Bài 7. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Chia sẻ bởi Đinh Thị Kim Oanh | Ngày 24/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO
VỀ DỰ GIỜ LỊCH SỬ TẠI LỚP 8B
KÍNH CHÚC CÁC THẦY CÔ LUÔN MẠNH KHOẺ, HẠNH PHÚC, THÀNH ĐẠT
Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày hiểu biết của em về Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga?
Lê-nin sinh ngày 22/4/1870, từ nhỏ sớm có tinh thần cách mạng chống lại chế độ chuyên chế Nga hoàng.
Năm 1883 Lê-nin trở thành người lãnh đạo nhóm công nhân mác-xít ở Pê-téc-bua rồi bị bắt và tù đày.
Năm 1903 Lê-nin thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga thông qua cương lĩnh cách mạng lật đổ chính quyền tư sản xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bài mới
Tiết 13: Bài 7:
Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ xix- đầu thế kỷ XX
(tiếp theo)
II. Phong trào công nhân Nga và cuộc
cách mạng 1905-1907
Tiết 13: Bài 7:
Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ xix- đầu thế kỷ XX
(Tiếp theo)
2. Cách mạng 1905 - 1907
1. Lê nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga:
a. Nguyên nhân:
? Trước năm 1905 nước Nga đang ở trong thể chế chính trị nào?
-> Hình thức là nhà nước phong kiến, nhưng bản chất là nền kinh tế TBCN.
II. Phong trào công nhân Nga và cuộc
cách mạng 1905-1907
Tiết 13: Bài 7:
Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ xix- đầu thế kỷ XX
(Tiếp theo)
2. Cách mạng 1905 - 1907
a. Nguyên nhân:
Đọc đoạn đầu SGK T49
? Hãy cho biết những nét cơ bản về tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX?
- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào khủng hoảng, đời sống nhân dân cực khổ, nhất là công nhân.
Từ 1905 - 1907 Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật, bị thất bại nặng nề càng làm cho nhân dân Nga chán ghét chế độ. Nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra.
Nga hoàng
Ni-cô-lai II
II. Phong trào công nhân Nga và cuộc
cách mạng 1905-1907
Tiết 13: Bài 7:
Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ xix- đầu thế kỷ XX
(Tiếp theo)
2. Cách mạng 1905 - 1907
a. Nguyên nhân:
? Biểu hiện nào chứng tỏ nước Nga lâm vào khủng hoảng?
-> Nhiều nhà máy đóng cửa, thất nghiệp tăng, lương giảm, công nhân phải làm việc 12 - 14h/ngày, điều kiện lao động tồi tệ. Cuộc chiến tranh với Nhật thực chất là chiến tranh đế quốc tranh giành thuộc địa. Đồng thời Nga phải vay nợ Pháp 12 tỉ Frăng nên phụ thuộc các nước phương Tây.
? Vậy theo em xã hội Nga lúc này chứa đựng những mâu thuẫn nào? Mâu thuẫn nào lớn nhất?
-> Xã hội Nga chứa đựng nhiều mâu thuẫn: Tư sản với vô sản, địa chủ + tư sản với nông dân, tư sản với phong kiến... Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản là lớn nhất.


Lược đồ cỏch m?ng Nga
Tiết 13: Bài 7:
Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ xix- đầu thế kỷ XX
(Tiếp theo)
2. Cách mạng Nga 1905-1907:
b. Diễn biến:
II. Phong trào công nhân Nga và cuộc
cách mạng 1905-1907
Tiết 13: Bài 7:
Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ xix- đầu thế kỷ XX (TIếp)
2. Cách mạng 1905 - 1907
b. Diễn biến:
Mở đầu 9.1.1905 14 vạn công nhân Pê-téc-bua biểu tình, đưa yêu sách. Nga hoàng ra lệnh cho quân đội nổ súng vào đoàn người làm hơn 1000 người chết và bị thương, trở thành “Ngày chủ nhật đẫm máu”.
-Tháng 5.1905 nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
- Tháng 6.1905 binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa.
- Đỉnh cao là khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va 12.1905 của các chiến sĩ CM kéo dài gần 2 tuần khiến chính phủ Nga hoàng lo sợ.
- Sau đó phong trào cách mạng vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đến năm 1907 mới tạm dừng.
Những quả bom được tìm thấy trong phòng thí nghiệm các chất nổ của các nhà cách mạng. 1907
II. Phong trào công nhân Nga và cuộc
cách mạng 1905-1907
Tiết 13: Bài 7:
Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ xix- đầu thế kỷ XX (TIếp)
2. Cách mạng 1905 - 1907
b. Diễn biến:
c. Kết quả, ý nghĩa:
? Theo em, nguyên nhân nào làm cho cách mạng 1905 - 1907 chưa giành được thắng lợi?
-> Do sự đàn áp đẫm máu của chế độ Nga hoàng;
->Đồng thời giai cấp vô sản Nga chưa có kinh nghiệm đấu tranh.
? Tuy cuộc cách mạng này thất bại nhưng đã để lại ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- Cách mạng làm lung lay chế độ Nga hoàng và bọn tư sản; là bước chuẩn bị cho cách mạng XHCN sẽ diễn ra 10 năm sau.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.
II. Phong trào công nhân Nga và cuộc
cách mạng 1905-1907
Tiết 13: Bài 7:
Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ xix- đầu thế kỷ XX (TIếp)
2. Cách mạng 1905 - 1907
Thảo luận nhóm: (3 nhóm, 3 phút)
? Cách mạng Nga 1905 - 1907 là cuộc cách mạng:
a. tư sản.
b. tư sản kiểu mới.
c. xã hội chủ nghĩa
? Hãy giải thích vì sao?
->Cách mạng Nga 1905 - 1907 là cuộc CM tư sản kiểu mới:
- Là CM tư sản vì: mục tiêu giống mục tiêu của cách mạng tư sản kiểu cũ cùng là lật đổ chế độ phong kiến.
Kiểu mới vì: cách mạng tư sản cũ do giai cấp tư sản lãnh đạo còn cách mạng Nga 1905 - 1907 do giai cấp vô sản lãnh đạo.
Tiết 13: Bài 7:
Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ xix- đầu thế kỷ XX (TIếp)
Phần: Củng cố:
Bài tập 1: Người lãnh đạo đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là:
b. Lê-nin.
d. Ăng-ghen.
a. Oa-sing-tơn
c. Crôm-oen.
Bài tập 2. Những câu sau câu nào đúng câu nào sai khi nói về Cách mạng Nga 1905 - 1907?
a. Đầu thế kỉ XX nước Nga chứa đựng nhiều mâu thuẫn
b. Lực lượng chủ yếu tham gia cách mạng là tư sản.
c. Đỉnh cao của cách mạng là cuộc khởi nghĩa vũ trang
d. Cách mạng đã củng cố địa vị cho chế độ quân chủ chuyên chế.
Đ
Đ
S
S
? Tiết học hôm nay chúng ta cần hiểu rõ những vấn đề gì về cuộc cách mạng Nga 1905 – 1907?
Cần hiểu được:
->Nguyên nhân dẫn đến cách mạng.
-> Diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của cách mạng.
Tiết 13: Bài 7:
Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ xix- đầu thế kỷ XX (TIếp)
Phần: Hướng dẫn học tập:
- Học bài, nắm chắc được diễn biến, kết quả ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 - 1907.
- Phân biệt được CM tư sản kiểu cũ và kiểu mới
- Đọc trước: Bài 8. Sự phát triển kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX.
Chào tạm biệt!
Chúc các em học tốt
Hẹn gặp lại các em!
***
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Kim Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)