Bài 7. Phần mềm máy tính (tin học 10)
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Ánh |
Ngày 25/04/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Phần mềm máy tính (tin học 10) thuộc Tin học 10
Nội dung tài liệu:
§ 7. PHẦN MỀM MÁY TÍNH
Ngày soạn: / /2008.
Ngày dạy : / /2008.
Giáo viên soạn: Nghiêm Văn Hưng.
Giáo viên dạy : Nghiêm Văn Hưng.
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ biết khái niệm phần mềm máy tính.
2. Mục tiêu kỹ năng
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
II. Kiến thức học sinh đã biết
Học sinh đã biết các thao tác giải bài toán trên máy tính.
III. Phương tiện dạy - học
- Giáo viên:
+ Sách giáo khoa.
+ Giáo án.
+ Phấn viết, bảng …
- Học sinh:
+ Sách giáo khoa.
+ Vở ghi.
+ Bút viết …
IV. Nội dung bài giảng
Cấu
trúc
Thời
gian
Nội dung
Tiến trình bài học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Mở đầu
10 phút
Ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ.
Nêu câu hỏi: “hãy trình bày các bước giải bài toán trên máy tính?”
Một học sinh sẽ được gọi lên để kiểm tra. Các học sinh khác cũng suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Phần chính
30 phút
Sản phẩm chính thu được sau khi thực hiện các bước giải bài toán trên máy tính sẽ là cách tổ chức dữ liệu, chương trình và tài liệu. Chương trình đó có thể dùng để giải bài toán với nhiều bộ Input khác nhau. Một chương trình như vậy có thể xem là một phần mềm máy tính.
1. Phần mềm hệ thống
- Có những chương trình cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình khác trong quá trình hoạt động của máy. Những chương trình như vậy tạo môi trường làm việc cho các phần mềm khác và được gọi là phần mềm hệ thống.
- Ví dụ, hệ điều hành có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động của máy tính trong suốt quá trình làm việc. Đó là phần mềm hệ thống quan trọng nhất.
2. Phần mềm ứng dụng
- Rất nhiều phần mềm máy tính được phát triển để giải quyết những việc thường gặp như soạn thảo văn bản, xử lý ảnh, trò chơi, quản lý học sinh… Những phần mềm như vậy được gọi là các phần mềm ứng dụng.
- Có những phần mềm ứng dụng được phát triển theo đơn đặt hàng riêng, có tính đặc thù của một cá nhân hay tổ chức, ví dụ phần mềm quản lý tiền điện thoại của bưu điện, phần mềm quản lý khách hàng của một công ty...
- Có những phần mềm được thiết kế dự trên những yêu cầu chung của rất nhiều người chứ không phải của một cá nhân hay một tổ chức cụ thể nào. Ví dụ các phần mềm soạn thảo văn bản (như Microsoft Word, WordPerfect…), phần mềm duyệt web trên Internet (như Internet Explorer, Netscape Navigator, …), phần mềm thiết kế bản vẽ (AutoCad, …), phần mềm nghe nhạc hay xem phim…
- Để hỗ trợ cho việc làm ra các sản phẩm phần mềm, người ta lại dùng chính những phần mềm khác, chúng được gọi là các phần mềm công cụ, ví dụ các phần mềm hỗ trợ tổ chức dữ liệu, phát hiện lỗi lập trình và sửa lỗi (debugger)…
- Có một loại phần mềm ứng dụng, được gọi là các phần mềm tiện ích, giúp ta làm việc với máy tính thuận lợi hơn, ví dụ các phần mềm sao chép dữ liệu, sửa chữa đĩa hỏng, tìm và diệt virus (phòng chống virus)…
- Dẫn dắt để nêu vấn đề.
- Trình bày về phần mềm hệ thống.
- Giải thích: một máy tính gồm có CPU, màn hình, bàn phím và đặc biệt phải có một chương trình để giúp ta giao tiếp được với phần cứng. Chương trình đó được gọi là hệ điều hành.
- Trình bày khái niệm phần mềm ứng dụng.
- Nêu rõ từng loại phần mềm ứng dụng.
- Giải đáp thắc mắc của học sinh.
- Tập trung theo dõi, ghi chép đầy đủ.
- Tiếp thu lời giải thích của giáo viên, liên hệ thực tế.
- Mạnh dạn phát biểu ý kiến.
- Tập trung theo dõi, ghi chép đầy đủ.
