Bài 7. Sự phát triển lịch sử và nền Văn hoá đa dạng của Ấn Độ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thiên Ân | Ngày 10/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Sự phát triển lịch sử và nền Văn hoá đa dạng của Ấn Độ thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

1. Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ:
Đến thế kỉ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, do chính quyền trung ương suy yếu và đất nước quá rộng lớn.
- Lúc này, chỉ có hai nước là Pa-la ở vùng Đông Bắc và Pa-va-la ở miền Nam là nổi trội hơn cả.
Pa-La
Pa-la-va
Nước Pa-la-va ở miền Nam, thuận tiện về bến cảng và đường biển, đã có vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hóa Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á.
 Văn hóa truyền thống của Ấn Độ phát triển rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.
Pa-la-va
Đền Ăng-co
Thánh địa Mỹ Sơn
Tháp Thạt Luổng
Đền Ay-ut-thay-a ở Thái Lan
Cố đô Pa-gan ở Mi-an-ma
2. Vương triều Hồi giáo Đê-li:
Năm 1206, người Hồi giáo chiếm được Ấn Độ, lấy Đê-li làm kinh đô lập nên Vương quốc Hồi giáo Đê-li (1206-1526)

Năm 1055, người Thổ chiếm Bát-đa lập nên vương quốc Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà gồm lãnh thổ Iraq, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện nay.
BÁT-ĐA
Năm 1206, người Hồi giáo chiếm được Ấn Độ, lấy Đê-li làm kinh đô lập nên Vương quốc Hồi giáo Đê-li (1206-1526)
ĐÊ-LI
* Hoàn cảnh ra đời:
Đất nước rộng lớn lại có sự phân chia không thống nhất.
Không thể chống lại các thế lực thù địch, bảo vệ đất nước.
* Quá trình hình thành:
- Đến thế kỉ XIII, người Hồi giáo gốc Trung Á xâm chiếm Ấn Độ lập nên vương triều hồi giáo Đêli. 
* Vị trí:
- Bước đầu tạo sự giao lưu văn hóa Đông- Tây
- Truyền bá đạo Hồi đến một số nước ở Đông Nam Á (Inđônêxia, Malaixia...)
a) Chính sách thống trị:
Truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những người theo Phật giáo và Hinđu giáo, tự dành cho mình những quyền ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
b) Tôn giáo:
Có sự phân biệt giữa người theo Hồi giáo và các tôn giáo khác.
c) Văn hóa:
- Văn hóa Ấn Độ ngày càng phong phú nhờ có sự du nhập từ Hồi giáo.
d) Kiến trúc:
- Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng mang đậm dấu ấn Hồi giáo.
Thánh đường Hồi giáo ở An Giang
Thánh đường Putra ở Ma-lai-xi-a

Khái quát về Hồi giáo:
- Đạo Hồi là một tôn giáo nhất thần tuyệt đối. Vị thần duy nhất mà Đạo Hồi tôn thờ là thánh Ala. Tín đồ Hồi giáo tin rằng ngoài thánh Ala không có vị thần nào khác.
- Đạo Hồi không thờ tượng hoặc hình mà chỉ thờ ngôi sao và trăng lưỡi liềm biểu tượng của thánh A-la.
Đạo Hồi quy định:
- Thừa nhận chỉ có thánh Ala, không có vị thần nào khác, còn Mô-ha-met là sứ giả của Ala và là vị tiên tri cuối cùng.
- Hàng ngày phải cầu nguyện 5 lần vào sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Thứ sáu hàng tuần thì phải đến thánh đường làm lễ 1 lần.

- Mỗi năm đến tháng Ra-ma-đan phải trai giới(ăn chay) 1 tháng.
- Phải nộp thuế cho Đạo để xây cất thánh đường, bù đắp các khoản chi.
- Trong suốt đời người phải đi hành hương đến Mec-ca một lần.
3) Vương triều Mô-gôn
- Vào thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu.
Năm 1398, thủ lĩnh-vua Ti-mua Leng thuộc dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 vương triều Mô-gôn được thành lập dưới thời vua Ba-bua.
- Vương triều Mô-gôn cũng là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ.
- Các đời vua đều ra sức củng cố theo hướng "Ấn Độ hoá" và xây dựng đất nước,đặc biệt dưới thời vua A-cơ-ba (1556 -1605) đã thi hành nhiều chính sách tích cực.

a) Chính trị:
- Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, có sự liên kết giữa các tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc.
b) Kinh tế:
- Thúc đẩy kinh tế phát triển, thực hiện đo đạc lại ruộng đất trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, thống nhất đơn vị đo lường, định mức thuế hợp lí.
c) Văn hóa, kiến trúc:
- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
- Xây dựng nhiều công trình nổi tiếng.
 Ấn Độ có sự phát triển vượt bậc, đạt nhiều thành tựu ở cả lĩnh vực kinh tế lẫn văn hóa, đất nước thịnh vượng.
Tuy nhiên, hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để bắt dân chúng phục tùng, đóng thuế và lao dịch nặng nề.
- Các vua như Gia-han-ghi-a, Sa Gia-han đã chiếm đoạt rất nhiều của cải, dùng quyền hành của mình để xây dựng nhiều công trình kiến trúc: lăng mộ Ta-giơ Ma –han và lâu đài thành đỏ (La Ki-la)
Vua Shagiahan (1627-1658)
Lâu đài Thành Đỏ
Lăng Ta – giơ Ma - han

TAJ MAHAL DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG THẾ KỶ XVII
Lăng mộ do vua Shah Jahan xây cho hoàng hậu Mumtaz Mahan đã chết khi sinh con lần thứ 14 vào năm 1631. Đây là một công trình mang dáng dấp của một tình yêu lãng mạn nhất thế giới, sử dụng tới 20.000 lao động và phải xây dựng trong 22 năm.Tất cả các cây cột đều được chạm nổi bằng cẩm thạch và đá quý
Ít lâu sau, tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xảy ra.
Trong lúc đó, thực dân Bồ Đào Nha, Anh xâm lược.
 Ấn Độ đứng trước nguy cơ trở thành nước thuộc địa.
1. Thiên Ân
2. Quang Trung
3. Thảo Minh
4. Lê Ngọc Anh Thư
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thiên Ân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)