Bài 7. Em bé thông minh

Chia sẻ bởi Vương Khang | Ngày 21/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Em bé thông minh thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Phòng GD & ĐT Quận Gò Vấp
Trường THCS Nguyễn Văn Nghi
Chào Mừng Quý Thầy
Cô Vào Lớp Dự Giờ
Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2008
Tiết 25,26 - Văn bản
Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2008
Tuần 7 - Tiết 25, 26
I ) Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
? Hiểu được nôi dung, ý nghĩa của truyện " Em bé thông minh " và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện
? Kể lại được truyện
Thạch Sanh là truyện cổ tích về
người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt
đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ
vong ân bội nghĩa và chống quân xâm
lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin
về đạo đức, công lí xã hội & lí tưởng
nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân
ta.
Truyện có nhiều chi tiết tưởng
tượng thần kì độc đáo.
1 ) Em hãy nêu nội dung ý nghĩa truyện THẠCH SANH
1 ) Em hãy nêu nội dung ý nghĩa truyện THẠCH SANH
2 ) Nêu định nghĩa TRUYỆN CỔ TÍCH

Truyện cổ tích là loại truyện kể về cuộc đời của
một số kiểu nhân vật :
Nhân vật bất hạnh.
Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng
lạ.
Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc
nghếch.
Nhân vật là động vật
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường,
thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về
cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu
, sự công bằng với sự bất công.
SGK / 67
Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2008
Tuần 7 - Tiết 25, 26
I ) Kiểm tra bài cũ
II ) Đọc - Hiểu chú thích
1) Tìm hiểu sơ lược
Nhân vật chính trong truyện “ Em bé thông minh” thuộc kiểu nhân vật nào ?
A. nhân vật dũng sĩ .
B. nhân vật thông minh.
C. nhân vật bất hạnh.
D. nhân vật có tài năng kỳ lạ.
Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2008
Tuần 7 - Tiết 25, 26
I ) Kiểm tra bài cũ
II ) Đọc - Hiểu chú thích
1) Tìm hiểu sơ lược
_Thể loại : Truyện cổ tích sinh hoạt, loại truyện trạng.
- Kiểu nhân vật thông minh.
Taùc giaû laø ai ?
A. Nguyeãn Hieán Leâ
B. Nguyeãn Ñoång Chi
C. Nguyeãn Ñoång Chi & Vuõ Ngoïc Phan
D. Nguyeãn Hieán Leâ & Nguyeãn Ñoång Chi.
Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2008
Tuần 7 - Tiết 25, 26
I ) Kiểm tra bài cũ
II ) Đọc - Hiểu chú thích
1) Tìm hiểu sơ lược
_Thể loại : Truyện cổ tích sinh hoạt, loại truyện trạng. Ki?u nh�n v?t thơng minh.
_Tác giả là Nguyễn Đổng Chi
_Nhân vật chính : Hai cha con em bé
2) Đọc
_Giọng vui vẻ, hồn nhiên.
_Đọc diễn cảm.
_Đọc to, rõ, hay và có cảm xúc.
3) Tóm tắt
_Ngày xưa, có một ông vua anh minh biết chăm lo việc nước. Vua sai một viên cận thần đi khắp nơi để dò la phát hiện nhân tài, vời ra giúp đất nước nhưng vẫn chưa tìm được người nào thật tài ba, lỗi lạc. Nhờ một câu hỏi oái oăm của viên quan và câu đối đáp nhanh nhạy rất thông minh của em bé, viên quan phát hiện tài năng ở em bé con nhà thường dân.
