Bài 7: Cuộc vận động cách mạng tháng Tám1939-1945

Chia sẻ bởi Than Tuan | Ngày 09/05/2019 | 96

Chia sẻ tài liệu: Bài 7: Cuộc vận động cách mạng tháng Tám1939-1945 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

BÀI 7
CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
(1939-1945)








Tình hình Việt Nam trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai:
- Tháng 9-1939 CTTG II bùng nổ.
- Ở châu Âu Pháp bị Đức chiếm .
- Ở Đông Dương Nhật đe dọa thuộc địa Pháp.
- Pháp tăng cường đàn áp, bóc lột thuộc địa.
- 6-1940 Pháp ở Đông Dương đầu hàng Nhật, cung cấp vật chất và trang bị chiến tranh cho Nhật.
II. Chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương:
+ 6 -1939 Hội nghị lần thứ VI của BCH TW Đảng nhận định:
- Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương là giải phóng dân tộc.
- Chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương để đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, các dân tộc, các giai cấp.
-Kẻ thù trước mắt là chủ nghĩa đế quốc Phát xít .



III. Những phát súng đầu tiên báo hiệu thời kỳ đấu tranh mới .
1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27- 9 -1940):
- 22 - 9 - 1940, Nhật đánh Lạng Sơn, Pháp rút chạy qua châu Bắc Sơn.
- 27- 9 - 1940, nhân dân Bắc Sơn nổi dây cướp vũ khí của Pháp, thành lập chính quyền.
- Chính quyền cách mạng thi hành tự do dân chủ, chia ruộng đất, tài sản của đế quốc cho nông dân .
- 20 - 10 - 1940, Pháp quay lại đàn áp cuộc khởi nghĩa thất bại.
2. Khởi nghĩa Nam Kì (23 -11 -1940):
- 11-1940, Pháp bắt binh lính người Việt ra trận với Thái Lan.
- Đảng bộ Nam Kì quyết định khởi nghĩa.
- Đêm 22 sáng 23 -11 khởi nghĩa bùng nổ khắp Nam Kì .
- Chính quyền cách mạng thành lập ở nhiều nơi : Mĩ Tho, Gia Định, Bạc Liêu., cờ đỏ sao vàng xuất hiện .
- Thực dân Pháp đàn áp đẫm máu.
3. Binh biến Đô Lương:
- Binh lính người Việt tại Nghệ An bất bình vì bị đưa sang Lào gây chiến tranh.
- 13-1-1941,binh lính đồn chợ Rạng dưới sự chỉ huy của Đội Cung (Nguyễn Văn Cung) nổi dậy chiếm đồn Đô Lương.
- Thực dân Pháp kịp thời đàn áp, khởi nghĩa thất bại.

4. Ý nghĩa và bài học của ba sự kiện trên
- Các cuộc đấu tranh trên đều thất bại vì lực lượng chênh lệch và bị động.
- Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam chống Pháp.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu về xây dựng lực lượng, về khởi nghĩa vũ trang, về chiến tranh du kích cho cách mạng tháng Tám về sau .


IV.Nhật nhảy vào Đông Dương (9 -1940)
1. Nhật - Pháp ra sức bóc lột nhân dân Đông Dương
- 9 -1940, Pháp đầu hàng Nhật, mở của Đông Dương cho Nhật chiếm đóng.
- Nhân dân Đông Dương (trong đó có Việt Nam) chịu hai tầng áp bức của Pháp - Nhật :
+ Vơ vét lương thực, thực phẩm để phục vụ cho chiến tranh.
+ Tăng thuế, bắt phu, bắt lính.
2. Những thủ đoạn chính trị lừa bịp của Nhật - Pháp
+ Nhật Bản :
- Thành lập các đảng phái tay sai, bù nhìn.
- Tuyên truyền văn hóa Nhật, đưa ra các khẩu hiệu lừa bịp.
+ Pháp :
- Tiếp tục đàn áp, khủng bố cách mạng.
- Mở các trường học, tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao để lừa bịp nhân dân và tuyên truyền ảnh hưởng của Pháp.
3. Tình cảnh nhân dân Việt Nam dưới hai tầng áp bức Nhật - Pháp


