Bài 7. Dòng điện không đổi. Nguồn điện
Chia sẻ bởi Hán Bích Thủy |
Ngày 18/03/2024 |
8
Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Dòng điện không đổi. Nguồn điện thuộc Vật lý 11
Nội dung tài liệu:
Bài 10:
Dòng điện không đổi
Nguồn điện
CHƯƠNG II.
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
Dòng điện là gì? Tác dụng đặc trưng của dòng điện? Các tác dụng khác của dòng điện?
Trong điện học và điện từ học, dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
Người ta quy ước chiều của dòng điện là chiều chuyển động của các điện tích dương. Như vậy trong dây dẫn kim loại chiều của dòng điện ngược với chiều của các êlectrôn.
Ví dụ:
Sét là một dòng điện mạnh, gồm các ion hay electron di chuyển bởi lực Culông giữa các đám mây mang điện trái dấu, hoặc giữa đám mây tích điện và mặt đất.
Gió Mặt Trời, là các điện tích bay ra từ Mặt Trời, khi rơi vào khí quyển Trái Đất có thể gây ra hiện tượng cực quang.
Dòng di chuyển của các electron trong dây kim loại khi nối giữa hai điện cực của một pin.
Trong điện tử học, dòng điện có thể là dòng chuyển động của electron trong dây dẫn điện kim loại, trong các điện trở, hay là dòng chuyển động của các ion trong pin, hay dòng chảy của của các hố điện tử trong vật liệu bán dẫn.
Trong dung dịch điện phân, các ion âm và dương có thể di chuyển giữa hai điện cực.
Tác dụng đặc trưng của dòng điện là tác dụng từ.
Ta có thể nhận biết dòng điện chạy trong một môi trường nào đó nhờ các tác dụng và hiện tượng mà nó gây ra. Tuỳ theo môi trường mà dòng điện còn có tác dụng nhiệt và tác dụng hoá học. Các tác dụng nãy dẫn tới tác dụng sinh lí và các tác dụng khác.
Tác dụng từ của dòng điện được ứng dụng vào việc chế tạo các vật dụng, thiết bị như: loa, máy biến thế, chuông điện,quạt máy v.v…
Dòng điện chạy qua một số dung dịch (dung dịch điện phân) làm thoát ra ở điện cực những chất tạo thành dung dịch đó. Đó là tác dụng hoá học của dòng điện.
Dòng điện chạy trong vật dẫn làm cho vật dẫn nóng lên. Đó là tác dụng nhiệt của dòng điện. Bàn là, bếp điện là những dụng cụ được chế tạo dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
2. Cường độ dòng điện:
a/ Định nghĩa: (SGK)
Công thức định nghĩa:
I =
Nếu lấy = 1s thì I = : Vậy cường độ dòng điện được xác định bằng gì?
Chú ý: Cường độ dòng điện có thể thay đổi theo thời gian nên công thức trên chỉ cho ta biết giá trị trung bình của cường độ dòng điện trong thời gian
Dòng điện có cường độ và có chiều không đổi theo thời gian gọi là dòng điện không đổi.
Đơn vị cường độ dòng điện: Ampe – kí hiệu là A
b/ Định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở R: (SGK)
Nếu I là dòng điện chạy từ A đến B của đoạn mạch và U là hiệu điện thế hai đầu mạch thì biểu thức trên viết lại như thế nào?
Nhận xét gì về ý nghĩa của tích số I.R?
10.3 viết lại dưới dạng: U = VA – VB = I.R hay
Tích I.R được gọi là độ giảm thế trên điện trở R. Khi R có cùng một giá trị ứng với những giá trị khác nhau của hiệu điện thế U đặt vào vật dẫn, nói vật dẫn tuân theo định luật Ôm
Thế nào là đường đặc tuyến vôn – ampe của vật dẫn?
c/ Đặc tuyến vôn – ampe:
Đường biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I chạy qua vật dẫn vào hiệu điện thế U đặt vào vật dẫn gọi là đường đặc trưng vôn-ampe hay đặc tuyến vôn-ampe của vật dẫn.
Ở nhiệt độ nhất định thì đường đặc tuyến vôn-ampe là một đoạn thẳng, vậy dây dẫn kim loại ở nhiệt độ không đổi là vật dẫn tuân theo định luật Ôm.
Nguồn điện là gì? Nêu cấu tạo của nguồn điện?Làm thế nào để tạo ra hai cực của nguồn điện?
Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế hai đầu mạch, từ đó duy trì dòng điện trong mạch.
