Bài 7. Sự phát triển lịch sử và nền Văn hoá đa dạng của Ấn Độ

Chia sẻ bởi Lê Thị Thủy Tiên | Ngày 10/05/2019 | 106

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Sự phát triển lịch sử và nền Văn hoá đa dạng của Ấn Độ thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

I . Sự phát triển của lịch sữ và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ
II. Vương triều hồi giáo đê - li
III . Vương triều Mô – gôn
I . Sự phát triển của lịch sữ và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ

Đến TK VII ,Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẻ phân tán thành nhiều nước …
Mỗi nước lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hóa của mình trên cơ sở văn hóa truyền thống ấn độ - chữ viết , văn học và nghệ thuật hinđu đặc biệt là văn học nghệ thuật thời Gup – ta
Nước pa – la – va ở miền nam có vai trò nổi trội tích cực trong việc phổ biến văn hóa ấn độ đến các nước đông nam á . Như thế văn hóa truyền thống của ấn độ phát triển rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài . Đặc biệt là ở đông nam á
Về trang đầu
II. Vương triều hồi giáo đê - li

Người hồi giáo gốc trung á chinh phục các tiểu quốc ấn độ lập nên vương triều hồi giáo đê li (1206 – 1526 ) đã truyền bá và áp đặt đạo hồi giáo vào cư dân ấn độ …người không theo đạo phải nộp ‘thếu ngoại đạo ‘ . Làm cho >< xã hội sâu sắc
Mặt khác văn hóa hồi giáo – được du nhập vào ấn độ làm cho nền văn hóa ấn độ thêm phong phú và đa dạng . Đây là sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là ấn độ hinđu giáo và á –rập hồi giáo . Sự giao lưu văn hóa đông tây được thúc đẩy và mở rộng hơn
Về trang đầu
III . Vương triều Mô – gôn
Ba búa đánh chiếm đê li lập nên vương triều mô gôn ( 1526 – 1707 ) là thời kỳ cuối cùng của chế độ PK ấn độ các vua của thời kỳ đầu ra sức cũng cố vương triều theo hướng “ấn độ hóa “ và xây dựng đất nước đến thời trị vì của a -cơ- ba ấn độ đạt bước phát triển mới .
(Bâbur; tên thật: Zahir - ud - Din Muhammad; 1483 - 1530), người sáng lập vương triều Môgôn (Moghol) ở Ấn Độ. Gốc Mông Cổ, cháu nội 5 đời của Timua Lang (Timur Lang), cháu ngoại 14 đời của Thành Cát Tư Hãn (Gengis Khān), giỏi cưỡi ngựa, bắn cung. Năm 1504, chỉ huy đoàn kị binh từ Trung Á tràn xuống chiếm Kabun (Kãbul; thuộc Apganixtan ngày nay). Những năm 1518 - 24, đánh chiếm vùng Punjap (Punjab). Năm 1526, chiếm Agra (Ãgra), Đêli (Dehli), lên ngôi vua, đặt nền móng cho đế chế Môgôn.
Tiếp theo
* chính sách của vua a-cơ-ba
Xây dựng chính quyền mạnh mẽ ,dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc ,không phân biệt nguồn gốc quan lại…
Xây dựng khối hòa hợp dân tộc hạn chế sự bốc lột quá đáng của quý tộc ..
Tiến hành đo đạt để định ra mức thuế đúng và hợp lí thống nhất hệ thống đo lường …
Khuyến khích và hổ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa và nghệ thuật …
III . Vương triều Mô – gôn
Tiếp theo
* ý nghĩa : làm cho xã hội ấn độ ổn định kinh tế phát triển văn hóa có nhiều thành tựu mới đất nước thịnh vượng . A-cơ-ba được coi như một vị anh hùng dân tộc . Đấng chí tôn a-cơ-ba tuy nhiên đến thời con cháo của a-cơ-ba hầu như đã đốt cháy thành quả của ông ta dùng biện pháp đàn áp quyết liệt hình phạt khắc nghiệt để bắt dân chúng phục tùng đóng thếu và lao dịch nặng nề ->tình trạng chia rẽ và khũng hoảng trong lúc đó các thực dân phương tây bắt đầu xâm lượt ấn độ
The end
III . Vương triều Mô – gôn
Tiểu lục địa Ấn Độ là nơi từng phát sinh một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, nền văn minh Thung lũng Indus cách đây khoảng 5000 năm. Tới khoảng năm 1500 trước Công nguyên, các bộ lạc người Aryan tràn đến vùng tây-bắc Ấn. Tiếp đó, là những đợt xâm lăng của quân Ả-Rập, Thổ và bắt đầu từ cuối thế kỷ 15, thương buôn các nước Âu Châu đặt chân tới Ấn.

