Bài 7. Những thành tựu văn hoá thời cận đại

Chia sẻ bởi Ruby Phan | Ngày 10/05/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Những thành tựu văn hoá thời cận đại thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô & các bạn đến với phần thuyết trình của tổ 3
8.Kim Dung
11.Thanh Hằng
14.Quốc Hiếu
24.Minh Ngọc
25.Thanh Nhã
26.Bích Nhân
32.Phương Quỳnh
34.Ngọc Thảo
37.Hoàng Thơ
40.Quỳnh Trâm
44.Cẩm Tú
45.Phương Uyên
47.Thảo Vi
49.Thanh Vy
Trả bài
1. Đây là ai?

Ta-go
Hô-xê Mác-ti
a)
b)
2. Tên của bức tranh là gì?
Bức tranh “Tháng Ba” của Lê-vi-tan
Bài 7
3.Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
a.Trào lưu tư tưởng tiến bộ - Chủ nghĩa xã hội không tưởng
Những thành tựu văn hóa thời cận đại

Trả lời câu hỏi
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ giữa thế kỉ XIX đã ảnh hưởng như thế nào đến nhân dân lao động?
=> Gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân lao động. Đó chính là hoàn cảnh hình thành Trào lưu tư tưởng tiến bộ - Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
2. Trong hoàn cảnh ấy, 1 số nhà tư tưởng tiến bộ đương thời đã nghĩ đến việc gì?

=> Xây dựng 1 xã hội mới, không có chế độ tư hữu, không có bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình. Đây cũng là nội dung của Trào lưu tư tưởng tiến bộ - Chủ nghĩa xã hội không tưởng
3. Kể tên 1 vài đại biểu của Trào lưu tư tưởng tiến bộ - Chủ nghĩa xã hội không tưởng?



=> Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen
4. 1 số thông tin về 3 đại biểu trên mà bạn biết?
Sinh trưởng tại thủ đô Paris, thuộc dòng dõi quý tộc lâu đời. Nhưng cha mẹ Saint Simon sống trong cảnh khó khăn do doanh nghiệp ngày càng sa sút và phải nhận sự trợ giúp của chế độ quân chủ.

Clôt Hăng-ri Đơ Xanh Xi-mông (1760 - 1825)
Trong học thuyết của mình, ông phê phán chủ nghĩa tư bản và tự do cạnh tranh mà ý chí ngẫu nhiên làm cho người này giàu có và được tôn sùng, còn người khác thì phá sản trở thành kẻ làm thuê.
Tổ chức xã hội tư bản, theo Saint Simon, rất không hoàn thiện và ở đó con người buộc phải bóc lột và lừa bịp, còn chính phủ thì không đoái hoài tới dân nghèo.
Phê phán cuộc cách mạng dân chủ tư sản năm 1879 ở Pháp, ông cho rằng, nó chưa thiết lập được một chế độ phù hợp với quyền lợi của “giai cấp nghèo khổ và đông đảo nhất”, cho nên cần có một cuộc cách mạng mới vì hạnh phúc của toàn xã hội, một cuộc cách mạng triệt để, một cuộc “Tổng cách mạng”.
Là một nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa nổi tiếng của Pháp nửa đầu thế kỷ XIX.Ông sinh ra ở Thành phố Besancon (Bơdăngxông). Ông là con út và cũng là con trai độc nhất của một gia đình buôn bán vải. Cha mất từ năm Fourier mới chín tuổi. Cuộc sống của ông bị đảo lộn và sớm nối nghiệp cha trong nghề buôn bán. Ông từng lăn lộn với công việc này ở nhiều nơi trên đất Pháp. Mười năm cuối đời ông sống và làm việc tại Paris rồi qua đời tại đó.