Nguồn điện có hai cực, cực dương và cực âm, giữa hai cực có một hiệu điện thế được duy trì
Muốn tạo hai cực của nguồn điện thì phải làm cho hai cực nhiễm điện trái dấu: một cực nhiễm dương và một cực nhiễm điện âm
Lực điện có làm cho hai cực nhiễm điện trái dấu được không? Tại sao?
Lực điện không có tác dụng làm cho hai cực nhiễm điện trái dấu vì lực điện tác dụng giữa êlectron và iôn dương là lực hút tĩnh điện nên lực điện không thể tách êlectron ra khỏi nguyên tử trung hòa, nên không tạo ra được các êlectron tự do và các ion dương
Vậy để tạo ra hai cực của nguồn điện phải có loại lực không phải lực điện thực hiện công để tách các êlectrôn ra khoải nguyên tử trung hòa rồi chuyển các êlectrôn hoặc ion dương được tạo thành ra khỏi các cực để một cực thừa êlectrôn trở thành cực âm, một cực thành cực dương. Lực có tác dụng như vậy trong nguồn điện gọi là lực lạ
Khi nối hai cực của nguồn bằng một vật dẫn thành mạch kín thì các điện tích dương chuyển động thế nào?
Các điện tích dương chạy từ cực dương của nguồn có điện thế cao đến cực âm của nguồn có điện thế thấp.
Vật dẫn kim loại thì chỉ có sự dịch chuyển của êlectron tự do từ cực âm qua vật dẫn đến cực dương của nguồn
Bên trong nguồn điện, dưới tác dụng của lực lạ,các hạt tải điện dương dịch chuyển ngược chiều điện trường từ cực âm sang cực dương, lực lạ thực hiện công thắng lực cản của trương tĩnh điện bên trong nguồn điện
4. Suất điện động của nguồn điện:
Định nghĩa:
Đơn vị: V
Mỗi nguồn có một suất điện động nhất định không đổi và còn có một điện trở gọi là điện trở trong của nguồn điện.
Khi mạch ngoài hở thì suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
Củng cố:
Các em cần nắm vững những nội dung cơ bản sau:
1. Khái niệm dòng điện, các tác dụng của dòng điện
2. Cường độ dòng điện, dòng điện không đổi, định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở R.
3. Đường đắc tuyến vôn – ampe
4. Suất điện động của nguồn điện: định nghĩa, biểu thức.
Dặn dò:
Học bài và làm toàn bộ các bài tập SGK và SBT
Đọc trước bài 11: Pin và acquy
Dòng điện không đổi
Nguồn điện
CHƯƠNG II.
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
Dòng điện là gì? Tác dụng đặc trưng của dòng điện? Các tác dụng khác của dòng điện?
Trong điện học và điện từ học, dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
Người ta quy ước chiều của dòng điện là chiều chuyển động của các điện tích dương. Như vậy trong dây dẫn kim loại chiều của dòng điện ngược với chiều của các êlectrôn.
Ví dụ:
Sét là một dòng điện mạnh, gồm các ion hay electron di chuyển bởi lực Culông giữa các đám mây mang điện trái dấu, hoặc giữa đám mây tích điện và mặt đất.
Gió Mặt Trời, là các điện tích bay ra từ Mặt Trời, khi rơi vào khí quyển Trái Đất có thể gây ra hiện tượng cực quang.
Dòng di chuyển của các electron trong dây kim loại khi nối giữa hai điện cực của một pin.
Trong điện tử học, dòng điện có thể là dòng chuyển động của electron trong dây dẫn điện kim loại, trong các điện trở, hay là dòng chuyển động của các ion trong pin, hay dòng chảy của của các hố điện tử trong vật liệu bán dẫn.
Trong dung dịch điện phân, các ion âm và dương có thể di chuyển giữa hai điện cực.
Tác dụng đặc trưng của dòng điện là tác dụng từ.
Ta có thể nhận biết dòng điện chạy trong một môi trường nào đó nhờ các tác dụng và hiện tượng mà nó gây ra. Tuỳ theo môi trường mà dòng điện còn có tác dụng nhiệt và tác dụng hoá học. Các tác dụng nãy dẫn tới tác dụng sinh lí và các tác dụng khác.
Tác dụng từ của dòng điện được ứng dụng vào việc chế tạo các vật dụng, thiết bị như: loa, máy biến thế, chuông điện,quạt máy v.v…
Dòng điện chạy qua một số dung dịch (dung dịch điện phân) làm thoát ra ở điện cực những chất tạo thành dung dịch đó. Đó là tác dụng hoá học của dòng điện.
