Bài 7. Những thành tựu văn hoá thời cận đại

Chia sẻ bởi Duc Minh | Ngày 10/05/2019 | 121

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Những thành tựu văn hoá thời cận đại thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG III

Nguồn: baigiang.bachkim.vn; google.com.vn
Có sử dụng tài liệu của thầy Nguyễn Chí Thuận, thầy Nguyễn Văn Diên, cô Lê Thị Chinh cùng một vài tư liệu khác…
Bài 7:
1. Sự phát triển của văn hoá trong buổi đầu thời cận đại
a. Về Văn học:
Xuất hiện nhiều nhà văn nhà thơ lớn.

La Phông - ten
Ban - dắc
Mô – li – e
Pus – kin
An – đéc – xen
b. Về âm nhạc:

Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức, tác phẩm của ông thấm đẫm tinh thần dân chủ cách mạng: Bản Xônát Ánh trăng, bản giao hưởng số 3, 5 và 9.

3
5
9
Xô nát
Ánh trăng
Nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo, có cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng.

Bản giao hưởng
số 40
c. Về hội họa:

"Nàng Danaё"
d. Về tư tưởng:
Mông – te – xki – ơ (1689 – 1755)
Vôn – te (1694 – 1778)
Rút - xô (1712 – 1778)
* Tác dụng của những thành tựu văn hoá đầu thời cận đại:
+ Phản ánh hiện thức xã hội ở các nước trên thế giới thời kỳ cận đại.



+ Hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản, tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, góp phân vào thắng lợi của chủ nghĩa tư bản.
2. THÀNH TỰU CỦA VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
a. Bối cảnh lịch sử:
- CNTB thắng lợi hoàn toàn trước chế độ phong kiến.


- CNTB chuyển sang giai đoạn đế quốc, quá trình xâm chiếm thuộc địa cũng như sự bóc lột nhân dân lao động của CNTB cũng trở nên tàn bạo hơn.


- Nhiều nhà thơ, văn, hoạt động nghệ thuật khác đã phản ánh chân thực thực trạng xã hội đó.
b. Về Văn học:
Nổi tiếng nhất là tiểu thuyết "Những người khốn khổ", "Nhà thờ Đức bà Pari": Thể hiện lòng yêu thương những con người trong xã hội, mong tìm ra giải pháp để mang lại hạnh phúc,...
Nổi tiếng nhất là tiểu thuyết: "Chiến tranh và hoà bình": chống lại trật tự xã hội Nga hoàng, ca ngợi nhân dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trang bìa
"Những người khốn khổ"
Nổi tiếng: "Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoy-ơ": miêu tả chân thực xã hội Mỹ lúc bấy giờ
Nổi tiếng: Nhật ký người điên, AQ chính truyện, ... phản ánh chân thực xã hội phong kiến thối nát và lên tiếng chống lại trật tự đó
Nổi tiếng: "Đừng động vào tôi": tố cáo bọn xâm lược TBN và miêu tả cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Philippin
Tiêu biểu là tập: Thơ dâng đạt giải Nôben văn học năm 1913
Nội dung: thể hiện lòng yêu chuộng hoà bình, quê hương đất nước và tinh thần nhân đạo
Tác phẩm của ông thấm đượm tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc và niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng Cubu nói riêng và Mĩ la tinh nói chung
Ngoài ra, còn có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng khác như Pu – skin (Nga, 1799 – 1837), Ban – dắc (Pháp, 1799 – 1850), An – đéc – xen (Đan Mạch, 1805 – 1875), còn có thể kể đến Mô – pát – xăng (Pháp, 1850 – 1893), Sê – khốp (Nga, 1860 – 1904), Giắc Lơn – đơn (Mĩ, 1876 – 1916), Béc – tơn Brếch (Đức, 1898 – 1956), …Các tác phẩm của họ đã phản ánh khá rõ nét đời sống nhân dân đương thời, đặc biệt là của những người lao động nghèo khổ.
c. Về nghệ thuật:
Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, các lĩnh vực âm nhạc, điêu khắc, hội hoạ …
rất phát triển:
 Cung điện Vécxai (Pháp): được hoàn thành vào năm 1708, tiếp tục được hoàn chỉnh và trở thành công trình kiến trúc đặc sắc.
* Thông tin bổ sung:
- Cung điện lớn ở gần thủ đô Pari của nước Pháp (cách 18 km) nằm trong một khu vườn đẹp và rất rộng (1.700 ha), được xây dựng dưới triều vua Lu – I XIV (Louis XIV), khởi đầu vào năm 1661, đợt hai 1668, và có đợt bổ sung vào năm 1687. Khối nhà chính gồm 3 bộ phận có chiều dài tổng cộng 580 m với rất nhiều phòng lớn nhỏ dùng làm nơi thiết triều, nơi sinh hoạt của hoàng gia, nhà thờ, nhà biểu diễn, nhà họp hội đồng, bảo tàng, vv.; một trong những gian phòng nổi tiếng là "Phòng Gương". Toàn khu có thể chứa được trên 5.000 người; khu vườn được trang trí đẹp với 1.400 vòi phun nước, nhiều bể nước và tượng đẹp, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Phục hưng, được coi là tiêu biểu cho chủ nghĩa cổ điển ở Pháp. Triều đình Pháp đóng tại đây (1682 - 1789) và đương thời được coi là thủ đô của nước Pháp; nhiều hội nghị quốc tế đã được tổ chức ở đây: năm 1919 hoà ước về chấm dứt Chiến tranh thế giới I đã được kí ở đây... Công trình được xếp hạng Di sản văn hoá thế giới (1979).