Đến năm 1769, tất cả mọi thương vụ buôn bán ở Ấn với các nước Âu Châu đều do Công ty Đông Ấn (East-India Company) của Anh Quốc kiểm soát. Năm 1858, vì bất mãn, dân Ấn nổi dậy chống lại Công ty Đông Ấn suốt một năm liền. Chính phủ Anh phải cho quân bảo vệ tất cả các cơ sở buôn bán của thương buôn người Anh ở Ấn. Sự kiện này dẫn đến chỗ Anh Quốc bắt đầu thiết lập chế độ cai trị ở Ấn Độ.

Sau đó, người dân Ấn càng lúc càng lên tiếng đòi độc lập. Năm 1915, nhà tranh đấu Mohandas Gandhi bắt đầu đưa ra chủ trương thay đổi chính quyền bằng phương thức chống đối bất bạo động. Gandhi là khuôn mặt chính trong phong trào quốc gia suốt 30 năm liền. Trong giai đoạn này, dân chúng Ấn tôn vinh ông danh hiệu Mahatma tức Thánh Gandhi.

Anh Quốc cuối cùng trao trả độc lập cho Ấn Độ vào ngày 15, tháng Tám, 1947. Vùng tiểu lục địa được chia cắt thành hai nước: Ấn Độ, một nước theo thế tục và quốc gia Hồi giáo Pakistan. Ngay sau đó, cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử cận đại diễn ra.

Hằng trăm nghìn người Hồi giáo bỏ quê quán ở Ấn sang Pakistan sinh sống; ngược lại, tín đồ Ấn giáo và người Sikhs cũng đến Ấn lập nghiệp. Việc chia cắt đất đai tạo thành hai nước phải trả giá bằng sinh mạng ít nhất 250.000 người bỏ mình trong cuộc di cư của hơn 10 triệu con người.



Tháng Giêng, năm 1948, Gandhi bị một phần tử quá khích Ấn giáo ám sát chết. Lãnh tụ tranh đấu đòi độc lập cho Ấn, Jawaharlal Nehru trở thành thủ tướng đầu tiên. Năm 1950, ông cho ra mắt hiến pháp bao gồm những quy định cam kết nhà nước Ấn được đặt trên cơ sở thế tục.

Ngay sau khi tiến trình phân chia lãnh thổ hoàn tất, quan hệ giữa Ấn với Pakistan trở nên căng thẳng. Chiến tranh bộc phát năm 1948 tại Kashmir, khu vực có đa số cư dân là người Hồi giáo. Năm 1949, mặc dù Pakistan và Ấn Độ đã đồng ý chia đôi Kashmir, vấn đề vẫn không thể giải quyết ổn thỏa vì bên nào cũng muốn làm chủ nguyên vùng này. Năm 1965, hai nước lại giao chiến do tranh giành đất Kashmir. Tới năm 1971, chiến tranh tái phát giữa hai lân quốc đối nghịch chỉ vì Ấn ủng hộ việc Đông Pakistan đòi độc lập, trở thành một quốc gia riêng biệt mang tên Bangladesh.

Bên cạnh đó, chiến tranh biên giới cũng xảy ra trong thời gian ngắn giữa Ấn Độ với Trung Quốc vào năm 1962 do hai bên tranh chấp chủ quyền tại Aksai Chin, một khu vực trong vùng Hy Mã Lạp Sơn và cũng là điểm tiếp giáp biên giới Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan. Tuy bộ đội Trung quốc nhanh chóng giành phần thắng; nhưng vụ tranh chấp đến nay vẫn ảnh hưởng tới bang giao Ấn-Trung. Năm 2005, hai nước ký hiệp ước dàn xếp vụ xung khắc dằng dai suốt 40 năm liền.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thủy Tiên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)