Bài 7. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Thành | Ngày 24/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

trường thcs tt pleikần
GV: Cao thảo uyên
chào mừng thầy cô và các em học sinh
Câu hỏi:
Hãy nêu tình hình kinh tế và chính trị của nước Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Đáp án:
*Về kinh tế: - Phát triển nhanh chóng, đứng đầu thế giới
- Sản xuất công nghiệp phát triển ->hình thành các tổ chức độc quyền lớn: Cactơrơt.
=> Mĩ chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
*Về chính trị: Tồn tại chế độ cộng hoà. Quyền lực tập trung trong tay Tổng thống do 2 đảng Cộng hoà và dân chủ thay nhau cầm quyền. Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản.
Kiểm tra bài cũ:
Tuần: 8
Tiết PP: 12
Bài 7:
Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
(2 tiết)
Tiết 1:
I. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX. Quốc tế thứ hai
1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX.
Nguyên nhân nào làm cho công nhân cuối thế kỉ XIX nổi dậy đấu tranh?
?
- Từ 30 năm cuối thế kỉ XIX CNTB chuyển sang CNĐQ.
- Đội ngũ công nhân tăng về số lượng và chất lượng.
Do sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản, chính sách chạy đua vũ trang -> làm cho đời sống nhân dân cực khổ.
=> Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản càng sâu sắc.
1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX.
Kể tên các phong trào tiêu biểu của
công nhân cuối thế kỉ XIX?
?
- ởAnh: Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân khuân vác Luân Đôn (1889)
- ở Pháp: 1893 công nhân dành thắng lợi trong bầu cử quốc hội (có 50 đại biểu).
- ở Mĩ: Ngày 1/5/1882 công nhân Niu Oóc biểu tình
Cuộc biểu tình của công nhân Niu Oóc năm 1882
1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX.
- ở Anh: Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân khuân vác Luân Đôn (1889)
- ở Pháp: 1893 công nhân dành thắng lợi trong bầu cử quốc hội (có 50 đại biểu).
- ở Mĩ: +) Năm 1882 công nhân Niu Oóc biểu tình.
+) ở Mĩ ngày 1/5/1886, hơn 3500 công nhân đình công đòi ngày làm 8 giờ.
+) ở thành phố Chicagô 4000 người không đến nhà máy, họ tổ chức biểu tình với biểu ngữ "từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8h/ngày, phải thực hiện 8h làm, 8h nghỉ, 8h vui chơi".
Qua những tư liệu và hình ảnh trên, em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX (về số lượng, về phạm vi, về tính chất) ?
Về số lượng: có rất nhiều cuộc đấu tranh lớn với hàng nghìn người tham gia.
Về Phạm vi: Diễn ra ở nhiều nước trên thế giới.
Về tính chất: chống tư sản quyết liệt, xung đột, đổ máu.

1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX.
=> So với thời kì trước năm 1871, phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX đã phát triển rộng rãi hơn, hoạt động trên phạm vi lớn hơn như ở Pháp, Anh, Mĩ., tính chất quyết liệt đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.