* Một số hình ảnh về Cung điện Vécxai
Mặt trước cung điện
Cung điện Versailles
Mặt sau cung điện
Vườn Orangerie
Chiếc cổng vàng
Sân Hoa cương là vết tích cuối cùng của lâu đài ban đầu của Le Roy xây dựng cho vua Louis 13 được Le Vau vẽ lại kiểu.
Mặt tiền công viên của Le Van ban đầu gồm 2 phần nhô ra ngoài với phần giữa thụt vào hốc tường gồm 11 bộ phận nhô ra khỏi phần chính. Jules Harbouin-Mansart, mô phỏng theo cao trình trước đây, chèn vào hốc tường bằng Phòng kính.
Grand Trianon
Petit Trianon
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở Pa - ri đã tụ hợp nhiều nhà văn hoá lớn như:
 Van Gốc (Hà Lan):
Tranh sơn dầu “Hoa hướng dương” của Van gogh
Một số tranh khác của Van Gốc:
Chân dung bác sĩ Gachet từng được bán với 82,5 triệu USD
Đêm đầy sao (6 - 1889)
Con đường và cây bách
Phong cảnh mùa thu
 Pi - cát - xô (Tây Ban Nha):
Bức tranh Người đẹp đọc sách
Một số tranh khác của Picasso:
 Phu - gi - ta (Nhật Bản):
 Lê - vi - tan (Nga):
Tranh của Levitan
Bức tranh tháng ba
Hồ overgrown (1887)

Bìa r?ng (1880)
Ông là hoạ sĩ triển lãm tranh lưu động Nga. Sang Pari học ngành hoạ với nhà danh hoạ Côrôt J. B. C (J. B. C. Corot), tiếp xúc với các danh hoạ bậc thầy thuộc trường phái Bacbizông (Barbizon) và các nhà ấn tượng chủ nghĩa. Ông sáng lập loại tranh phong cảnh - tình cảm Nga vốn giàu tính kết hợp của thi ca và sự tươi mát như "Tháng Ba" (1895), "Hồ Nga" (1900); hoặc hình ảnh phấn chấn pha lẫn sự yên tĩnh của tranh "Trên chốn yên tĩnh vĩnh hằng" (1894). Tranh của ông đôi khi thấm đượm nỗi đau xót, u buồn, đôi khi tĩnh lặng lắng đọng nỗi bi đát sâu xa. Hội hoạ mang sắc thái sâu sắc của ông thể hiện những trạng thái tinh tế nhất của thiên nhiên.
 
