Bài 7. Tác hại của ma tuý và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy

Chia sẻ bởi Hồ Thị Diễm Phúc | Ngày 18/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Tác hại của ma tuý và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy thuộc GD QP-AN 10

Nội dung tài liệu:

CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM, PHÒNG CHỐNG MA TÚY, ĐẢM BẢO AN NINH TRƯỜNG HỌC



NĂM HỌC 2012 - 2013
TÁC HẠI CỦA MA TÚY, TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY


I. HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ MA TÚY
Khái niệm chất ma túy:
Hiện nay khi nghiên cứu về chất ma túy, chúng ta thấy có nhiều quan điểm khác nhau. Ví dụ:
+Theo từ điển tiếng Việt: “ Ma túy là tên gọi chung cho tất cả các chất có trạng thái gậy ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện”.
+ Liên hợp quốc cho rằng: ma túy là bất kỳ chất nào có thể là có nguồn gốc tự nhiên,nguồn gốc tổng hợp khi đưa các chất này vào cơ thể nó sẽ làm thay đổi trạng thái tâm lý của người sử dụng. Khi đã lệ thuộc vào các chất này thì nó sẽ làm thay đổi trạng thái,tâm sinh lý.
+ Theo tổ chức y tế thế giới ( WHO) : Ma túy là những chất độc hại khi đưa vào cơ thể nó sẽ hủy hoại cơ thể.
+Luật hình sự: Ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, lá coca, hoa quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, heroin, cocain, các chất ma túy khác ở thể lỏng hay rắn.
+ Điều 2 luật PCMT quy định: Ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.
Trong đó: Chất gây nghiện là chất kích thích, ức chế thần kinh dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Chất hướng thần là kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nhiệt đối với người sử dụng.
* Từ các khái niệm trên ta có thể hiểu : Ma túy là chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và tâm sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng bằng các hình thức hút, hít, tiêm chích, uống…con người sẽ bị lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.
* Đặc điểm của chất ma túy:
- Là chất độc, có tính gây nghiện;
- Có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo;
- Khi đưa vào cơ thể làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng;
- Được quy định trong danh mục của chính phủ.
* Chú ý: Cấm sử dụng ma túy dưới bất kì hình thức nào dù chỉ một lần.
2) Các chất ma túy thường gặp.
a) Thuốc phiện (á phiện, nha phiến…;tiếng lóng: cơm đen, hàng đen).
- Màu sắc: khi mới chảy ra có màu trắng, sau đó màu đen
- Mùi vị: mùi ngái, vị đắng.
Sử dụng: Hút, uống, tiêm, chích.
- Dạng tồn tại: Thuốc phiện sống, chính, xái thuốc phiện.

B) Heroin: (Hàng trắng, cơm trắng)
- Dạng tồn tại: Dạng bột, tinh thể
- Màu sắc: Màu trắng, vàng nhạt.
- Mùi: Không mùi
- Vị: đắng
Độ độc tính và khả năng gây nghiện:
Thuốc phiện <(10 – 12 lần)morphine<(5-8 lần) heroine
- Thuốc phiện sử dụng nhiều lần gây nghiện
- Morphine khoảng 5 – 7 lần
Heroine 2-3 lần ( liều 3-4mg)

c)Amphetamine:
+ Dạng tồn tại: bột, viên nén, viên con nhộng, ống thuốc tiêm( dạng dung dịch)
+ Màu sắc: đa dạng
+ Kí hiệu: đa dạng
d) Methamphetamine:
+ Dạng tồn tại: bột kết tinh
+ Màu sắc: màu trắng
+ Dạng tồn tại: viên nén, viên con nhộng, dạng bột hay thuốc tiêm.
E) Cần sa:
+ Tên gọi khác: cây gai đầu, lanh mèo, gai mèo bồ đà, hỏa mai, lanh mán.
+ Đặc điểm cây cần sa: chiều cao: 2m; lá có 5 - 9 chét, lá hình bàn tay.
Hiện nay cây cần sa là một trong những chất ma túy được sử dụng phổ biến. Tác dụng nguy hiểm của cần sa là gây ảo giác, làm cho người sử dụng nhận thức và hành động sai lệch. Tùy thuộc vào thần kinh của từng người nghiện mà cần sa có những tác động gây ảo giác khác nhau…
II. TÁC HẠI CỦA TỆ NẠN MA TÚY:
Khoản 8 – điều 2 – luật PCMT năm 2000 của nước ta ghi rõ: Tệ nạn ma túy bao gồm tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác liên quan đến ma túy. Như vậy, nói đến tác hại của tệ nạn ma túy được hiểu là tác hại do tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi khác liên quan đến ma túy gây ra đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cụ thể là:
1) Tác hại của ma túy đối với bản thân người sử dụng:
+ Hệ tiêu hóa: người nghiện luôn có cảm giác no, vì vậy họ không muốn ăn, tiết dịch của hệ tiêu hóa giảm, họ thường có cảm giác buồn nôn, đau bụng, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón.


