Bài 7. Một số tính chất của đất trồng

Chia sẻ bởi Đon Văn Đông | Ngày 11/05/2019 | 232

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Một số tính chất của đất trồng thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 5: một số tính chất của đất trồng
* Sau khi học xong bài này học sinh phải:
* Giải thích được khái niệm keo đất, cấu tạo keo đất.
* biết được khả năng hấp phụ của đất, phản ứng của dung dịch đất và độ phì nhiêu của đất.
* Từ kiến thức đã học có thể áp dụng vào thực tế sản xuất.
I: Keo đất và khả năng hấp phụ của đất.
1: Keo đất.
a. Khái niệm :
VD: hoà 2 cốc , cốc 1 hoà nước với đường, cốc 2 hoà nước với đất với sau khi để lắng đọng thì cho hs quan sát.
ở hai cốc có gì khác nhau?
Cốc 1 nước đục rồi trong dần còn cốc 2 nước đục không trong.
Cốc 1 các phân tử đường hoà tan trong nước nên không làm đục nước, cốc 2 trong đất có các hạt keo nhỏ khoảng 1-200nm không hoà tan trong nước nên nước đục và các hạt này nằm lơ lửng trong nước.
I: Keo đất và khả năng hấp phụ của đất.
1: Keo đất.
a. Khái niệm :

Dựa vào các đặc điểm trên cho biết keo đất là gì?
Keo đất là các phần tử nhỏ từ 1- 200 nm không hoà tan trong nước, ở trạng thái huyền phù.
b, Cấu tạo keo đất.
Quan sát hình vẽ trong sgk và so sánh.

I: Keo đất và khả năng hấp phụ của đất.
` 1: Keo đất.
a, Khái niệm
b, Cấu tạo keo đất.



I: Keo đất và khả năng hấp phụ của đất.
` 1: Keo đất.
a, Khái niệm
b, Cấu tạo keo đất.

Hs thảo luận keo đất có cấu tạo như thế nào?
Keo đất cấu tạo gồm nhân và 2 lớp ion mang điện tích trái dấu.
I: Keo đất và khả năng hấp phụ của đất.
1: Keo đất.
2: khả năng hấp phụ của đất
Đo keo đất có lớp ion quyết định nên có thể hút các ion mang điện tích trái dấu, các phần tử nhỏ, hạt sét.. Từ đó tạo khả năng hấp phụ của đất.
Vậy khả năng hấp phụ của đất là gì?
Khả năng hấp phụ là sự hút, bám các ion, các phần tử nhỏ như hạt limon, hạt sét vào bề mặt keo đất.
II.Phản ứng của dung dịch đất .
Phản ứng của dung dịch đất do nồng độ ion H+ và OH-.
nếu H+ > OH- -> phản ứng chua.
nếu H+ < OH- -> phản ứng kiềm.
1. Phản ứng chua của đất.
Hs nghiên cứu sgk và cho biết độ chua của đất được chia làm mấy loại ? Sự khác nhau của chúng?
gồm 2 loại là độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng.
Độ chua hoạt tính do ion H+ trong dung dịch đất gây ra, độ chua tiềm tàng do ion H+ và Al3+ trên bề mặt đất gây ra.
II.Phản ứng của dung dịch đất.
1. Phản ứng chua của đất.
2. Phản ứng kiềm của đất.
Nguyên nhân nào gây cho đất bị kiềm?
Do đất chứa Na2CO3 và CaCO3
Na2CO3 + H20 = 2Na0H +C02
CaC03 + C02 +H20 = Ca(HC03)2
Ca(HC03)2 = Ca(0H)2 + 2C02
Đất chua, đất bị kiềm ta phải làm gì?
Đất chua cần bón vôi, bón phân hữu cơ và vô cơ hợp lý.
Đất mặn thường là đất kiềm nên sử dụng biện pháp thau chua, rửa mặn.
III. Độ phì nhiêu của đất
1: khái niệm
Em có nhận xét gì về đất sau khi trồng cây họ đậu?
Đất tơi xốp, giữ được nước, phân và các chất khoáng ..
đất có tính chất như vậy là đất có độ phì nhiêu hay độ phì nhiêu của đất, vậy độ phì nhiêu của đất là gì?
Đất tơi xốp, giữ được nước, phân và các chất khoáng cung cấp đủ ô xi cho hoạt động của VSV và rễ cây.
III. Độ phì nhiêu của đất
1: khái niệm
Hs thảo luận: Muốn tăng độ phì nhiêu của đất ta phải làm gì?
Muốn tăng độ phì nhiêu của đất cần bón phân hữu cơ, làm đất và tưới tiêu hợp lý..
2. Phân loại
Hs nghiên cứu sgk.
Lấy VD về các biện pháp con người sử dụng để làm tăng độ phì nhiêu nhân tạo?
Như phơi ải, trồng cây phân xanh, nuôi bèo hoa dâu.....
Hãy chọn đáp án đúng.
Khả năng hấp thụ của đất là:
a, là khả năng giữ lại chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ nhưng không làm biến chất, hạn chế sự rửa trôi.
b, là khả năng giữ nước, oxi, do đó giữ lại được các chất hoà tan trong nước.
c, là khả năng giữ lại chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ làm biến chất, hạn chế sự rửa trôi.
d, là khả năng giữ lại chất dinh dưỡng, đảm bảo thoát nước nhanh chóng.

a l� dap an dung
về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK và đọc trước bài mới.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đon Văn Đông
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)