- Về âm nhạc, nổi bật là Trai - cốp - xki (1840 - 1893) – một trong những điển hình của nền âm nhạc hiện thực thời bấy giờ. Tác phẩm nổi tiếng của ông như: vở ôpêra Con đầm pích, các vở ba lê Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng…
Một số hình ảnh về vở ba lê “Hồ thiên nga”:
3. TRÀO LƯU TƯ TƯỞNG TIẾN BỘ VÀ SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN DẦU THẾ KỈ XX
a. Hoàn cảnh lịch sử:

- Từ giữa thế kỷ XIX, CNTB bước vào giai đoạn phát triển, gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân lao động. Một số nhà tư tưởng tiến bộ đã nghĩ đến xây dựng một xã hội mới công bằng hơn, không có tư hữu và bóc lột
+ Sự xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng. Tiêu biểu: Xanh xi mông, Phuriê, Ô-oen
+ Sự xuất hiện các nhà triết học: Hêghen, Phoibắc
+ Khoa kinh tế - chính trị cổ điển Anh cũng có tác động mạnh đến tư tưởng Mác và Enghen
* Chủ nghĩa xã hội không tưởng
Những nhà tư tưởng tiến bộ Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen: mong muốn xây dựng một xã hội không có chế độ tư hữu, không có áp nức bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình  Không tưởng vì họ không thực hiện được kế hoạch của mình trong điều kiện chủ nghĩa tư bản vẫn được duy trì và phát triển.





* Triết học Đức:
Hê-ghen (1770 - 1831) và Phoi-ơ-bách (1804 - 1872) là những nhà triết học nổi tiếng người Đức. Hê-ghen là nhà duy tâm khách quan còn Phoi-ơ-bách là nhà duy vật siêu hình...
Nội dung:
+ Triết học Đức đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật, nhưng siêu hình khi xem những thời kì lịch sử xã hội loài người không hề phát triển, mà chỉ có sự khác nhau do sự thay đổi tôn giáo.
+ Không nhìn thấy lịch sử loài người trải qua 5 giai đoạn : nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

* Kinh tế chính trị học Anh:
- Đại biểu là A đam Xmít và Ri-các-đô.
- Chỉ mới nhìn thấy mối quan hệ giữa vật và vật (hàng hoá nầy trao đổi hàng hoá khác).
- Chưa nhìn thấy mối quan hệ giữa người chủ bóc lột giá trị thặng dư do công nhân làm ra đằng sau sự trao đổi hàng hoá.
b. Sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học:

* Điều kiện ra đời :
- Sự phát triển của CNTB và sự phát triển của giai cấp công nhân mạnh mẽ đòi hỏi phải có một lí luận cách mạng dẫn đường.
- Những thành tựu về khoa học tư nhiên và khoa học xã hội.
- Do Mác và Ăng-ghen sáng lập, được Lê-nin phát triển trong giai đoạn CNTB sang ĐQCN.

Mác
(1818 – 1883)
Ăng – ghen
(1820 – 1895)
Lê – nin
(1870 – 1924)
* Cơ sở hình thành:
- Triết học cổ điển Đức
- Kinh tế chính trị Anh
- Chủ nghĩa xã hội Pháp
* Nội dung:
-Kế thừa và phát triển có chọn lọc những thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
-Học thuyết gồm 3 bộ phận chính : triết học, kinh tế chính trị học, CNXH khoa học.
-Xây dựng học thuyết trên quan điểm lập trường giai cấp công nhân, thực tiễn phong trào cách mạng vô sản thế giới. Hình thành hệ thống lí luận mới vừa khoa học vừa cách mạng.
* Vai trò :
-Chủ nghĩa Mác Lênin ra đời là cương lĩnh cách mạng cho cuộc đấu tranh chống CNTB, xây dựng CNCS và mở ra kỉ nguyên mới cho sự phát triển của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn.
-CNXH khoa học khác với CNXH không tưởng là có Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo công nhân đấu tranh bằng nhiều biện pháp để lật đổ CNTB để xây dựng CNXH khoa học tiến bộ hơn.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Duc Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)