Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Liêm | Ngày 26/04/2019 | 72

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Bài 7
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
(3 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
� Nêu được khái niệm, nội dung , ý nghĩa và cách thức thực hiện một số quyền dân chủ của công dân (quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo.)
� Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân.
2.Về ki� năng:
� Biết thực hiện quyền dân chủ đúng quy định của pháp luật.
� Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân.
3.Về thái độ:
� Tích cực thực hiện quyền dân chủ của công dân.
� Tôn trọng quyền dân chủ của mỗi người.
� Phê phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.
II. NỘI DUNG :
1. Trọng tâm:
� Khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
� Khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
� Khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
� Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân.
2. Một số kiến thức cần lưu ý :
( Về quyền bầu cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
Các nguyên tắc bầu cử : phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín là những nguyên tắc thể hiện bản chất dân chủ của một nhà nước. Các nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau, trong đó cần lưu ý :
- Nguyên tắc phổ thông có vị trí đặc biệt quan trong vì nó là thước đo đầu tiên về mức độ dân chủ của bất cứ cuộc bầu cử nào . Qua phần Tư liệu tham khảo, giáo viên có thể giúp học sinh nhận thấy, ở nhiều nước, nhằm hạn chế sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào đời sống chính trị của đất nước, vào việc thể hiện ý chí của mình thông qua những người đại diện do họ lựa chọn nên pháp luật bầu cử của các nước đó đã quy định nhiều tiêu chuẩn về trình độ học vấn, thời gian cư trú, dân tộc, tài sản đối với ngưới được quyền bầu cử và ứng cử. Liên hệ với cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở Việt Nam năm 1946, khi mà hơn 90% dân số nước ta trong tình trạng mù chữ, nghèo khổ vì vừa thoát khỏi nạn đói làm chết hơn hai triệu người nhưng Đảng và Chính phủ lâm thời non trẻ đã quyết tâm tạo mọi điều kiện để thực hiện được cuộc Tổng tuyển cử phổ thông. Đáp lại, tuyệt đại đa số cử tri, với tấm lòng và niềm tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện đúng đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, làm nên thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử, bầu nên Quốc hội khoá I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Nguyên tắc bầu cử trực tiếp : bầu cử trực tiếp cần được hiểu theo hai nghĩa : các cử tri trực tiếp cầm lá phiếu bỏ vào thùng phiếu, không thông qua một người hay tổ chức trung gian nào ; mỗi cử tri đều trực tiếp bầu người đại diện cho mình vào cơ quan đại diện từng cấp. Qua bài học về bộ máy nhà nước ở Lớp 11, học sinh đã biết là Nhà nước ta được tổ chức theo 4 cấp hành chính ( xã, huyện, tỉnh, trung ương ) và ở cả bốn cấp đó đều có các cơ quan đại diện cho nhân dân bầu ra : ở Trung ương - Quốc hội do cử tri cả nước bầu ; ở địa phương - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã do cử tri trong phạm vi tỉnh, huyện, xã tương ứng bầu.
- Nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc xuyên suốt quá trình bầu cử, là nguyên tắc đảm bảo cho các nguyên tắc trên đạt được giá trị đích thực. Nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở quy định về quyền và nghĩa vụ như nhau của mọi cử tri, mỗi cử tri chỉ được bầu một phiếu và giá trị như nhau của mỗi lá phiếu bầu .
( Quyền ứng cử của công dân :
Mức độ dân chủ của chế độ bầu cử còn được đánh giá qua các quy định về tiêu chuẩn ứng cử viên, cách thức thực hiện quyền ứng cử của công dân . Theo pháp luật hiện hành, công dân có thể thực hiện quyền ứng cử bằng hai cách : tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. Đối với người tự ứng cử, pháp luật không quy định thêm bất cứ điều kiện nào khác ngoài các tiêu chuẩn độ tuổi, năng lực và tính nhiệm với cử tri ( pháp luật một số nước quy định người tự ra ứng cử phải nộp tiền cược trước, phải tự thu thập đủ số lượng nhất định chữ kí của cử tri .). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên hiệp rộng rãi nhất của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, được giao trách nhiệm lập danh sách ứng cử viên, giới thiệu ứng cử viên về các cơ sở nơi sinh sống hoặc nơi công tác để lấy ý kiến cử tri và cuối cùng là gửi danh sách ứng cử viên chính thức về các đơn vị bầu cử. Các ứng cử viên đều bình đẳng trong việc tuyên truyền, vận động bầu cử, đặc biệt là trong việc trình bày các chương trình, kế hoạch hành động với tư cách là đại biểu nhân dân trong tương lai.
( Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội, quyền thảo luận và kiến nghị với Nhà nước về các vấn đề chung của xã hội
Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, vì vậy, xây dựng và ban hành pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng nhất của quản lí nhà nước và xã hội, do vậy, trước tiên phải được thực hiện bằng sự tham gia của nhân dân vào quá trình xây dựng pháp luật. Pháp luật bắt bắt nguồn từ cuộc sống xã hội, thể hiện ý chí của nhà nước và quay trở lại điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhân dân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các văn bản pháp luật. Do vậy, để nội dung pháp luật phù hợp với nhu cầu và sự vận động khácg quan của đời sống xã hội thì ngay từ trong quá trình hoạch định chính sách, soạn thảo văn bản pháp luật, mọi Nhà nước dân chủ đều phải quan tâm đến việc thu hút sự tham gia của nhân dân, đặc biệt là sự tham gia, đóng góp ý kiến của các đối tượng sẽ chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, văn bản pháp luật đó.
Sự tham gia của nhân dân vào quá trình thực hiện pháp luật : Ngoài việc trực tiếp thực hiện pháp luật với tư cách là các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật , nhân dân còn là người giám sát quá trình tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước. Việc giám sát của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức nhà nước là việc giám sát của chủ thể quyền lực đối với những cơ quan, cá nhân được uỷ nhiệm thực thi quyền lực, bởi vì : "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" là nguyên tắc nền tảng của Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân (Điều 2, Hiến pháp 1992).
( Quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
Quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có mối quan hệ chặt chẽ với quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội, là một cách thức bảo đảm thực hiện có hiệu quả quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước. Cần giúp học sinh nhận thức đúng về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân: quyền khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân, việc thực hiện đúng đắn quyền này cũng chính là nghĩa vụ cơ bản của công dân "tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội" (Điều 79, Hiến pháp 1992 ).
Trong Bài 2, HS đã nắm được các hình thức thực hiện pháp luật cũng như vi phạm pháp luật, cách thức để xử lí các vi phạm và khắc phục các hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (các hình thức trách nhiệm pháp lí). Ở bài này, GV nên nhấn mạnh: Khiếu nại là một phương thức để công dân yêu cầu cơ quan nhà nước xem xét, xử lí các hành vi, quyết định trái pháp luật trong quá trình công chức nhà nước áp dụng pháp luật để giải quyết công việc liên quan đến dân. Cần lưu ý rằng, khiếu nại và giải quyết khiếu nại theo trình tự hành chính như trình bày trong bài chỉ là một trong các phương thức để nhân dân thực hiện quyền giám sát và yêu cầu cơ quan nhà nước xử lí vi phạm. Nếu người khiếu nại không đồng ý với cách giải quyết của cơ quan hành chính, họ có thể sử dụng một phương thức khác - đó là thực hiện quyền khởi kiện cơ quan, công chức nhà nước ra trước ra Toà án. Việc tiếp nhận, xem xét, giải quyết đơn kiện của công dân trong trường hợp này được thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng hành chính. Công dân khởi kiện và cơ quan nhà nước, công chức nhà nước bị kiện là hai bên trong một vụ án hành chính, bình đẳng trước pháp luật và trước Hội đồng xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.
Qua bài này, giáo viên giúp học sinh hệ thống lại "chu trình sống" của một văn bản pháp luật và khắc sâu vai trò, trách nhiệm của công dân, của Nhà nước (thông qua các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) trong quá trình làm ra pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.
III. PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Liêm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)