So với thời kì trước năm 1871 phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX phát triển như thế nào?
- Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp TBCN dẫn tới giai cấp công nhân thế giới tăng nhanh về số lượng lẫn chất lượng và ý thức giác ngộ giai cấp cũng tăng nhanh.
- Do những hoạt động tích cực của Mác và ăngghen nên có uy tín lớn tiếp tục lãnh đạo phong trào. Cùng với ảnh hưởng tích cực của học thuyết Mác đã giành thắng lợi trong phong trào công nhân -> ý thức đấu tranh của giai cấp công nhân được nâng cao hơn.
- Do sự áp bức bóc lột, trấn áp của giai cấp tư sản trong thời kì Đế quốc -> mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản trở nên gay gắt.
Tại sao sau thất bại của Công xã Pari 1871, phong trào công nhân vẫn phát triển?
1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX.
1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX.
Công nhân đấu tranh bằng hình thức gì? Đấu tranh nhằm mục tiêu gì?
?
- Hình thức: bãi công, biểu tình
- Mục tiêu: đòi tăng lương, giảm giờ làm
1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX.
?
Thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân các nước :
- 1875 Đảng xã hội dân chủ Đức.
- 1879 Đảng Công nhân Pháp.
- 1883 nhóm Giải phóng lao động Nga ra đời .
Với sự phát triển của phong trào công nhân cuối thé kỷ 19 đã đạt được kết quả gì ?
1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX.
Sự kiện nào chứng tỏ phong trào công nhân Quốc tế vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?
- Thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân các nước ->kết quả đó đã tác động mạnh đến tinh thần chiến đấu của giai cấp công nhân và tinh thần đó đã kéo dài đến những năm cuối của thế kỉ XIX.
So sánh điểm giống và khác nhau giữa các phong trào công nhân nữa đầu thế kỉ XIX với phong trào công nhân những năm cuối thế kỉ XIX?
* Giống: Đều đấu tranh ch?ng tu s?n bằng hình thức bãi công, biểu tình và cùng chung mục tiêu đòi tăng lương, giảm giờ làm.
* Khác:
- Phong trào công nhân nữa đầu thế kỉ XIX nhận thức còn hạn chế, thiếu lí luận cách mạng soi đường.
Phong trào công nhân những năm cuối thế kỉ XIX: ý thức giác ngộ giai cấp tăng nhanh, có người lãnh đạo, có sự phát triển nhất định.
Những yêu cầu nào đòi hỏi phải thành lập tổ chức Quốc tế mới ?
+ Sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỷ 19: nhiều tổ chức, chính đảng của giai cấp công nhân ra đời đòi hỏi phải thống nhất lực lượng trong tổ chức Quốc tế .
+ Quốc tế thứ nhất đã hoàn thành nhiệm vụ và đã giải tán =>yêu cầu cấp thiết phải thành lập một tổ chức quốc tế mới để thống nhất lực lượng và lãnh đạo phong trào vô sản quốc tế.
2. Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)
2. Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)
Ngày 14/7/1889 kỉ niện 100 ngày phá ngục Baxti, đại hội Pari được tổ chức tại Pháp gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước đến họp -> cũng chính ngày này Quốc tế thứ hai được thành lập.
Quốc tế thứ hai được thành lập như thế nào?
?
2. Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)
Ăngghen (1820-1895)
Sau khi thành lập Quốc tế thứ hai
hoạt động như thế nào
Trả lời :
Thông qua nhiều nghị quyết quan trọng của các kì đại hội. Có 2 giai đoạn hoạt động:
+ 1889-1895: Ăngghen lãnh đạo -> thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân.
+ 1895-1914: Ăngghen mất, Quốc tế thứ hai bị chia rẽ, xa rời đường lối đấu tranh cách mạng, thoả hiệp với tư sản đẩy quần chúng nhân dân vào cuộc chiến tranh đế quốc -> 1914 chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Quốc tế thứ hai tan rã.
?
2. Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)
Ăng-ghen vai trò gì cho sự thành lập của Quốc tế thứ hai ?
+ Ông chuẩn bị chu đáo cho đại hội thành lập Quốc tế thứ hai 1889 tại Pa-ri.
+ Đấu tranh kiên quyết với tư tưởng cơ hội ,thoả hiệp ủng hộ giai cấp tư sản trong nội bộ Quốc tế .
+ Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển (tiêu biểu là phong trào công nhân Đức năm 1890 và phong trào biểu dương lực lượng của công nhân châu Âu ngày 1/5/1890)
=> Ăngghen được coi là "linh hồn của Quốc tế thứ hai"
2. Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)
.
Sự thành lập Quốc tế thứ hai có ý nghĩa gì ?
?
ý nghĩa:
+ Khôi phục tổ chức quốc tế của phong trào công nhân, tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa Mác .
+ Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế đấu tranh hợp pháp đòi cải thiện đời sống, tiền lương, ngày lao động.
2. Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)
Bài tập
Hãy nối thời gian ở cột A cho đúng với nội dung sự kiện ở cột B
Đáp án: 1-b; 2-c; 3-a; 4-e; 5-f; 6 -d
Hướng dẫn học ở nhà :
Trả lời các câu hỏi cuối mục 1/trang 47 và mục 2/ trang 48.
Thống kê các phong trào công nhân cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Soạn tiếp phần II - Bài 7 :
Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905 - 1907 .
Chúc thầy (cô) sức khoẻ
các em học sinh học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)