_Đức vua tạo ra những tình huống oái oăm mới để thử tài em. Nhờ thông minh, em bé chiếm được lòng tin yêu, cảm phục của đức vua và các quan lại. Lần thử thách cuối cùng, em đã thắng mưu sâu của sứ thần nước láng giềng, góp phần giữ yên bờ cõi của đất nước.
_Em đã trở thành vị cố vấn trẻ tuổi, giúp vua trong công việc triều chính.
Đoạn 1:Từ đầ�u đến " về tâu vua "
-Đoạn 2:Tiếp theo đến " ăn mừng với nhau rồi " .
-Đoạn 3:Tiếp theo đền
thưởng rất hậu.
-Đoạn 4: phần còn lại
Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2008
Tuần 7 - Tiết 25, 26
II ) Đọc - Hiểu chú thích
1) Tìm hiểu sơ lược
2) Đọc
3) Tóm tắt
4 ) Bố cục : 4 phần
5 ) Các từ khó hiểu : Sgk trang 73
6 ) Phương thức biểu đạt chính
Tự sự
Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2008
Tuần 7 - Tiết 25, 26
III ) Tìm hiểu văn bản
* Cách em bé giải đố
1. Lần đố thứ nhất
Nhóm 1+2 :
Sự thông minh, mưu
trí của em bé được thử
thách qua mấy lần ?
Nhóm 3+4 :
Nội dung câu đố của
viên quan là gì ? Nó
khó khăn ở điểm nào ?
Nhóm 5+6 :
Điều bất ngờ & lý thú
gì đã diễn ra ?
Câu hỏi 1 : Sự thông minh và mưu trí của em bé được thử
thách qua 4 lần.
Câu hỏi 2 : Nội dung câu hỏi là :
_Trâu cày một ngày mấy đường ?
Khó khăn ở chỗ : Phải làm sao để có thể đếm được số đường
cày.
Câu hỏi 3 : Điều bất ngờ lý thú diễn ra :
Em bé là người trả lời
vặn lại " gậy ông đập lưng ông "
Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2008
Tuần 7 - Tiết 25, 26
III ) Tìm hiểu văn bản
* Cách em bé giải đố
1. Lần đố thứ nhất
_Quan đố : ".trâu cày mấy đường."
_Giải đố : ".ngựa đi mấy đường."
Giải đố bằng cách đố lại.
Đẩy thế bí về người đố (gậy ông đập lưng ông).
Ứng xử nhanh trí.
2. Lần đố thứ hai
Nhóm 1+2 :
Lần thứ 2, khi vua thử
tài em bé, lệnh vua ban có
gì kì quặc ?
Nhóm 3+4 :
So với lần thứ nhất thì tính
chất của lần thứ 2 thế nào ?
Nhóm 5+6 :
Về thời điểm chuẩn bị
giải đáp câu đố,
so với lần trước thì
lần thứ hai có gì khác ?
Vua ban cho làng ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp, truyền lệnh cho dân làng phải làm cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con trong vòng một năm.
Câu hỏi 1 : Nuôi làm sao cho 3 con trâu đực đẻ thành 9 con.
Câu hỏi 2 :
N Oái ăm, trái quy luật tự nhiên
N Tính chất nghiêm trọng: nếu không thực
hiện được lệnh vua thì cả làng chịu tội
Câu hỏi 3 : - Lần trước phải phản ứng tức
Lần này thì có thời gian
chuẩn bị trước
: mưu kế đã được em bé sắp sẵn trong đầu " tương kế tựu kế "
Cách em bé giải đố
Em bé giải câu đố của vua bằng cách tạo tình huống để vua tự nói ra điều vô lý trong câu đố của mình.
Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2008
Tuần 7 - Tiết 25, 26
III ) Tìm hiểu văn bản
* Cách em bé giải đố
2. Lần đố thứ hai
_Vua đố : "ba trâu đực 9 con".
_Giải đố : "... đòi cha đẻ em bé ..."
đẻ
Vua tự nói điều phi lí.
Người đố tự nhận thấy điều phi lí (tương kế tựu kế).
Lấy cái phi lí để trị cái phi lí.
3. Lần đố thứ ba
Yêu cầu của em bé là lời giải hay câu đố ? Vì sao ?
TRAO ĐỔI:
Yêu cầu của em bé vừa là lời giải vì vạch ra được sự vô lý, khó khăn tương tự ; vừa là câu đố vì cũng khó, thậm chí không thể làm được.
Có phải vua muốn thử tài dọn cỗ của em bé không ?
Không phải ! Mà vua thử trí tuệ của em bé.

