Bài 7. Dòng điện không đổi. Nguồn điện

Chia sẻ bởi Ngô Thị Thanh Liên | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Dòng điện không đổi. Nguồn điện thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
Tiết 11 BÀI 7.
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN
Dòng điện là gì?
Dòng điện là dòng chuyển động có hướng của các điện tích.
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các hạt điện tích nào?
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các hạt electron mang điện tích âm.
Chiều của dòng điện được quy ước như thế nào?
Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển động của hạt mang điện tích dương.
Tại sao chiều dịch chuyển của các e tự do (trong KL) lại ngược chiều dòng điện?
Các e tự do chuyển động tương đương với một dòng các hạt điện tích dương chuyển động theo hướng ngược lại
Dòng điện chạy qua các vật dẫn có thể gây ra những tác dụng nào? Đối với mỗi tác dụng hãy kể tên một dụng cụ mà hoạt động của nó chủ yếu dựa vào tác dụng đó.
Dòng điện có thể gây ra những tác dụng như: tác dụng từ (làm quay kim nam châm), tác dụng nhiệt (bàn là, bếp điện,..), tác dụng hoá học (điện phân một số dung dịch hoá học), tác dụng phát sáng (bóng đèn), tác dụng cơ học (máy quạt), sinh lí (giật điện), …
Trị số của đại lượng nào cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện? Đại lượng này được đo bằng dụng cụ nào và bằng đơn vị gì?
Cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. Đơn vị cường độ dòng điện là ampe (A).
+
+
+
+
+
+
Nêu một ví dụ về một mạch điện trong đó có dòng điện không đổi.
Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào?
Trong thời gian 2s có một lượng điện lượng 1,50C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc bóng đèn. Tính cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn.
Dòng điện chạy qua một dây dẫn bằng kim loại có cường độ 1A. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 1s.
Các vật được cho dòng điện chạy qua được gọi là các vật gì? Các hạt mang điện trong vật loại này có đặc điểm gì?
+
-
+
-
-
-
+
+
E
Hãy kể tên một số nguồn điện thường dùng.
Bộ phận nào của mạch điện hình 7.2 tạo ra dòng điện chạy trong mạch điện này khi đóng công tắc K?
Nếu mắc mạch điện theo sơ đồ hình 7.3 thì số chỉ vôn kế và số vôn ghi trên nguồn điện có mối liên hệ gì? Điều đó cho biết có gì tồn tại giữa hai điện cực của nguồn điện?
Tác dụng của nguồn điện là gì?
+
+
-
+
+
-
-
-
+
-
Bài 1: Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào:
I= q2/t
I=qt
I=q2t
I=q/t
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 2: Điều kiện để có dòng điện là:
Chỉ cần có các vật dẫn nối liền với nhau tạo thành mạch điện kín
Chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn
Chỉ cần có hiệu điện thế
Chỉ cần có nguồn điện


BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 3: Hiệu điện thế 1V đặt vào hai đầu điện trở 10Ὠ trong khoảng thời gian là 20s. Lượng điện tích dịch chuyển qua điện trở này khi đó là bao nhiêu
200C
20C
2C
0,005C


BÀI TẬP VẬN DỤNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Thanh Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)