Sác-lơ Phu-ri-ê (1772-1837)
Với học thuyết của mình, Fourier đã nhìn thấy trong lịch sử loài người sự thay đổi liên tục của các trật tự xã hội và các chế độ xã hội khác nhau. Theo ông, tiến trình lịch sử xã hội loài người trải qua bốn giai đoạn:mông muội, dã man, gia trưởng và văn minh. Văn minh là giai đoạn tư bản chủ nghĩa ở đó mọi thói hư tật xấu từ giản đơn đã trở thành phức tạp, mập mờ, hai mặt và giả dối.
Văn minh tư sản, vận động trong cái vòng luẩn quẩn. Đặc điểm của nó là sản xuất và tổ chức tạo ra nguồn của cải tăng lên nhưng những người sản xuất không được hưởng. Ông kết luận rằng: Trong giai đoạn văn minh, sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân sự thừa thãi. Giai đoạn văn minh cần phải được thay thế.
Mục đích không phải làm cho chế độ văn minh tốt hơn lên mà là tiêu diệt chế độ đó. Ông dự đoán thêm rằng chế độ văn minh tư sản phải chuyển qua một giai đoạn mới của lịch sử loài người, tức là giai đoạn của “chế độ xã hội đươc bảo đảm”, trong đó có sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, mỗi con người riêng biệt có thể tìm thấy điều có lợi cho mình trong cái lợi chung của toàn xã hội.

Là nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng vĩ đại người Anh.Ông sinh trưởng ở Newtown vùng Mongomery, nước Anh, trong một gia đình thợ thủ công bình thường. Cả cha và mẹ Owen đều làm thợ mộc đóng khung dệt. Cuộc đời của Robert Owen trải qua các thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh. Khi học hết tiểu học và học dở dang trung học, Owen tham gia vào việc kinh doanh vải, sau đó là chủ xưởng dệt.
Rô-bớt Ô-oen
(1771-1858)
 Owen cho rằng chế độ tư hữu là nhân tố duy trì và tăng cường sự suy đồi về đạo đức của các giai cấp trong xã hội; là nguyên nhân của thù hằn và đấu tranh giữa các dân tộc. Ông cũng có thái độ phủ định gay gắt với giáo hội Thiên Chúa và chế độ hôn nhân tư sản. Từ đó Robert Owen đưa ra những dự định về việc xây dựng một xã hội mới.
Trong học thuyết của mình, Robert Owen phê phán những cơ sở của chế độ tư bản chủ nghĩa như: chế độ tư hữu, kết cấu giai cấp xã hội, sự bần cùng hóa nhân dân lao động. Ông đánh giá khá đúng đắn ý nghĩa to lớn của sự phát triển lực lượng sản xuất trong thời đại cách mạng công nghiệp.
5.Vì sao các đại biểu trên được gọi là những nhà xã hội không tưởng?
=> Vì tư tưởng của họ không thể thực hiện được trong điều kiện chủ nghĩa tư bản vẫn được duy trì và phát triển.
Trào lưu tư tưởng tiến bộ
Chủ nghĩa xã hội không tưởng
Hoàn cảnh ra đời: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ giữa thế kỷ XIX gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân lao động
Nội dung: Xây dựng một chế độ mới, không có tư hữu, không có bóc lột, nhân dân làm chủ tư liệu sản xuất => Không tưởng vì thế giới đang bị chủ nghĩa tư bản thống trị
Kết luận:
Tiêu biểu: Xanh Xi-mông (Pháp), Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh)
Hạn chế: Không đề ra được con đường đấu tranh cách mạng đúng đắn để giải phóng giai cấp công nhân và người dân lao động, chỉ dừng lại ở ước mơ muốn có một xã hội tốt đẹp, công bằng, một cuộc sống không có nghèo khổ và áp bức, chỉ tuyên truyền, cổ động mà không đấu tranh, không muốn xóa bỏ chế độ tư bản
b.Triết học Đức
Ở Đức giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã xuất hiện trào lưu tư tưởng gì?
=> Triết học duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy vật siêu hình
Triết học duy tâm khách quan là thừa nhận ý thức và tinh thần là thuộc tính thứ nhất (có trước), vật chất là thuộc tính thứ hai (có sau), và coi cơ sở tồn tại không phải là tâm thức con người theo như quan niệm của Chủ nghĩa duy tâm chủ quan mà là một tâm thức nào đó ở bên ngoài thế giới như "tinh thần tuyệt đối", "lý tính thế giới", v.v...
Trả lời câu hỏi
Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp siêu hình, máy móc - phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo lên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại
2. Nêu 1 số đại diện tiêu biểu cho Triết học Đức?
3.Hiểu biết của bạn về 2 đại diện tiêu biểu vừa nêu?
=> Hê-ghen, Phoi-ơ-bách
Là nhà triết học duy tâm lớn của nước Đức, người đề xướng ra phép biện chứng trong sự phát triển sự vật. Hêghen học triết học tại chủng viện thần học của giáo hội Tin lành ở Tiubinghen. Sau khi tốt nghiệp, ông dạy ở trường Đại học Iêna, làm Hiệu trưởng trường trung học Nuyrembe, giáo sư trường Đại học Hâyđenbe , giáo sư trường Đại học Beclin, Giám đốc trường Đại học Beclin.