- Phân biệt các loại phần mềm ứng dụng.
- Tiếp thu lời giải thích của giáo viên, liên hệ thực tế.
Ngày soạn: / /2008.
Ngày dạy : / /2008.
Giáo viên soạn: Nghiêm Văn Hưng.
Giáo viên dạy : Nghiêm Văn Hưng.
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ biết khái niệm phần mềm máy tính.
2. Mục tiêu kỹ năng
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
II. Kiến thức học sinh đã biết
Học sinh đã biết các thao tác giải bài toán trên máy tính.
III. Phương tiện dạy - học
- Giáo viên:
+ Sách giáo khoa.
+ Giáo án.
+ Phấn viết, bảng …
- Học sinh:
+ Sách giáo khoa.
+ Vở ghi.
+ Bút viết …
IV. Nội dung bài giảng
Cấu
trúc
Thời
gian
Nội dung
Tiến trình bài học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Mở đầu
10 phút
Ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ.
Nêu câu hỏi: “hãy trình bày các bước giải bài toán trên máy tính?”
Một học sinh sẽ được gọi lên để kiểm tra. Các học sinh khác cũng suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Phần chính
30 phút
Sản phẩm chính thu được sau khi thực hiện các bước giải bài toán trên máy tính sẽ là cách tổ chức dữ liệu, chương trình và tài liệu. Chương trình đó có thể dùng để giải bài toán với nhiều bộ Input khác nhau. Một chương trình như vậy có thể xem là một phần mềm máy tính.
1. Phần mềm hệ thống
- Có những chương trình cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình khác trong quá trình hoạt động của máy. Những chương trình như vậy tạo môi trường làm việc cho các phần mềm khác và được gọi là phần mềm hệ thống.
- Ví dụ, hệ điều hành có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động của máy tính trong suốt quá trình làm việc. Đó là phần mềm hệ thống quan trọng nhất.
2. Phần mềm ứng dụng
- Rất nhiều phần mềm máy tính được phát triển để giải quyết những việc thường gặp như soạn thảo văn bản, xử lý ảnh, trò chơi, quản lý học sinh… Những phần mềm như vậy được gọi là các phần mềm ứng dụng.
- Có những phần mềm ứng dụng được phát triển theo đơn đặt hàng riêng, có tính đặc thù của một cá nhân hay tổ chức, ví dụ phần mềm quản lý tiền điện thoại của bưu điện, phần mềm quản lý khách hàng của một công ty...
- Có những phần mềm được thiết kế dự trên những yêu cầu chung của rất nhiều người chứ không phải của một cá nhân hay một tổ chức cụ thể nào. Ví dụ các phần mềm soạn thảo văn bản (như Microsoft Word, WordPerfect…), phần mềm duyệt web trên Internet (như Internet Explorer, Netscape Navigator, …), phần mềm thiết kế bản vẽ (AutoCad, …), phần mềm nghe nhạc hay xem phim…
- Để hỗ trợ cho việc làm ra các sản phẩm phần mềm, người ta lại dùng chính những phần mềm khác, chúng được gọi là các phần mềm công cụ, ví dụ các phần mềm hỗ trợ tổ chức dữ liệu, phát hiện lỗi lập trình và sửa lỗi (debugger)…
- Có một loại phần mềm ứng dụng, được gọi là các phần mềm tiện ích, giúp ta làm việc với máy tính thuận lợi hơn, ví dụ các phần mềm sao chép dữ liệu, sửa chữa đĩa hỏng, tìm và diệt virus (phòng chống virus)…
- Dẫn dắt để nêu vấn đề.
- Trình bày về phần mềm hệ thống.
- Giải thích: một máy tính gồm có CPU, màn hình, bàn phím và đặc biệt phải có một chương trình để giúp ta giao tiếp được với phần cứng. Chương trình đó được gọi là hệ điều hành.
- Trình bày khái niệm phần mềm ứng dụng.
- Nêu rõ từng loại phần mềm ứng dụng.
- Giải đáp thắc mắc của học sinh.
- Tập trung theo dõi, ghi chép đầy đủ.
- Tiếp thu lời giải thích của giáo viên, liên hệ thực tế.
- Mạnh dạn phát biểu ý kiến.
- Tập trung theo dõi, ghi chép đầy đủ.
- Phân biệt các loại phần mềm ứng dụng.
- Tiếp thu lời giải thích của giáo viên, liên hệ thực tế.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Ánh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)