Bài 7. Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

Chia sẻ bởi Lương Thanh Hải | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Sóng cơ và sự truyền sóng cơ thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:


* TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN SỸ SÁCH
TỔ VẬT LÝ

Chương II
SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM
Hình ảnh sóng trong tự nhiên
Hình ảnh sóng trong tự nhiên

SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN
SÓNG CƠ (Tiết 1)
Tiết 12 - Bài 7
I. Sóng cơ
1. Thí nghiệm:
2. Định nghĩa
Qua quan sát thí nghiệm hãy cho biết sóng cơ là gì ?
Sóng cơ là dao động lan truyền trong một môi trường.
- Khi O dao động ta thấy mặt nước có hình dạng như thế nào?
Khi có sóng trên mặt nước, O, M dao động theo phương nào?

- Sóng truyền từ O đến M theo phương nào?
- Từ đó chứng tỏ được điều gì?
3. Sóng ngang
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng
Thế nào là sóng dọc?
4. Sóng dọc
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng
quan sát mô hình Sóng dọc và sóng ngang
II. Các đặc trưng của một sóng hình sin
1. Sự truyền của một sóng hình sin
Quan sát hình ảnh mô hình sóng trên sợi dây sau:
2. Các đặc trưng của một sóng hình sin
Dựa vào sách giáo khoa, em hãy cho biết sóng hình sin được đặc trưng bằng các đại lượng nào?
Phần tử M chuyển động như thế nào khi sóng truyền từ trái sang phải như hình vẽ?
M
sóng
Hãy vẽ một mũi tên chỉ chuyển động phần tử M khi sóng truyền từ trái sang phải?
IV. CỦNG CỐ:
Sóng cơ là dao động lan truyền trong một môi trường.
Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng
Sóng dọc là Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng
Các đại lượng đặc trưng của sóng hình sin:
+ Biên độ (A)
+ Chu kỳ (T) hoặc tần số (f)
+ Tốc độ truyền sóng (v)
+ Bước sóng ()

+ Năng lượng sóng (W)
Bài 1: Một người ngồi ở bờ biển quan sát
thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên
tiếp bằng 10m. Ngoài ra người đó đếm được
20 ngọn sóng đi qua trước mặt trong 76s.
a) Tính chu kỳ dao động của nước biển.
b) Tính vận tốc truyền sóng của nước biển.
Bài tập vận dụng
a) Trong t = 76s có 20 ngọn sóng, vậy trong t =76s có n = 19 dao động.
Suy ra chu kỳ dao động: T = t / n = 4s
Giải
b) Theo bài ra ta có:  = 10m.
Suy ra Vận tốc truyền sóng: v = /T = 2,5m/s.
Bài tập vận dụng
Bài 2: Một người quan sát sóng trên mặt hồ thấy khoảng cách giữa hai ngon sóng liên tiếp bằng 2 m và có 6 ngọn sóng truyền qua trước mặt trong 8s. Vận tốc truyền sóng nước là:
A. 3,2 m/s. B. 1,25 m/s. C. 2,5 m/s. D. 3 m/s.
Bài 3: Một sóng cơ học có tần số 120Hz
truyền trong một môi trường với vận
tốc 60 m/s, thì bước sóng của nó là:
A.1m. B. 2m.
C. 0,5m. D. 0,25 m.
Bài 4: Một điểm A trên mặt nước dao động với tần số 100Hz. Trên mặt nước người ta đo được khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3 cm. Khi đó vận tốc truyền sóng trên mặt nước là:
A. 50 cm/s. B. 50 m/s.
C. 5 cm/s. D. 0,5 cm/s.
Nhiệm vụ về nhà:
+ Về nhà các em ôn lại phần đã học trong tiết học này, làm các bài tập 6, 7, 8 sách giáo khoa và các bài tập trong sách bài tập.
+ Ôn tập lại cách lập phương trình dao động điều hoà, độ lệch pha giữa hai dao động và xem trước mục III sách giáo khoa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Thanh Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)