+Nông dân:
- Bị cướp đoạt lương thực, thực phẩm.
- Đời sống cùng cực(Cuối 1944 - đầu 1945,
2 triệu nông dân chết đói).
+ Công nhân :
- Bị sa thải, thất nghiệp, giảm lương, đàn áp.
+ Tiểu tư sản :
- Đời sống bấp bênh, khó khăn.
+ Tư sản và địa chủ:
- Đời sống sa sút, phá sản.
V.Mặt trận Việt Minh ra đời lãnh đạo đấu tranh
1.Hoaøn caûnh :
+ Theá giôùi :
- 6 -1941, Ñöùc taán coâng Lieân Xoâ, caùc beân tham chieán chia thaønh hai phe :
>Phe Phaùt xít (Khoái truïc): Ñöùc- Italia – Nhaät.
>Phe Ñoàng minh:Lieân Xoâ – Mó – Anh.
+ Trong nöôùc :
-10 - 5-1941,Nguyeãn AÙi Quoác trieäu taäp Hoäi nghò BCH TW Ñaûng Coäng saûn Ñoâng Döông laàn thöù 8.
- Hoäi nghò ñaõ chuû tröông :
>Giaûi phoùng nhaân daân Ñoâng Döôngkhoûi aùch thoáng trò cuûa Nhaät – Phaùp.
>Thaønh laäp Vieät Nam ñoäc laäp ñoàng minh (Vieät Minh).
2. Xây dựng lực lượng cách mạng :
-1941, thành lập Cứu quốc quân.
-1943, thành lập ủy ban Việt Minh Cao - Bắc - Lạng.
-1944, thành lập Hội văn hóa cứu quốcViệt Nam .
- 7 - 5 - 1944, tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa .
-11- 1944, thành lập đội du kích Vũ Nhai (Thái Nguyên).
- 22 - 12 - 1944, thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
-15 - 5 - 1945, hợp nhất Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân .

VI.Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

1. Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945) :
- Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối.
- Ở Đông Dương, Nhật suy yếu, Pháp chuẩn bị đánh Nhật.
- 9 - 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp, thành lập chính quyền tay sai. Nhật tiếp tục đàn áp, khủng bố cách mạng.
2. Cao trào kháng Nhậ�t cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám
- Sau khi Nhật đảo chính Pháp, BTV TW Đảng họp, đưa ra chỉ thị:
+ Kẻ thù duy nhất của nhân dân Đông Dương là Phát xít Nhật.
+ Phát động cao trào "Kháng Nhật cứu nước".
- 3 - 1945, tiến hành đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần .
- Thành lập đội du kích Ba Tơ (Quảng Ngãi)
- 5 - 1945, thành lập Việt Nam giải phóng quân .
- 6 - 1945, thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.
- Đưa ra khẩu hiệu "Phá kho thóc giải quyết nạn đói"


VII. Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước

1. Phát xít Nhạ�t đầu hàng Đồng minh lệnhTổng khởi nghĩa được ban bố :
- 8 - 1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
-13 - 15/08/1945, Hội nghi toàn quốc ĐCS Đông Dương họp ở Tân Trào :
+ Phát động khởi nghĩa trong toàn quốc.
+ Thành lập Ủ�y ban khởi nghĩa toàn quốc.
+ Ra quân lệnh kêu gọi toàn dân nổi dậy.
-16 - 8 - 1945, Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam.
2. Giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội :
-15 - 08 - 1945, Việt Minh tổ chức diễn thuyết công khai trong thành phố.
-17 - 08, mít tinh, biểu tình ủng hộ Việt Minh.
- 19 - 08, chính quyền về tay cách mạng, khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội.
3. Giành chính quyền trong toàn quốc
- 14 -- 18 - 08 - 1945, nhiều huyện, tỉnh trong cả nuớc giành chính quyền, .
- 23 - 08 , khởi nghĩa thắng lợi ở Huế. 25 - 08 , thắng lợi ở Sài Gòn.
- 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
4. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công, những bài học kinh nghiệm.

a.Ý nghĩa lịch sử
- Xoá bỏ ách thống trị của Pháp - Nhật, và lật đổ chế độ phong kiến trên lãnh thổ Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một nước tự do, độc lập.
- Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
- Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
b. Nguyên nhân thành công
- Truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam,
- Sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương.
- Hoàn cảnh thuận lợi của tình hình thế giới .
c. Bài học kinh nghiệm
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Tập hợp và tổ chức lực lượng cách mạng.
- Vận dụng sáng tạo quan điểm đấu tranh cách mạng .


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Than Tuan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)