Bài 7. Tác hại của ma tuý và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy

Chia sẻ bởi Trần Văn Minh | Ngày 18/03/2024 | 18

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Tác hại của ma tuý và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy thuộc GD QP-AN 10

Nội dung tài liệu:

Bài: 7
Tác hại của ma túy
và trách nhiệm của học sinh
Trong phòng, chống ma túy
Tiết: 1
Mục tiêu
Hiểu được
tác hại
của ma túy
và các
hình thức,
con
đường gây
nghiện.
Biết cách
phòng, chống
ma túy đối
với bản thân
và cộng
đồng.
Có thái độ
đúng
trong việc phòng,
chống
ma tuý và
đối với những
người
bị nghiện ma
tuý để cảm
hoá và giúp
đỡ họ quay
lại cộng đồng .
I - HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ MA TÚY :
1. Khái niệm chất ma tuý :
Ma Túy là gì?
Ma tuý là các
chất gây nghiện,
chất hướng thần
được quy định trong
danh mục do Chính phủ
ban hành.
Trong đó:
Chất gây nghiện là chất kích thích,
ức chế thần kinh dễ gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng.
Chất hướng thần là kích thích,
ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác
nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới
tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Đặc điểm của chất ma túy:
+ Là chất độc,
có tính gây nghiện
+ Có nguồn gốc
tự nhiên hoặc nhân tạo
+ Khi đi vào cơ thể
làm thay đổi trạng thái
tâm sinh lý của người sử dụng.
+ Được quy định
trong Danh mục
của Chính phủ.
Một số điểm chú ý:
+ Cấm sử dụng chất ma túy
dưới bất kỳ hình thức nào
dù chỉ một lần (lưu ý hình thức nếm)
+ Quá trình tiếp xúc
cần có dụng cụ bảo hộ
+ Cơ sở xác định 1 chất có phải
chất ma túy hay không cần
căn cứ vào DM chất ma túy
được quy định trong các nghị định của
Chính phủ và kết quả giám định của LLCSKTHS.
Có mấy loại chất ma túy?
2. Phân loại chất ma tuý:
Có 4 Loại
a. Phân loại dựa theo nguồn
gốc sản xuất ra chất ma túy.
b. Phân loại dựa theo đặc điểm
cấu trúc hoá học của các chất ma túy.
c Phân loại dựa theo mức độ
gây nghiện và khả năng bị lạm dụng.
d. Phân Loại dựa vào tác dụng
của nó đối với tâm sinh lí người sử dụng.
a.Phân loại dựa theo nguồn
gốc sản xuất ra chất ma túy.
- Chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên:
là chất ma túy có sẵn trong
tự nhiện là những ancloit của một số
loại thực vật như cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa.
- Chất ma túy bán tổng hợp:
là chất ma túy mà một phần
nguyên liệu dùng để sản xuất
ra chúng được lấy từ tự nhiên.
Từ những nguyên liêu này người ta
cho phản ứng với các chất hoá hoc (tiền chất) để tổng hợp
ra chất ma tuý mới. Gọi là chất ma tuý bán tổng hợp,
chất này có độc tính mạnh hơn chất ma tuý ban đầu .
- Chất ma tuý tổng hợp:
là các chất ma tuý
nguyên liệu dùng để điều chế
và các sản phẩm đều được tổng hợp
trong phòng thí nghiệm như Amphetamine, ..
b. Phân loại dựa vào đặc điểm cấu trúc hoá học của các chất ma tuý.
Là phương pháp phân loại mà
người ta căn cứ vào đặc điểm
cấu trúc hoá học của các chất ma tuý,
người ta phân loại các chất ma túy theo họ hợp chất.
Ví dụ: morphine, heroine, codeine
là những chất có đặc điểm
cấu trúc hoá học tương tự nhau.
Đây là phương pháp
phân loại mà chủ yếu là các
nhà khoa học họ nghiên cứu để
phục vụ vào quá trình điều chế sản
xuất ra những chất phục vụ vào việc nhận
biết các chất ma tuý hay những loại thuốc
dùng vào việc cai nghiện ma tuý.
c.Phân loại dựa vào mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng
Có 2 Loại:
* Các chất ma tuý có hiệu lực cao
là những chất ma tuý có khả năng
gây nghiện và độ độc tính mạnh.
Ví dụ: Heroine, Amphetamine.
* Các chất ma tuý có hiệu lực thấp
là những chất ma tuý có độ độc tính
và khả năng gây nghiện thấp hơn.
Ví dụ: Cần sa, thuốc phiện
d.Phân loại chất ma túy dựa vào tác dụng của nó đối với tâm, sinh lí người sử dụng.
Gồm có mấy nhóm?
Có 3 nhóm!
* Nhóm chất ma túy an thần.