+ Hệ hô hấp: những đối tượng hít ma túy thường bị viêm mũi, viêm xoan, viêm đường hô hấp trên và dưới.
+ Hệ tuần hoàn: Người nghiện thường bị loạn nhịp, huyết áp tăng giảm đột ngột, mạch máu bị xơ cứng, đặc biệt là hệ mạch não làm ảnh hưởng đến các hoạt động của bộ não. Do việc tiêm chích thường không vô trùng nên dễ dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch, thường gặp viêm tắc tĩnh mạch hai chi dưới. Có trường hợp viêm tắc tĩnh mạch quá nặng, thầy thuốc phải cưa chân người bệnh để cứu tính mạng hoặc sau khi họ khỏi sẽ để lại di chứng teo cơ vĩnh viễn.

+ Đối với hệ thần kinh: khi đưa ma túy vào cơ thể, ma túy sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh TW gây nên tình trạng kích thích hoặc ức chế từng phần ở bán cầu đại não. Người nghiện nặng có biểu hiện rối loạn phản xạ thần kinh, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm ( ảo giác, hoang tưởng, kích động…) và hội chứng loạn thần kinh muộn ( các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma túy) viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, run chân, tay, chậm chạp, u sầu, ngại vận động, dễ bị kích động dẫn tới tội ác, nếu dùng liều cao có thể bị ngộ độc cấp, biểu hiện rối loạn tâm thần nặng, hôn mê: ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma túy có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
Ở trạng thái loạn thần kinh muộn, người nghiện ma túy bị méo mó về nhân cách tạo nên sự ích kỷ, sự đòi hỏi hưởng thụ, mất dần tích cách, trách nhiệm của cá nhân trong đời sống. Họ dần trở thành những con người liều lĩnh và tàn nhẫn.
+ Làm suy giảm chức năng thải độc: Trong cơ thể gan, thận là cơ quan chủ yếu đào thải các chất độc. Khi nghiện ma túy nhất là heroine hai cơ quan này suy yếu ảnh hưởng đến chức năng thải độc làm các chất độc tích tụ trong cơ thể, càng làm cho gan, thận và toàn cơ thể suy yếu, thường người nghiện hay bị các bệnh như: áp xe gan, viêm gan, suy gan, suy thận… dẫn đến tử vong

+ Các bệnh về da: người nghiện ma túy bị rối loạn cảm giác da nên không cảm thấy bẩn, mặt khác họ thường sợ nước vì vậy họ rất ngại tắm rửa, đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về da phát triển như ghẻ lở, hắc lào, viêm da…
+ Nghiện ma túy dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động.
Người nghiện ma túy bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. Trường hợp sử dụng ma túy quá liều có thể bị chết đột ngột.

Gây tổn hại về tinh thần:
Các công trình nghiên cứu về người nghiện ma túy khẳng định rằng nghiện ma túy gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt.
-Gây tổn hại về kinh tế: Sử dụng ma túy tiêu tốn nhiều tiền bạc. Khi đã nghiện, người nghiện luôn có xu hướng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế.

*Về nhân cách: Sử dụng ma túy làm người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào ma túy thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma túy, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. Để đáp ứng nhu cầu bức bách về ma túy của bản thân, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người…để có tiền mua ma túy thỏa mãn cơn nghiện. Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và pháp luật. Họ là những người bị tha hóa về nhân cách.
-Ảnh hưởng đến quan hệ tình dục và nòi giống.

