Bài 7. Dòng điện không đổi. Nguồn điện

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Nghĩa | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Dòng điện không đổi. Nguồn điện thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

BÀI 7. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN.
I. Dòng điện.
Dòng điện là gì?
Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển của các điện tích nào?
Chiều dòng điện được quy ước như thế nào?
Nêu các tác dụng của dòng điện khi chạy qua các vật dẫn?
Trị số của đại lượng nào cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện?
II. Cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi.
1. Cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số của điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t và khoảng thời gian đó.
2. Dòng điện không đổi
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
Lấy ví dụ về một mạch
điện trong đó có dòng
điện không đổi chạy qua?
Đo cường độ dòng
điện bằng dụng cụ
gì? Mắc dụng cụ đó
như thế nào
vào mạch?
3. Đơn vị của cường độ dòng điện và của điện lượng.
a) Cường độ dòng điện:
C3: Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn:
b) Điện lượng:
C4: Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây kim loại:
Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây kim loại:
III. Nguồn điện.
1. Điều kiện để có dòng điện:
Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện.
2. Nguồn điện:
Trả lời các câu C7, C8, C9.
Nguồn điện duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
Ở bên trong nguồn điện các lực lạ thực hiện việc tách các electron ra khỏi nguyên tử và chuyển các electron hay ion dương ra khỏi mỗi cực của nguồn điện. Khi đó một cực thừa electron gọi là cực âm, cực kia thiếu electron gọi là cực dương.
IV. Suất điện động của nguồn điện.
1. Công của nguồn điện
Công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn được gọi là công của nguồn điện.
Nguồn điện là một nguồn năng lượng, vì nó có khả năng thực hiện công khi dịch chuyển các điện tích dương bên trong nguồn điện ngược chiều điện trường, hoặc dịch chuyển các điện tích âm bên trong nguồn điện cùng chiều điện trường.
2. Suất điện động của nguồn điện
Suất điện động E của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích q đó.
a) Định nghĩa:
b) Công thức:
c) Đơn vị: 1V = 1J/1C
V. Pin và acquy
1. Pin điện hoá
Pin điện hoá gồm hai cực có bản chất hoá học khác nhau được ngâm trong dung dịch chất điện phân
a) Pin Vôn-ta (Volta)
Cấu tạo: Gồm một cực bằng kẽm và một cực bằng đồng được ngâm trong dung dịch axít Sunfuric.
Giá trị của suất điện động của pin Vôn-ta: E = 1,1V
Khi nối hai cực của pin Vôn-ta thành mạch kín, thì dòng điện ở mạch ngoài là dòng các electron tự do chạy từ cực kẽm tới cực đồng. Tác dụng hoá học lại bứt các các ion kẽm ra khỏi thanh kẽm, kéo chúng đi vào dung dịch, đồng thời các ion dương hiđrô trong dung dịch chạy tới cực đồng thu lấy các electron ở cực đồng. Kết quả là có một dòng điện chạy liên tục ở mạch ngoài và mạch trong của pin.
2. Ắcquy.
a) Ắcquy chì:
Cấu tạo: Ắcquy chì gồm bản cực dương bằng chì điôxít và bản cực âm bằng chì. Chất điện phân là dung dịch Axit Sunfuric loãng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)