* Nhóm chất ma túy gây kích thích.

* Nhóm chất ma túy gây ảo giác.
II. Tác hại của tệ nạn ma túy
Tiết 2:
Theo em ma túy
có những tác hại gì ?
* Tác hại của ma túy đối với bản thân người sử dụng.
***
* Tác hại của tệ nạn ma túy đối với nền kinh tế .
***
* Tác hại của ma túy đội với trật tự, an toàn xã hội.
Tác hại của ma túy
đối với bản thân người sử dụng.
a. Gây tổn hại về sức khỏe:
- Ma túy được đưa vào cơ thể theo
nhiều hình thức khác nhau như:
đường tiêu hoá, hô hấp , đường máu,
đường tuần hoàn hoặc thẩm thấu qua da,
niêm mạc và gây tổn hại
trực tiép cho các cơ quan nay.
- Nghiện ma túy dẫn đến tình trạng
suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động.
-Người nghiên ma túy
ngoài tổn hại về sức khoẻ,
còn tổn hại về thần kinh.
b. Gây tổn hại về tinh thần:
Nghiện ma túy gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt.
Người nghiện thường có hội chứng
quên, hội chứng loạn thần kinh sớm
( ảo giác, hoang tưởng, kích động)
và hội chứng loạn thần kinh muộn .
ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện
ma túy có thể có những hành vi
nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
c. Gây tổn hại về kinh tế,
tình cảm, hạnh phúc gia đình.
Tại sao ma túy lại có thể gây tổn hại như vậy?
- Phải chi một khoản tiền
không nhỏ cho mỗi lần sử dụng ma tuý.
- Khi đã nghiện không có tiền hút
trộm cắp hành hung cha mẹ anh em, vơ con,
đập phá tài sản gia đình và ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống
cộng đồng và phá vỡ hạnh phúc gia đình.
2. Tác hại của tệ nạn ma túy đối với nền kinh tế.
* Hàng năm nước ta phải chi phí
rất lớn cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện,
cho công tác cai nghiện ma túy,
công tác phòng chống và kiểm soát ma túy.
* Làm suy giảm sức lao động
của gia đình và xã hội cả
về số lượng và chất lượng.
* Người nghiện hầu hết ở độ tuổi lao động,
vì vậy đào tạo thay thế là khó khăn.
* Đầu tư nước ngoài cũng giảm
vì họ ngại đầu tư vào những
nước có tỉ lệ người nghiện cao.
3. Tác hại của ma tuý đối với an toàn trật tự xã hội.
Khi đã trở thành nô lệ của ma túy,
nhu cầu của tiền bạc đối với
người nghiện là vô cùng lớn .
Trong khi đó khả năng về tiền bạc
của gia đình và bản thân lại không thể đáp ứng,
lúc đó họ có thể làm bất cứ chuyện gì để
thoả mãn cơn nghiện, kể cả giết người, cướp của..
Hoạt động mua bán,
tổ chức sử dụng ma túy trái phép
của các đối tượng và sự tụ tập
kéo theo những tệ nạn xã hội và những
vi phạm pháp luật khác sễ gây bất ổn về an ninh .
Tiết 3:
III. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy.
Nguyên nhân từ đâu
dẫn đến HS nghiện ma túy ?
Do bị lôi kéo, dụ dỗ.
Do bị lừa gạt, ép buộc..
Quá trình và nguyên nhân
nghiện ma túy.
a. Quá trình nghiện ma túy:
-Từ sử dụng ma túy lần đầu
tiên đến trở thành người nghiện
ma túy là một quá trình.
Quá trình này có thể dài,
ngắn và diễn biến khác nhau
ở mỗi người nghiện nhưng
thường qua một số bước:
* Sử dụng lần đầu tiên
* Thỉnh thoảng sử dụng
* Sử dụng thường xuyên
* Sử dụng do phụ thuộc.
Trong quá trình này,
ngươì nghiện có thể sử dụng
nhiều loại ma túy và thay đổi
cách thức sử dụng ma túy
b. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy.
* Nguyên nhân khách quan:
- Do lối sống thực dụng,
