Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ
Chia sẻ bởi Đinh Xuân Hòa |
Ngày 26/04/2019 |
163
Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Học sinh cần đạt được :
1. Về kiến thức :
- Hiểu được khái niệm nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện một số nội dung quyền dân chủ của công dân.
- Hiểu được mối quan hệ trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân trong việc thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân.
2. Về kỹ năng :
- Biết quan sát, phân tích, nhận xét về việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân ở cơ sở.
3.Về thái độ hành vi :
- Hình thành ý thức, niềm tự hào và thái độ tích cực của công dân, học sinh với việc thực hiện các quyền tự do dân chủ.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HS
Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, năng lực tư duy
III . PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ ÁP DỤNG
- Thảo luận lớp, TL nhóm; nêu vấn đề, đọc hợp tác
IV .TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY VÀ KỸ NĂNG SỐNG
- Sách giáo khoa GDCD lớp 12; SGV lớp 12; các tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng liên quan đến bài học.
- Phương tiện : thước kẻ, giấy khổ lớn, bút dạ...
V . TỔ CHỨC DẠY HỌC
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Tiết 2
1. Khởi động
* Mục tiêu:
-Kích thích Hs tìm hiểu xem các em đã biết gì về các quyền dân chủ
- Rèn luyện NL tu duy cho Hs
* Cách tiến hành:
GV đặt vấn đề từ các câu hỏi:
Các em hiểu thế nào là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân?
Các em có thể lấy ví dụ ở địa phương mình về việc nhân dân thực hiện chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ?
Những điều mà HS nêu lên chính là biểu hiện của quyền dân chủ, quyền làm chủ của người dân trong đời sống chính trị, đời sống xã hội của đất nước. Pháp luật có ý nghĩa, vai trò như thế nào trong việc xác lập và bảo đảm cho người dân sử dụng các quyền dân chủ của mình? Đó chính là nội dung của bài học này.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: THẢO LUẬN LỚP TÌM HIỂU KHÁI NIỆM QUYỀN BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ
* Mục tiêu
HS nêu được thế nào là quyền bầu cử và ứng cử; tỏ thái độ không đồng tình trước hành vi vi phạm Luật Bầu cử.
Rèn luyện năng lực, tư duy phê phán cho học sinh.
* Cách tiến hành
GV cho HS biết về tình huống :
Sau ngày bầu cử ĐB HĐND, các bạn lớp12 đến trường với niềm tự hào lớn trước các em lớp dưới vì đã lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân. H hãnh diện khoe: "Tớ không chỉ có một phiếu đâu nhé! Cả bà và mẹ đều "tín nhiệm cao" giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn". GV hỏi: Em có chia sẻ niềm tự hào đó không? Vì sao?
GV nêu tiếp câu hỏi để thảo luận: quyền bầu cử và ứng cử là gì?
* Kết luận:
GV định hướng HS: - H tự hào là rất chính đáng, nhưng việc H hãnh diện vì bỏ phiếu thay bà và mẹ là 1 việc làm sai, cần phê phán. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp là mỗi công dân phải tự mình lựa chọn đâị biểu, bên cạnh đó việc tổ chức bầu cử thường được tổ chức vào các ngày nghỉ, nên H không có quyền bỏ phiếu dùm cho bà và mẹ, việc làm này vi phạm Luật Bầu cử.
- Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản
I. MỤC TIÊU:
Học sinh cần đạt được :
1. Về kiến thức :
- Hiểu được khái niệm nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện một số nội dung quyền dân chủ của công dân.
- Hiểu được mối quan hệ trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân trong việc thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân.
2. Về kỹ năng :
- Biết quan sát, phân tích, nhận xét về việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân ở cơ sở.
3.Về thái độ hành vi :
- Hình thành ý thức, niềm tự hào và thái độ tích cực của công dân, học sinh với việc thực hiện các quyền tự do dân chủ.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HS
Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, năng lực tư duy
III . PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ ÁP DỤNG
- Thảo luận lớp, TL nhóm; nêu vấn đề, đọc hợp tác
IV .TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY VÀ KỸ NĂNG SỐNG
- Sách giáo khoa GDCD lớp 12; SGV lớp 12; các tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng liên quan đến bài học.
- Phương tiện : thước kẻ, giấy khổ lớn, bút dạ...
V . TỔ CHỨC DẠY HỌC
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Tiết 2
1. Khởi động
* Mục tiêu:
-Kích thích Hs tìm hiểu xem các em đã biết gì về các quyền dân chủ
- Rèn luyện NL tu duy cho Hs
* Cách tiến hành:
GV đặt vấn đề từ các câu hỏi:
Các em hiểu thế nào là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân?
Các em có thể lấy ví dụ ở địa phương mình về việc nhân dân thực hiện chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ?
Những điều mà HS nêu lên chính là biểu hiện của quyền dân chủ, quyền làm chủ của người dân trong đời sống chính trị, đời sống xã hội của đất nước. Pháp luật có ý nghĩa, vai trò như thế nào trong việc xác lập và bảo đảm cho người dân sử dụng các quyền dân chủ của mình? Đó chính là nội dung của bài học này.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: THẢO LUẬN LỚP TÌM HIỂU KHÁI NIỆM QUYỀN BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ
* Mục tiêu
HS nêu được thế nào là quyền bầu cử và ứng cử; tỏ thái độ không đồng tình trước hành vi vi phạm Luật Bầu cử.
Rèn luyện năng lực, tư duy phê phán cho học sinh.
* Cách tiến hành
GV cho HS biết về tình huống :
Sau ngày bầu cử ĐB HĐND, các bạn lớp12 đến trường với niềm tự hào lớn trước các em lớp dưới vì đã lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân. H hãnh diện khoe: "Tớ không chỉ có một phiếu đâu nhé! Cả bà và mẹ đều "tín nhiệm cao" giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn". GV hỏi: Em có chia sẻ niềm tự hào đó không? Vì sao?
GV nêu tiếp câu hỏi để thảo luận: quyền bầu cử và ứng cử là gì?
* Kết luận:
GV định hướng HS: - H tự hào là rất chính đáng, nhưng việc H hãnh diện vì bỏ phiếu thay bà và mẹ là 1 việc làm sai, cần phê phán. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp là mỗi công dân phải tự mình lựa chọn đâị biểu, bên cạnh đó việc tổ chức bầu cử thường được tổ chức vào các ngày nghỉ, nên H không có quyền bỏ phiếu dùm cho bà và mẹ, việc làm này vi phạm Luật Bầu cử.
- Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Xuân Hòa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)