Phơ-ri-đrich Hê-ghen (1770-1831)
Qua những bài giảng và những tác phẩm triết học của ông, tư tưởng triết học của Hêghen phân định rõ hai mặt: phép biện chứng phát triển trên cơ sở duy tâm và hệ thống triết học duy tâm khách quan. Phép biện chứng của Hêghen là mặt tiến bộ trong triết học của ông, là một thành quả vĩ đại của triết học cổ điển Đức.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã tiếp thu có phê phán phép biện chứng của Hêghen, đề ra phép biện chứng duy vật. Hệ thống duy tâm khách quan lại là mặt bảo thủ của triết học Hêghen. Nó là cơ sở lý luận của những quan điểm xã hội - chính trị phản động của Hêghen.
Mâu thuẫn trong triết học của Hêghen phản ánh sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản Đức mới nảy sinh hãy còn yếu đuối với giai cấp phong kiến Đức đang suy tàn, nhưng còn mạnh. Triết học của Hêghen đã có ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa thế giới ở thế kỷ XIX và XX. 
Là nhà triết học Đức, đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức, một trong những nhà duy vật lớn thời kì trước Mác, một trong những nhà triết học tiền bối trực tiếp của Cácmác và Ănghen chống lại triết học duy tâm và thần học, khôi phục lại địa vị xứng đáng cho chủ nghĩa duy vật.
Lút-vích Phoi-ơ-bách (1804-1872)
Phoi-ơ-bách phê phán tôn giáo, đòi phải loại bỏ mọi tôn giáo hiện có, nhưng lại nói về việc xây dựng một thứ tôn giáo mới - "tôn giáo của tình yêu", trong đó con người yêu con người là trung tâm. Sự phê phán của Phoi-ơ-bách đối với triết học duy tâm Hêghen và tôn giáo có tác dụng giải phóng tư tưởng lớn lao, nhưng Phoi-ơ-bách lại loại bỏ luôn cả phép biện chứng của Hêghen.
Phoi-ơ-bách chứng minh thế giới là vật chất, tự nhiên là nguyên nhân của bản thân nó. Triết học nhân bản của Phoi-ơ-bách cho rằng con người là đối tượng duy nhất chân chính của triết học. Tuy nhiên, Phoi-ơ-bách không nhận ra mối liên hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính, cũng không biết đến mối liên hệ của nhận thức với thực tiễn xã hội và với sự biến đổi cách mạng của đời sống hiện thực.
Phoi-ơ-bách rơi vào chủ nghĩa duy tâm khi cố gắng áp dụng các nguyên lí của chủ nghĩa duy vật nhân bản vào việc nghiên cứu các hiện tượng xã hội, các quá trình lịch sử. Chủ nghĩa duy tâm của Phoi-ơ-bách biểu hiện đặc biệt rõ trong quan niệm của ông về tôn giáo, về đạo đức. Phoi-ơ-bách coi tôn giáo là sự thể hiện cơ bản nhất bản chất tình cảm của con người.
4.Hạn chế của Triết học Đức là gì?

