Bài 7 chương II

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tố Châu | Ngày 26/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 7 chương II thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

Tiết thứ:... Ngày soạn: 23/07/2008

§7: LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG
A. MỤC ĐÍCH:
1/ Về kiến thức:
- Biết khái niệm liên kết giữa các bảng
- Cách tạo, sự cần thiết và ý nghĩa của việc tạo liên kết
2/ Về kỹ năng:
- Thực hiện được khai báo khóa.
- Thực hiện được việc liên kết giữa hai bảng.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
C. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1/ Giáo viên: Máy chiếu Projecter, giáo án, các chương trình minh họa
2/ Học sinh: Giải các bài tập của bài trước và xem trước bài 7.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định: Nắm sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
a. Đvđ: Có thể đưa tất cả các thông tin cần thiết vào một bảng hay không?
Để giải quyết vấn đề đó chúng ta vào tìm hiểu 2 cách thiết lập quan hệ.

Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu 2 cách thiết lập CSDL
(nên lấy ví dụ thông suốt từ chương I, Các csdl có một số bản ghi để học sinh hiểu rõ hơn.)
Bài toán: Một công ty chuyên bán dụng cụ văn phòng thường xuyên nhận đơn đặt hàng từ khách hàng. Xây dựng CSDL cho bài toán quản lí đó.
Cách thứ nhất: Lập CSDL gồm một bảng chứa tất cả các trường: So_don, Ma_KH, ho_ten, Ma_MH, so_luong, Ten_MH, dia_chi, ngay_giao_hang, Don_gia.
Cách thứ 2: Lập CSDL gồm nhiều bảng
- Khach_hang: Ma_KH, Ho_ten, Dia_chi
- Mat_hang: Ma_MH, ten_MH, Don_gia.
- Hoa_don: So_don, Ma_KH, Ma_MH, So_luong, Ngay_giao_hang.
(giáo viên chuẩn bị sẳn 2 bảng CSDL theo 2 cách)
GV:
- Chiếu lên màn hình một số đơn hàng cụ thể theo CSDL cách 1 và một số đơn hàng ở CSDL theo cách 2
- Gọi một số HS nhận xét cách thiết lập CSDL thứ nhất và thứ 2
HS nhận xét.
GV: Có thể tập trung hết thông tin vào một bảng duy nhất, nhưng như vậy bảng đó phải có nhiều cột để thể hiện hết tất cả các thuộc tính cần thiết và phải ghi lại nhiều lần một giá trị thông tin ở nhiều thuộc tính khác nhau và ở nhiều bản ghi khác nhau.
Ví dụ: bảng quản lí hồ sơ các nhân có các mục Quê quán, Nơi sinh. Khi khai báo cho một người có Quê quán và Nơi sinh cùng là:”Đông Hà, Quảng Trị”, ta phải ghi lại thông tin này hai lần trong một bản ghi. Nếu có 10 người cùng quê quan và nơi sinh như vậy thì ta phải nhập vào bảng 20 lần cùng một giá trị thông tin.)
Gv tổng hợp ý kiến:
- Có sự dư thừa DL (sự lặp lại các trường trong các đơn hàng sodon khác nhau.)
- Sự không nhất quán DL (cùng một khách hàng ở những đơn khác nhau có thể khác nhau.)
GV: cách thứ 2 khắc phục nhược điểm trên. Tuy nhiên khi muốn có được thông tin tổng hợp(liệt kê tên các loại mặt hàng đã được đặt hàng cùng số lần được đặt hàng) thì cần thông tin từ cả ba bảng
=> liên kết giữa các bảng
GV: : Ngoài ra, theo các em liên kết dữ liệu cho phép cập nhật nội dung CSDL dễ dàng hơn hay không?
HS: Cập nhật nội dung CSDL dễ dàng hơn.
GV: Như vậy việc liên kết giữa các bảng là rất quan trọng, để thiết lập liên kết giữa các bảng trong Access như thế nào ta tìm hiểu mục 2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tạo liên kết
Gv: hỏi học sinh mối liên kết giữa các bảng có trường gì giống nhau?
HS: Trả lời mối liên kết giữa các bảng
Bảng Khach_hang và bảng hoa_don là Ma_KH
Bảng mat_hang và bảng hoa_don là Ma_MH
GV:
- Sau khi đã xác định được các mối liên kết hướng dẫn cách tạo các liên kết qua ví dụ cụ thể đã nêu ở trên.
- Thực hiện từng bước trên Access để tạo các mối liên kết.


HS: Lắng nghe, quan sát.
GV: Gọi một số học sinh nhắc lại các bước để tạo mối liên kết.
HS: nhớ và trả lời.
GV: Tổng hợp ý kiến và nêu các bước cụ thể để tạo mối liên kết giữa các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tố Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)