2.Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình:
-Làm tổn thương tình cảm, lòng tự trọng của người thân trong gia đình do cảm thấy hổ thẹn vơi bạn bè, hàng xóm vì có người thân là người nghiện ma túy, làm cho người thân trong gia đình luôn phải sống trong trạng thái lo lắng, bồn chồn…
-Gia đình mất nguồn lao động nhân lực chính ;
-Làm khánh kiệt tài sản trong gia đình do người nghiện đem đi bán lấy tiền mua ma túy sử dụng;
-Người nghiện xa lánh người thân, sống ích kỷ, thu mình hưởng thụ, thiếu trách nhiệm với gia đình, nhiều trường hợp còn phạm pháp (bán con, giết bà…).

3.Tác hại của tệ nạn ma túy đối với nền kinh tế;
-Hàng ngàn tỉ đồng bị người nghiện tiêu phí (ở VN, trung bình hàng năm người nghiện sử dụng trên 6.500 tỉ đồng để mua ma túy sử dụng)
-Hàng năm chi phí hàng ngàn tỉ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma túy, công tác phòng, chống ma túy và kiểm soát ma túy.
-Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế ngày càng tăng.
-Ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du lịch.
-Làm lũng đoạn và chi phối thị trường tiền tệ các nước.
-Là nguyên nhân hinh thành tổ chức Mafia

4. Tác hại của tệ nạn ma túy đối với trật tự an toàn xã hội:
- TNMT là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến ANTT (trộm, cướp, buôn bán ma túy, buôn bán người, khủng bố…);
- TNMT là NN, ĐK nảy sinh, phát triển các TNXH khác (mại dâm, cờ bạc…);
- Gây bất ổn về tâm lý cho QCND trên địa bàn.
III. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy
+ Nguyên nhân chủ quan:
- Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy ( dẫn đến sử dụng hoặc bị dụ dỗ, lôi kéo đi đến sử dụng, tội phạm ma túy);

Do muốn thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình; (14%)
- Do tâm lý đua đòi, hưởng thụ, nhiều thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên có lối sống buông thả (28%)
- Do hoàn cảnh gia đình bất lợi ( bố mẹ bỏ nhau, gia đình bất hòa, mồ côi cha mẹ hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn…)(6%)
- Do buồn chán cô đơn, không làm chủ được bản thân các em đã chủ động tìm đến với ma túy, thất tình, học kém…)

Nguyên nhân khách quan :
*Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường dẫn đến những tác động đối với lối sống của giới trẻ như: lối sống thực dụng, buông thả… một số học sinh không làm chủ được bản thân đã sa vào tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma túy.
*Sự tác động của lối sống thực dụng, văn hóa phẩm độc hại dẫn đến một số em có lối sống chơi bời trác táng tham gia vào tệ nạn xã hội.
*Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lý học sinh, sinh viên ở một số địa phương chưa thực sự có hiệu quả.


*Công tác quản lý địa bàn dân cư ở một số địa phương chưa tốt, nên ở một số khu vực xung quanh các trường học hoặc tại nơi các em cư trú, sinh sống còn nhiều tụ điểm cờ bạc, mại dâm, ma túy từng ngày, từng giờ tác động đến suy nghĩ và hành động của lứa tuổi trẻ, trong đó có các em học sinh.
*Do một bộ phận các bậc cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của con, em. Cha, Mẹ và những người lớn tuổi do mải làm ăn, lo kiếm tiền hoặc do nuông chiều con cái quá mức hoặc trong gia đình có người lớn tuổi cũng mắc nghiện hoặc có hành vi buôn bán ma túy…


1. Những biểu hiện của người nghiện ma túy:
- Chảy nước mắt
- Toát mồ hôi
- Ớn lạnh nổi da gà
- Ngáp
- Đau các cơ
- Sút cân
- Co cứng cơ bụng
- Nôn, buồn nôn; tiêu chảy
- Mất ngủ; trầm cảm; lo âu
- Hay bực tức; dễ kích động
2. Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy
Các chất ma túy thường được HS, SV sử dụng là: Heroin, Ma túy tổng hợp, Cần sa … bằng cách: hít, uống, chích. Nếu sử dụng thường xuyên hoặc đã bị (mắc nghiện), có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau:
- Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có dụng cụ sử dụng chất ma túy như: bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc;
- Hay xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập;
- Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh
- Thường hay xin tiền bố mẹ nói là đóng tiền học, quỹ lớp; Lực học giảm sút;
- Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gà ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái, ớn lạnh nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm.
- Ngại tiếp xúc với người thân, bạn tốt, có ý xa lánh mọi người; cố tranh các hoạt động vui chơi lành mạnh
IV. Trách nhiệm phòng, chống ma túy:
Chương II, Luật phòng, chống ma túy năm 2000 quy định: Trách nhiệm phòng, chống ma túy.
Điều 6. Cá nhân, gia đình có trách nhiệm:
1. Giáo dục thành viên trong gia đình, nhân thân về tác hại của ma túy và thưc hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia TNMT;
2. Thực hiện đúng quy định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh;
3. Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma túy của thân nhân và người khác;
4. Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tại các cơ sở và tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.