Em bé giải đố như thế nào ? Cách đó có gì hay ?
Người thông minh là người biết chọn cách tốt nhất, hay nhất trong nhiều cách.
Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2008
Tuần 7 - Tiết 25, 26
III ) Tìm hiểu văn bản
* Cách em bé giải đố
3. Lần đố thứ ba
_Vua đố : ".thịt chim sẻ."
_Giải đố : ".rèn cây kim may.con dao"
Đố lại dồn vua vào thế bí.
Nhận xét điểm giống nhau giữa ba cách giải mà em bé đưa ra trong ba thử thách.
- Đều giải đố bằng cách đố lại.
-> Đẩy thế bí về phía đối phương.
Vua ban thưởng cho em bé rất hậu hónh.
Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2008
Tuần 7 - Tiết 25, 26
III ) Tìm hiểu văn bản
* Cách em bé giải đố
3. Lần đố thứ ba
_Vua đố : ".thịt chim sẻ."
_Giải đố : ".rèn cây kim may.con dao"
Đố lại dồn vua vào thế bí.
Điểm giống nhau giữa ba lần trước
_Đều giải đố bằng cách đố lại.
=> Đẩy thế bí về phía đối phương.
4. Lần đố thứ tư
Bang giao nghĩa là gì ?
-> Sự giao hảo, thân thiện giữa hai nước.
Vì sao nước láng giềng lại cử sứ thần sang nước ta ?
Nước láng giềng muốn chiếm bờ cõi nước ta nên sai sứ thần đến thăm dò xem nước ta có nhân tài hay không.
Nếu không trả lời được câu đố oái oăm ấy thì sẽ dẫn đến hậu quả gì ?
Nếu không trả lời được tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của triều đình đối với nước láng giềng.
?
Nhận xét tính chất, mức độ nghiêm trọng của lần thử thách này so với ba lần trước ?
Lần thử thách thứ tư có tính chất nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến thể diện và vận mệnh Quốc gia.

-> Nguy cơ mất nước.
EM BÉ THÔNG MINH
- Sứ thần ra câu đố hóc hiểm: “ Xâu sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. ”
- Em bé giải đố bằng câu hát đùa vui một cách ung dung.
-> Kiến thức từ đời sống.
-> Cậu bé dựa vào kinh nghiệm đời sống dân gian vì rất đơn giản, dễ hiểu mà lại hiệu nghiệm; thể hiện qua một bài hát đồng dao.
Qua đó bộc lộ điều gì ở cậu bé ?
-> Cậu bé có trí tuệ hơn người, thông minh, sáng láng
THẢO LUẬN:
Cậu bé giải đố dựa vào kiến thức sách vở hay kinh nghiệm đời sống ? Vì sao em biết ?
4. Lần đố thứ tư
-> Theå hieän trí khoân, kinh nghieäm daân gian.
Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2008
Tuần 7 - Tiết 25, 26
III ) Tìm hiểu văn bản
*Nhận xét :
Câu đố càng khó thì trí thông minh cậu bé càng đề cao
* Kết quả
Em bé được phong trạng nguyên, ở trong dinh thự.
Phần thưởng xứng đáng.
* Nghệ thuật
Nghệ thuật tiêu biểu "xâu chuỗi" các sự việc.
IV ) Tổng kết
_Nội dung.
_Ý nghĩa.
_Nghệ thuật.
Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái ăm, . ).
Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh - Kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới.
Từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.
LƯU Ý:
- Đây là truyện cổ tích về kiểu nhân vật thông minh,
- Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian; tạo nên tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống.
Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2008
Tuần 7 - Tiết 25, 26
III ) Tìm hiểu văn bản
V ) Luyện tập
1. Bài tập 1: Kể diễn cảm truyện.
2. Bài tập 2: Kể một truyện em bé thông minh mà em biết.
1. Bài tập 1: Kể diễn cảm truyện này.
( về nhà tự luyện tập)
2. Bài tập 2: Kể một truyện em bé thông minh mà em biết.
-> Gợi ý: Xem “ Chuyện Lương Thế Vinh ” ở phần Đọc thêm.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
-Học ghi nhớ Sách Giáo Khoa trang 74.
Nắm khái niệm truyện cổ tích, tập kể diễn cảm truyện EM BÉ THÔNG MINH
Làm Bài tập SGK / 74.
-Đọc bài CHUYỆN LƯƠNG THẾ VINH .
- Soạn bài CHỮA LỖI DÙNG TỪ (TT) .



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vương Khang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)