Dòng điện chạy trong vật dẫn làm cho vật dẫn nóng lên. Đó là tác dụng nhiệt của dòng điện. Bàn là, bếp điện là những dụng cụ được chế tạo dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
2. Cường độ dòng điện:
a/ Định nghĩa: (SGK)
Công thức định nghĩa:
I =
Nếu lấy = 1s thì I = : Vậy cường độ dòng điện được xác định bằng gì?
Chú ý: Cường độ dòng điện có thể thay đổi theo thời gian nên công thức trên chỉ cho ta biết giá trị trung bình của cường độ dòng điện trong thời gian
Dòng điện có cường độ và có chiều không đổi theo thời gian gọi là dòng điện không đổi.
Đơn vị cường độ dòng điện: Ampe – kí hiệu là A
b/ Định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở R: (SGK)
Nếu I là dòng điện chạy từ A đến B của đoạn mạch và U là hiệu điện thế hai đầu mạch thì biểu thức trên viết lại như thế nào?
Nhận xét gì về ý nghĩa của tích số I.R?
10.3 viết lại dưới dạng: U = VA – VB = I.R hay
Tích I.R được gọi là độ giảm thế trên điện trở R. Khi R có cùng một giá trị ứng với những giá trị khác nhau của hiệu điện thế U đặt vào vật dẫn, nói vật dẫn tuân theo định luật Ôm
Thế nào là đường đặc tuyến vôn – ampe của vật dẫn?
c/ Đặc tuyến vôn – ampe:
Đường biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I chạy qua vật dẫn vào hiệu điện thế U đặt vào vật dẫn gọi là đường đặc trưng vôn-ampe hay đặc tuyến vôn-ampe của vật dẫn.
Ở nhiệt độ nhất định thì đường đặc tuyến vôn-ampe là một đoạn thẳng, vậy dây dẫn kim loại ở nhiệt độ không đổi là vật dẫn tuân theo định luật Ôm.
Nguồn điện là gì? Nêu cấu tạo của nguồn điện?Làm thế nào để tạo ra hai cực của nguồn điện?
Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế hai đầu mạch, từ đó duy trì dòng điện trong mạch.
Nguồn điện có hai cực, cực dương và cực âm, giữa hai cực có một hiệu điện thế được duy trì
Muốn tạo hai cực của nguồn điện thì phải làm cho hai cực nhiễm điện trái dấu: một cực nhiễm dương và một cực nhiễm điện âm
Lực điện có làm cho hai cực nhiễm điện trái dấu được không? Tại sao?
Lực điện không có tác dụng làm cho hai cực nhiễm điện trái dấu vì lực điện tác dụng giữa êlectron và iôn dương là lực hút tĩnh điện nên lực điện không thể tách êlectron ra khỏi nguyên tử trung hòa, nên không tạo ra được các êlectron tự do và các ion dương
Vậy để tạo ra hai cực của nguồn điện phải có loại lực không phải lực điện thực hiện công để tách các êlectrôn ra khoải nguyên tử trung hòa rồi chuyển các êlectrôn hoặc ion dương được tạo thành ra khỏi các cực để một cực thừa êlectrôn trở thành cực âm, một cực thành cực dương. Lực có tác dụng như vậy trong nguồn điện gọi là lực lạ
Khi nối hai cực của nguồn bằng một vật dẫn thành mạch kín thì các điện tích dương chuyển động thế nào?
Các điện tích dương chạy từ cực dương của nguồn có điện thế cao đến cực âm của nguồn có điện thế thấp.
Vật dẫn kim loại thì chỉ có sự dịch chuyển của êlectron tự do từ cực âm qua vật dẫn đến cực dương của nguồn
Bên trong nguồn điện, dưới tác dụng của lực lạ,các hạt tải điện dương dịch chuyển ngược chiều điện trường từ cực âm sang cực dương, lực lạ thực hiện công thắng lực cản của trương tĩnh điện bên trong nguồn điện
4. Suất điện động của nguồn điện:
Định nghĩa:
Đơn vị: V
Mỗi nguồn có một suất điện động nhất định không đổi và còn có một điện trở gọi là điện trở trong của nguồn điện.
Khi mạch ngoài hở thì suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
Củng cố:
Các em cần nắm vững những nội dung cơ bản sau:
1. Khái niệm dòng điện, các tác dụng của dòng điện
2. Cường độ dòng điện, dòng điện không đổi, định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở R.
3. Đường đắc tuyến vôn – ampe
4. Suất điện động của nguồn điện: định nghĩa, biểu thức.
Dặn dò:
Học bài và làm toàn bộ các bài tập SGK và SBT
Đọc trước bài 11: Pin và acquy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hán Bích Thủy
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)