Điều 7. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, cung cấp nhanh chóng các thông tin về tệ nạn ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết kịp thời những thông tin, tố giác về tệ nạn ma túy.


Điều 8.
1. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trồng cây có chứa chất ma túy; tham gia triệt phá cây có chứa ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.

2. Tại các vùng phải xóa bỏ cây có chứa chất ma túy, các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma túy; quy hoạch cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thị trường phù hợp để nhân dân chuyển hướng sản xuất có hiệu quả.

Điều 9. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Tổ chức và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân dân kiến thức pháp luật về phòng, chống ma túy; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, văn minh;

2.Phòng ngừa, ngăn chặn người của tổ chức mình và mọi công dân tham gia tệ nạn ma túy;
3. Giám sát hoạt động phòng, chống ma túy ở cơ quan, nhà trường, các cơ sở giáo dục khác và địa bàn dân cư;
4. Phối hợp với chính quyền các cấp, các cơ quan có thẩm quyền để vận động cai nghiện ma túy, tham gia giáo dục, dạy nghề, tìm việc làm và giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.

Điều 10: Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm:
1) Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lí chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma túy;
2) Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng chống ma túy;
3) Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma túy.

Điều 11: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức phòng, chống ma túy ở cơ quan, đơn vị mình; phòng ngừa ngăn chặn cán bộ, công chức và các cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia tệ nạn ma túy; tuyên truyền động viên cán bộ, công chức và cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn ma túy.

Điều 12: Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nhận thức rõ về tác hại của ma túy; chủ trương, chính sách, pháp luật, biện pháp của nhà nước về phòng, chống ma túy.

V/ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG CHỐNG MA TÚY:
1) Một số thủ đoạn của các đối tượng buôn bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thường sử dụng để lôi kéo, cưỡng bức học sinh, sinh viên sử dụng ma túy, tham gia buôn bán ma túy.
- Kích thích tính tò mò, hiếu kỳ, tự ái của các em: Khích tướng, cho dùng thử, gán nợ bằng tài sản;
- Sử dụng “ Vệ tinh” đến khu vực trường học, thuê trọ quan sát phát hiện các học sinh chơi bời, con nhà giàu…lôi kéo dụ dỗ các em học sinh, sinh viên mua bán ma túy;
- Thông qua các học sinh, sinh viên nghiện để dụ dỗ lôi kéo;


- Nắm bắt các điểm yếu của các em để từ đó khống chế, cưỡng bức các em sử dụng ma túy
- Những học sinh, sinh viên mà các đối tượng buôn bán ma túy thường chú ý rủ rê, lôi kéo
- Học sinh, sinh viên thuộc con nhà giàu có, biểu hiện chơi bời, hư hỏng
- Học sinh, sinh viên có ý thức tổ chức kỷ luật kém thường vi phạm nội quy, quy chế nhà trường, bị xử lý kỷ luật, biểu hiện chán học
- Học sinh, sinh viên là con em các đồng chí lãnh đạo các cấp, các ngành.

+ Học sinh, sinh viên là người nông thôn, dân tộc ít người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc những vùng trọng điểm về ma túy
+ Học sinh, sinh viên gia đình không hoàn thiện ( Bố, mẹ mất sớm; bố, mẹ ly dị…hoặc trong gia đình có người phạm tội bị bắt giữ…)
2) Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy:
Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống ma túy theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, với trách nhiệm là học sinh, sinh viên cần thực hiện tốt những nội dung sau:
- Học tập, nghiên cứu, nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma túy và nghiêm chỉnh chấp hành.

- Nâng cao cảnh giác, tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma túy.
- Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ học sinh, sinh viên sử dụng ma túy hoặc lôi kéo học sinh, sinh viên vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma túy; báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo hoặc cán bộ có trách nhiệm của nhà trường.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương những đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và những nghi vấn khác xảy ra ở địa bàn mình cư trú hoặc tạm trú.
- Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma túy do nhà trường, tổ chức đoàn, tổ chức hội phụ nữ phát động.

