BÀI 7: NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XHPK

Chia sẻ bởi Võ Đình Đạt Phú | Ngày 10/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: BÀI 7: NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XHPK thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Cát Hanh Ngày soạn: 15 - 9 - 2012
TIẾT 9:
BÀI 7: NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nắm được thời gian hình thành và tồn tại của xã hộiphong kiến. Biết được cơ sở kinh tế -xã hội của xã hội phong kiến (nền sản xuất, chiếm hữu ruộng đất, phân chia giai cấp). Hiểu được thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.
2. Kĩ năng:
Làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện để rút ra kết luận. Rèn luyện cho HS kĩ năng đối chiếu, so sánh một số điểm cơ bản khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Tây và phương Đông.
3.Thái độ:
Biết được sự ra đời của xã hội phong kiến là một bước tiến của lịch sử loài người. Giáo dục HS niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử những thành tựu về kinh tế và văn hóa mà các dân tộc đã đạt được trong thời kì phong kiến.
II. Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tài liệu: SGKLS7; SGVLS7; VBTLS7;
- Đồ dùng:, thiết bị: bảng phụ, bản đồ Đông Nam Á, tranh ảnh.
- Phương án tổ chức lớp học: dạy học tren lớp/ thảo luận nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
Học bài cũ ( bài 6 tt ): mục 3,4, và hoàn thành các bài tập ở vở bài tập.
Đọc trước bài mới: bài 7: và dự kiến trả lời câu hỏi sgk
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tình hình lớp: ( 1’ )
Điểm danh học sinh trong lớp: 7A1: ………………………. ; 7A2: …………………… ; 7A3: …………………………………. ; 7A4: ………………………….. ;
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ )
H. Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
Biểu hiện:
- Sản xuất nông nghiệp phát triển.
- Xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ , độc đáo, nổi tiếng như Ăng - co - vát, Ăng – co Thom.
- Lãnh thổ được mở rộng.
H2 Em hãy trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lan Xạng?
Trả lời:
- Đối nội:
+ Chia đất nước thành các Mường đặt quan cai trị .
+ Xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.
- Đối ngoại:
+ Luôn giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.
+ Kiên quyết chống quân xâm lược để bảo vệ lãnh thổ và đập lập của mình.
3. giảng bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)
Qua các tiết học trước, chúng ta đã biết được sự hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến ở Phương Đông và Châu Âu. Chế độ phong kiến là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử loài người. Để thấy được xã hội phong kiến Phương Đông và Châu Âu có gì giống và khác nhau hôm nay chúng ta tìm hiểu bài 7:
* Tiến trình bài dạy:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung

15’
Hoạt động 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến
1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến


Trong những bài trước các em đã học về chế độ phong kiến Châu Âu, Trung Quốc và Đông Nam Á.
H. Em hiểu thế nào là chế độ phong kiến nói chung?









H. Xã hội phong kiến Phương Đông và Châu Âu hình thành từ bao giờ?



H. Em có nhận xét gì về quá trình hình thành phát triển và suy vong của chế độ phong kiến ở Phương Đông?














H. Em có nhận xét gì về quá trình hình thành phát triển và suy vong của chế độ phong kiến Châu Âu?



GV: Lúc đầu quyền lực của nhà vua bị hạn chế trong lãnh địa, mãi đến thế kỉ XV khi các quốc gia phong kiến được thống nhất, quyền lự mới tập trung trong tay nhà vua.

Các thời kì lịch sử
 Xã hội phong kiến phương Đông
Xã hội phong kiến Châu Âu

Thời kì hình thành
Từ thế kỉ III TCN – khoảng thế kỉ X
Từ thế kỉ V - thế kỉ X

Thời kì phát triển
Từ thế kỉ X – thế kỉ XV.
Từ thế kỉ XI – thế kỉ XIV

Thời kì khủng hoảng và suy vong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Đình Đạt Phú
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)