buông thả.Một số HS không làm
chủ được bản thân đã
sa vào tệ nạn xã hội,
trong đó có tệ nạn ma túy.
- Sự phối hợp giữa
gia đình, nhà trường,
xã hội trong quản lí học sinh
ở một số địa phương chưa
thực sự có hiệu quả.
- Cha mẹ còn thiếu
quan tâm đến viẹc sinh hoạt
và học tập của con mình.
Do họ còn mải làm ăn,
kiếm tiền hoặc do nuông
chiều con hoặc trong gia đình
có người nghiện và buôn bán ma túy.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Do thiếu hiểu biết
về tác hại của ma túy,
nên nhiều học sinh bị những
đối tượng xấu kich động,
lôi kéo sử dụng ma túy,
tham gia vận chuyển, mua bán ma túy.
- Do muốn thỏa mãn
tính tò mò của tuổi trẻ,
thích thể hiện mình, nhiều em
đã chủ động đến với ma túy.
Nguyên nhân nào
quyết định nghiện ma túy của HS?
Nguyên nhân chủ quan là quyết định.
2. Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy.
Khi HS mắc nghiện có những biểu hiện gì?
Có thể nhận biết thông
qua những dấu hiệu sau đây:
+ Trong cặp sách thường có bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc.
+ Thường xuyên xin ra ngoài
đi vệ sinh trong thời gian học tập.
+ Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh
+ Thường xuyên xin tiền bố mẹ.
+ Lực học giảm sút.
+ Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt,
ngủ gật tính tình cáu gắt,
da xanh tái, ớn lạnh nổi da gà,
buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm.
3. Kết luận:
* Nguyên nhân nào dẫn đến nghiện ma túy .
* Nhận biết được các dấu hiệu người nghiện ma túy để kịp thời thông báo ngăn chặn.
* Học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK để củng cố kiến thức.
* GV nhận xét và đánh giá buổi học
Tiết 4 :
VI. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy.
Là HS chúng ta phải
làm gì để phòng chống ma túy?
- HS cần thực hiện tốt các nội dung sau đây:
+ Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phồng, chống ma túy và nghiêm chỉnh chấp hành.
+ Không sử dụng ma túy dưới bất kì hình thức nào.
+ Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma túy.
+ Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma túy hoặc tham gia các hoạt động vận chuyển, mua bán ma túy.
+ Khi phát hiện những học sinh có biểu hiện sử dụng ma túy hoặc nghi vấn buôn bán ma túy, phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ học sinh sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý phảI báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo hoặc cán bộ có trách nhiệm của nhà trường.
+ Nâng cao cảnh giác, tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán.
+ Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma túy do nhà trường, tổ chức Đoàn thanh niên, tổ chức Hội Phụ nữ phát động.
+ Hưởng ứng tham gia thực hiện những công việc cụ thể, góp phần thực hiện phòng, chống ma túy tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa phương phát động.
+ Chúng thường lôi kéo, rủ re những HS yếu kém, HS bị xử lý kỷ luật và HS con nhà giầu.
+ Cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nan xã hội, trong đó có tệ nạn ma túy.
* Kết luận:
- Qua bài học các em biết cách phòng, chống ma túy đội với bản thân và cộng đồng.
Kết Thúc Bài Giảng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)