Không sử dụng ma túy dưới bất kì hình thức nào.
- Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma túy.
- Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma túy hoặc tham gia các hoạt động vận chuyển, mua bán ma túy.
- Khi phát hiện những học sinh, sinh viên có biểu hiện sử dụng ma túy hoặc nghi vấn buôn bán ma túy phải báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo để có biện pháp ngăn chặn.
- Nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma túy.
- Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ học sinh, sinh viên sử dụng ma túy hoặc lôi kéo học sinh, sinh viên vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma túy, báo cáo kịp thời cho thầy cô giáo hoặc cán bộ có trách nhiệm của nhà trường.
- Phát hiện những đối tượng bán ma túy xung quanh khu vực trường học và kịp thời báo cáo cho thầy cô giáo, cán bộ nhà trường.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương những đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và những nghi vấn khác xảy ra ở địa bàn cư trú hoặc tạm trú.

- Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma túy do nhà trường, tổ chức đoàn, tổ chức hội phụ nữ phát động.
- Hưởng ứng và tham gia thực hiện những công việc cụ thể, góp phần thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa phương phát động.
- Ký cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma túy
II. CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO
1. Kế hoạch số 16/KH – SGDĐT, của SGD & ĐT Đăk Lăk ngày 16/04/2012 về việc thực hiện chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy, mua bán người trong trường học năm 2012.
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
II/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Công tác chỉ đạo tổ chức triển khai kế hoạch
2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy, mua bán người trong cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên
3. Giáo dục phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy, mua bán người trong chương trình nội khóa.
4. Giáo dục phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy, mua bán người trong chương trình ngoại khóa.

III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Đối với SGD & ĐT:
2. Đối với phòng GD và ĐT các huyện, thị xã, thành phố.
3. Đối với các trường THPT, PTDTNT, TTDGTX, TCCN.
2. Công văn số 53 ngày 11/05/2012, của SGD & ĐT Đăk Lăk, về việc Tăng cường các biện pháp ngăn chặn việc trồng cây có chứa chất ma túy.
3. Công văn số 692 ngày 31/05/2012, của SGD & ĐT Đăk Lăk, về việc đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm.
4. Công văn số 29/KH – SGDĐT ngày 14/06/2012, của SGD & ĐT Đăk Lăk, về kế hoạch thực hiện tổ chức đợt cao điểm về phòng chống ma túy


I. MỤC ĐÍCH:
II. NỘI DUNG:
1. Đối với các trường THPT, PT DTNT, TTGDTX và các phòng Giáo dục – Đào tạo.
2. Đối với các trường Trung cấp chuyên nghiệp
5. Công văn số 814, ngày 06/07/2012, của SGD & ĐT Đăk Lăk, về việc tăng cường công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn Tỉnh.
6. Công văn số 882/ SGDĐT – PCCTHSSV, ngày 19/07/2012, của SGD & ĐT Đăk Lăk, về việc triển khai thực hiện thông tư số 23/20/TT – BCA ngày 27/04/2012.
7. Công văn số 23/ 2012/TT - BCA, Hà Nội ngày 27/04/2012, của Bộ Công An, về thông tư quy định về dân cư, xã , phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “ An toàn về an ninh, trật tự”.
Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
Điều 2: Đối tượng áp dung:
Điều 3: Giải thích từ ngữ
Điều 4: Nguyên tắc chung

Chương 2. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5: Tiêu chí để công nhận khu dân cư đạt tiêu chuẩn “ An toàn về ANTT”
Điều 6. Tiêu chí để công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn “ An toàn về ANTT”.
Điều 7. Tiêu chí để công nhận cơ quan, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn “ An toàn về ANTT”
Điều 8. Tiêu chí để công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn “ An toàn về ANTT”.
Điều 9. Phân loại, mốc tính thời gian đánh giá phân loại mức độ đạt tiêu chuẩn “ An toàn về ANTT”.
Điều 10. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn “ An toàn về ANTT”
Điều 11. Thẩm quyền xét duyệt, công nhận đạt tiêu chuẩn “ An toàn về ANTT”.
Chương 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHỎE,
HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Diễm Phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)