Bài 7. Sự phát triển lịch sử và nền Văn hoá đa dạng của Ấn Độ

Chia sẻ bởi Hồ Đức Hồng | Ngày 10/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Sự phát triển lịch sử và nền Văn hoá đa dạng của Ấn Độ thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:






Bài 7

Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ





1. Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ.
Lược đồ Ấn Độ thế kỉ VII

S. Ấn
S. Hằng
Hãy cho biết tình hình Ấn Độ đầu thế kỉ VII?
Lãnh thổ Ấn Độ như hình “tam giác ngược”. Diện tích hơn 3 triệu km vuông, gấp khoảng 10 lần Việt Nam, 15 lần nước Anh.
Đầu thế kỉ VII, Ấn Độ bị chia rẽ thành nhiều tiểu quốc, nhiều vùng, mạnh nhất là Pa-la ở miền Bắc và Pa-la-va ở miền Nam.

Pa la

Pa-la-va
Đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài.




Tình hình đất nước bị phân tán ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa Ấn Độ?



Mỗi nước đều phát triển nền văn hóa của mình trên cơ sở nền văn hóa truyền thống Ấn Độ.


Trong trường hợp này, sự phân liệt có dẫn đến tình trạng khủng hoảng, suy thoái không?


Sự phân liệt phản ánh sự phát triển tự cường của các vùng xa hơn, là dịp để phát triển sâu rộng nền văn hóa của mình trên cơ sở văn hóa truyền thống Ấn Độ.

Kết luận: Từ thế kỉ VII-XII, văn hóa truyền thống Ấn Độ phát triển trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.




2. Vương triều Hồi giáo Đê-li

Thảo luận
Nhóm 1: Hoàn cảnh ra đời của vương triều Hồi giáo Đê-li.
Nhóm 2: Quá trình hình thành vương triều Hồi giáo Đê-li.
Nhóm 3: Chính sách thống trị của vương triều Hồi giáo Đê-li.
Nhóm 4: Vị trí của vương triều Hồi giáo Đê-li.
Hoàn cảnh

Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo.
Quá trình hình thành



Chính sách cai trị
Truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành quyền ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại
Phân biệt sắc tộc và tôn giáo
Du nhập văn hóa Hồi giáo, xây dựng các công trình kiến trúc mang dấu ấn Hồi giáo
Dấu tích Hin đu bị người Hồi giáo phá bỏ
Đại tháp ở phía nam Đê-li Xích Thành ở phía Bắc Đê-li.
Trang phục của người Hồi giáo
Người Ấn Độ Hồi giáo đang cầu nguyện
Đạo Hồi: theo tiếng Aráp là Ixlam nghĩa là “phục tùng” . Quy định:
- Thừa nhận chỉ có thánh Ala.
Hàng ngày phải cầu nguyện 5 lần vào sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Thứ 6 hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ 1 lần.
- Mỗi năm, đến tháng Ramadan phải nhịn ăn, uống, hút thuốc và những ham muốn khác.
Để việc cầu nguyện linh thiêng, người cầu nguyện cần rửa sạch 2 bàn tay, rửa mặt, miệng, mũi, rửa hai cánh tay lên tận khuỷu và 2 bàn chân tới mắt cá. Khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Mecca và phải phủ phục trán chạm đất, cấm ăn thịt heo, thịt chó và thịt các con vật chết bị bệnh...


Vị trí

Mở ra sự tiếp xúc giao lưu giữa văn hóa phương Tây mà người A-rập mang đến và văn hóa phương Đông mà Ấn Độ đại diện.
Đạo Hồi đã được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi khác, đặc biệt ở Đông Nam Á.

Thánh đường Hồi giáo ở Malayxia
Thánh đường Hồi giáo ở Inđônêxia

Thánh đường Hồi giáo ở Brunây
Thánh đường Hồi giáo ở An Giang Việt Nam
Nhà thờ Selim II Tây Ban Nha, kiệt tác của kiến trúc Hồi giáo
3. Vương triều Mô–gôn


Sự thành lập:
- 1398, vua Ti-mua Leng, tấn công Ấn Độ.
- Ba bua: đánh chiếm Đê li, lập vương triều Môgôn 1526-1707
Ba Bua 1483-1530






Vì sao, đến thời kì trị vì của vị vua thứ tư là A-cơ-ba, Ấn Độ đạt được bước phát triển mới?
4 chính sách đúng đắn của vua A-cơ-ba 1556-1605
1- Trọng dụng người tài...

2- Chấn hưng kinh tế...

3- Hòa hợp dân tộc và khoan dung tôn giáo...

4- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật...










xã hội ổn định, kinh tế phát triển,văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng, đạt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến – trung đại
Ấn Độ.
Cổng lăng A-cơ-ba


Sự sụp đổ

+ Giai đoạn cuối do chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị:
- vua Gia-han-ghi-a. 1605-1627
- vua Sa Gia-han. 1627-1658

Lăng Ta-giơ Ma-han. Cung điện bằng đá trắng.
Công trình kiến trúc này thu hút tới hơn 20,000 công nhân và nhà kiến trúc, lao động liên tục trong 22 năm, được xây bằng đá cẩm thạch và sa thạch đỏ, trên bờ sông Yamuna, cách Đê-li 200 km, là một công trình Hồi giáo thực sự duy nhất ở Ấn Độ, là công trình hoàn hảo nhất thế giới.
Lâu đài Thành Đỏ - thiên đường của Châu á.
Được xây dựng từ năm 1638-1648, nổi tiếng về sự sang trọng với đá hoa cương, vàng bạc và một khối lượng châu báu xây thành. Trong Thành Đỏ có 6 cung điện. Dấu vết còn lại vẫn để lại những ấn tượng sâu sắc đối với thời kì toàn thịnh của vương triều Mô –gôn.
+ Vị vua cuối cùng: Ao-reng-dép 1658-1707, phải gánh chịu tất cả hậu quả.

+ Ấn Độ rơi vào tình trạng khủng hoảng, chia rẽ, đứng trước thách thức xâm lược của thực dân phương Tây, mất Bom bay 1668, mất Can-cút-ta 1690 vào tay Anh.





Củng cố bài học:
XII
VII
XVI
XVIII
Lan tỏa văn hóa truyền thống.
Du nhập văn hóa Đạo Hồi
Phát triển nền văn hóa đa dạng
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Trong 6 nước đã chia cắt, nước nào đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài:
A. Pa-la-va.
B. Pa-la
C. Vương quốc Hồi giáo Đêli
D. Vương quốc Mô-gôn



Câu 2: Vương triều Hồi giáo Đê-li tồn tại và phát triển ở Ấn Độ trong thời gian nào?




A. Năm 1026-1526
B. Năm 1207-1526
C. Năm 1208-1526
D. Năm 1206-1526
Câu 3: Thời gian từ năm 1526-1707, là thời kì tồn tại của vương triều nào ở Ấn Độ?

A. Vương triều Mô-gôn
B. Vương triều Hồi giáo Đê-li
C. Vương triều Gúp-ta
D. Tất cả các vương triều trên.

Câu 4: Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo... Đó là chính sách tiến bộ của ai?

A. Gúp-ta.
B. A-sô-ca
C. Hác-sa
D. A-cơ-ba

Bài tập về nhà
1- Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ.
2- So sánh vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô gôn.





Bài học đến đây là kết thúc. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và các em
học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Đức Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)