tệ, đối ngoại và an ninh chung ( Xác định luật công dân châu Âu, Chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến pháp chung,…)
Mục tiêu:
Hiện nay là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP thế giới.
Ngày 1-1-2002 chính thức dùng đồng tiền chung châu Âu (Euro).
10-1990, quan hệ ngoại giao Việt Nam – EU được thiết lập.
Thành tựu:



- các xe tải vượt chặng đường 1200 km qua các biên giới giảm từ 58 giờ xuống còn 36 giờ.

- các hãng bưu chính viễn thông của Anh, Đức có thể tự do kinh doanh ở Brucxen (Bỉ)

- Một luật sư người I-ta-li- a có thể làm việc ở Beclin như một luật sư Đức

- Một sinh viên kiến trúc Hy lạp có thể theo học một khoá đào tạo về thiết kế nhà gỗ ở Hen-xinh- ki như một học sinh người phần Lan
Khi tình hình EU thống nhất:
- Tạo điều kiện để hàng hoá, lao động tiền vốn , dịch vụ được tự do lưu thông trong khắp lãnh thổ.

- Tăng cường hợp tác liên kết kinh tế tăng tiềm lực và khả năng cạnh tranh các khối.

- Thúc đẩy và tăng cường qúa trình nhất thể hoá EU về các mặt kinh tế xã hội.

- Việc sử dụng đồng tiền chung Euro tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển vốn, đơn giản hoá công tác kế toán, kiểm toán, hạn chế những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ

Thuận lợi:

Việc chuyển sang đồng tiền Euro làm giá tiêu dùng tăng cao có thể dẫn tới lạm phát
Khó khăn:
Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã có từ lâu, mối quan hệ ấy đặc biệt phát triển nhanh, mạnh kể từ khi Việt Nam và EU thành lập quan hệ ngoại giao năm 1990. Liên Minh châu Âu đã và đang trở thành một đối tác quan trọng, một thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ nhiều loại sản phẩm của Việt Nam như giầy dép, dệt may, nông sản, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ dân dụng, sản phẩm nhựa, đồ điện tử, thuỷ sản...Đồng thời EU cũng là một khu vực có nền kinh tế phát triển cao, có thể đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu thiết bị công nghệ nguồn và nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

Quan hệ hợp tác đầu tiên giữa EU và Việt Nam chủ yếu là trợ giúp người Việt Nam hồi hương. Từ 1989-1996, tổng viện trợ của EU cho mục đích này trên 110 triệu USD. Năm 1996, Việt Nam và ỌC thống nhất chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế chung nhằm củng cố quá trình chuyển đổi kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, đồng thời giảm nhẹ chi phí xã hội trong quá trình chuyển đổi. Đến nay EU đã cam kết tổng cộng 150 triệu euro cho chiến lược này. 

Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên minh EU
Tạo ra nhiều cơ hội hợp tác mới trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, nông, lâm ngư nghiệp,…
Quản lý và khắc phục hậu quả thiên tai, khắc phục hậu quả chiến tranh...
Cho phép hai bên hợp tác hiệu quả hơn trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực quốc gia đối phó với khủng hoảng hay ngăn chặn và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Thuận lợi:
Thách thức trước mắt là các mô hình kinh tế mới vào khi Việt Nam đang phát triển nhanh để gia tăng giá trị và sức sản xuất.
Và một thách thức nữa là tình trạng chênh lệch mức sống và thiếu công bằng cũng là điều sẽ dẫn tới việc hợp lý hóa cách tiếp cận đối với việc giảm nghèo và đặc biệt tập trung vào các vùng dân tộc thiểu số.

Thách thức:
Năm 2010 đánh dấu 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - EU và 15 năm Hiệp định khung về hợp tác giữa hai bên được ký kết. Năm 2010 cũng là năm quan hệ kinh tế Việt Nam - EU phát triển trong bối cảnh thuận lợi hơn so với năm trước. Với cương vị Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng thúc đẩy hợp tác Á - Âu, góp phần tăng cường quan hệ kinh tế Việt Nam - EU. Đồng thời, sau khi Hiệp định Li-xbon có hiệu lực, EU nói chung và các nước thành viên EU nói riêng quan tâm hơn đến lợi ích chính đáng của các nền kinh tế đang phát triển và hội nhập tích cực vào kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. 
 

2-3-2012 Chào mừng ông David O’Sullivan đến thăm Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tin tưởng chuyến thăm này sẽ đóng góp quan trọng vào việc phát triển quan hệ Việt Nam – EU
Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
Thực hiện:
Phạm Mỹ Kim
Trần Ngọc Điệp
Nguyễn Danh Đức
Nguyễn Chí Quang
Nguyễn Trường Thanh Vy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Đạo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)