=> Siêu hình khi xem những thời kì lịch sử xã hội loài người không hề phát triển mà chỉ có sự khác nhau do sự thay đổi về tôn giáo
Triết học Đức:
Các đại biểu: Hê-ghen (nhà triết học duy tâm khách quan), Phoi-ơ-bách (nhà chủ nghĩa duy vật siêu hình).
Hạn chế: Siêu hình khi xem lịch sử chỉ có sự khác nhau do thay đổi tôn giáo, không thấy được lịch sử đã trải qua 5 giai đoạn.
Kết luận:
c. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
1. Ở Anh giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã đạt được thành tựu gì?
=> Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển ra đời
Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển là một trong những xu hướng tư tưởng kinh tế tiến bộ
Trả lời câu hỏi
2. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển phát sinh ở Anh với các đại biểu nổi tiếng là ai?
=> X-mít, Ri-các-đô
3.Bạn biết gì về 2 đại biểu trên?
A-đam X-mít (1723-1790)
Được coi là cha đẻ kinh tế học. Tư tưởng của ông là nền móng lý thuyết cơ sở ngày nay. Ông là người Scotland, tốt nghiệp đại học Glasgow ở tuổi 17. Ông sang nghiên cứu ở Oxford rồi quay về Scotland dạy Triết học Đạo đức tại đại học Edinburgh và Glasgow. Khi thôi dạy Glasgow, ông đi du ngoạn để gặp gỡ các nhà tư tưởng lớn thời đó.
Ông nhấn mạnh lợi ích của chuyên môn hoá và nhu cầu sinh ra hệ thống cơ chế thị trường, phản hồi qua hệ thống giá, đề cập tới hoạt động của các lực lượng thị trường. Ông lập luận rằng thị trường sẽ định hướng hoạt động kinh tế, và như một bàn tay vô hình nắn quá trình phân phối tài nguyên.
Giá cả là phương tiện chính thực hiện nhiệm vụ này. Giá sẽ tăng khi khan hiếm và giảm khi dư thừa. Adam Smith cho rằng thị trường quyết định loại và số lượng hàng hoá-dịch vụ hợp lý. Các tư tưởng này rất căn bản và nằm khắp nơi trong hệ thống lý thuyết kinh tế ngày nay.
Ricardo sinh ra ở London, là con thứ ba trong số 7 người con của một gia đình người Do Thái nhập cư từ Hà Lan đến Đế quốc Anh trước khi ông được sinh ra. Khi 14 tuổi, sau một khóa học ngắn ở Hà Lan, Ricardo đã tham gia công việc cùng với cha của ông ở Sở giao dịch chứng khoán London, nơi ông bắt đầu học về các công việc tài chính. Đây là nền tảng cho các thành công sau đó của ông trong thị trường chứng khoán và kinh doanh bất động sản.

Đa-vít
Ri-các-đô (1772-1823)
David Ricardo là một nhà kinh tế học người Anh, có ảnh hưởng lớn trong kinh tế học cổ điển sánh ngang cùng Adam Smith và Thomas Malthus. David Ricardo là người cổ vũ thương mại tự do dựa trên lý luận với lợi thế so sánh.
Ông đã tiếp bước Adam Smith và đóng góp lớn vào việc phát triển thuyết giá trị lao động. Các lý luận của ông đã ảnh hưởng đáng kể đến tư tưởng kinh tế của Karl Marx. David Ricardo cũng là một thương gia, chuyên gia tài chính, nhà đầu cơ, ông được coi là người đã tích lũy được một tài sản lớn.
4.2 đại biểu trên đã có công lao gì?
=> Có công trong việc mở đầu “lí luận về giá trị lao động”.


Lí luận về giá trị lao động là một trong những học thuyết kinh tế về giá trị. Theo học thuyết này, giá trị của hàng hóa là do lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.
6.Bên cạnh công lao trên thì Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh gặp hạn chế nào?

=> Chỉ nhìn thấy mối quan hệ giữa vật và vật (hàng hóa này đổi lấy hàng hóa khác) chứ chưa nhìn thấy mối quan hệ giữa người với người đằng sau sự trao đổi hàng hóa.
Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
Tiêu biểu: X-mít, Ri-các-đô
Đóng góp: có công trong việc mở đầu “lí luận về giá trị lao động”, đặt nền móng, tiền đề trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
Hạn chế: chỉ thấy mối quan hệ hàng hóa này đổi lấy hàng hóa khác, chưa nhìn thấy mối quan hệ giữa người với người đằng sau sự trao đổi hàng hóa, chưa thấy chủ bóc lột giá trị thặng dư do công nhân làm ra
Kết luận:
Củng cố:
Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của tổ 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ruby Phan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)