Bài 7. Cấu tạo tế bào thực vật

Chia sẻ bởi Lê Quang Nam | Ngày 23/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Cấu tạo tế bào thực vật thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
1
I. Khái niệm về tế bào thực vật
TẾ BÀO THỰC VẬT
Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống. Cơ thể thực vật cũng như bất kỳ một cơ thể sống nào khác đều được cấu tạo từ tế bào.
Cơ thể thực vật có thể cấu tạo đơn bào hoặc đa bào:
+Một số thực vật có cấu tạo từ một tế bào gọi là cơ thể đơn bào như tảo: Chlorella, Chlamydomonas... ở những tế bào này mọi quá trình sống đều do bản thân tế bào đó đảm nhận.
+Phần lớn cơ thể thực vật còn lại cơ thể đều có cấu tạo đa bào gồm nhiều tế bào, chia thành các nhóm, đảm nhiệm những chức năng khác nhau của cơ thể - gọi là mô thực vật
+Một vài trường hợp đặc biệt (tảo không đốt: Vaucheria, nấm mốc -Mucor), cơ thể gồm nhiều tế bào không có vách ngăn - gọi là cộng bào
- Tế bào thực vật là đơn vị giải phẫu và sinh lý của cơ thể thực vật


9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
2
Tế bào thực vật có hình dạng rất đa dạng, tuỳ thuộc vào từng loài và từng loại mô.
- Ở thực vật bậc thấp - hình dạng rất đa dạng: Hình cầu (tảo tiểu cầu –Chlorella); hình trứng (Tảo lục đơn bào- Chlamydomonas),hình cong lưỡi liềm (Tảo lưỡi liềm-Closterium)...
- Ở TVBC hình dạng của tế bào được phân thành 2 nhóm có liện quan đến các chức năng khác nhau
+ Nhóm tế bào nhu mô (Parenchyma)
+ Nhóm tế bào hình thoi (Prosenchyma)
Kích thước của TBTV rất biến đổi, có kích thước trung bình 10-100µm, phải quan sát bằng KHV.
Có những tế bào kt lớn, có thể thấy bằng mắt thường: Tế bào thịt quả dưa hấu, cà chua, tép bưởi , cam, sợi đay, gai...
II. Hình dạng và kích thước của TBTV
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
3
Các loại tế bào thực vật
Tế bào sợi;
Tế bào mô phân sinh;
Tế bào mô dự trữ chứa hạt tinh bột;
Tế bào biểu bì;
Tế bào hai nhân;
Tế bào mô đồng hóa với với các hạt lạp lục;
Tế bào mô cứng;
Tế bào rây và tế bào kèm.
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
4
III. Cấu tạo của TBTV
Tế bào thực vật có cấu tạo rất phức tạp, gồm 2 thành phần cơ bản:
Chất nguyên sinh: là chất sống của tế bào, có cấu tạo rất phức tạp, gồm: tế bào chất, nhân, ty thể, lạp thể, thể golgi, mạng lưới nội sinh chất...

Thành phần không sống: được hình thành do hoạt động của CNS tạo nên, bao gồm: vách tế bào, không bào và dịch tế bào, các thể ẩn nhập...
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
5
Mô hình cấu tạo giải phẫu của tế bào thực vật
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
6
Những cấu trúc đặc trưng của TBTV
1. Tế bào chất
Tế bào chất là chất sống cơ bản, là thành phần cơ bản và bắt buộc của TBTV, tại đây xảy ra các quá trình tiêu biểu cho hoạt động sống của tế bào.

Tính chất lý học: TBC là một chất lỏng không màu, hơi trong suốt, không hoà tan trong nước, nặng hơn nước (d= 1,04-1,06), chiết quang hơn nước, khi bị đun nóng đến 500c- 600c tế bào chất sẽ mất tính chất sống (trừ một số hạt, bào tử, quả khô) có thể chịu được nhiệt độ cao hơn.

b. Thành phần hoá học: có thành phần phức tạp, theo N.X. Kixeleva, gồm các thành phần chính sau đây: Nước: 75-80%; Protein: 10-20%; Lipid: 2-5%; Glucid: 1-2%, Muối khoáng: 1%
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
7
c. Cấu trúc siêu hiển vi của TBC
Khi quan sát dưới KHV quan học, Tế bào chất là một khối đồng nhất về quang học, khi quan sát tế bào dưới KHV điện tử đa thấy cấu trúc shv của tế bào chất, gồm có 3 lớp:
Màng nguyên sinh (Plasmalemma): nằm sát vách tế bào, bao bọc lấy khối TBC.

Màng không bào (Tonoplasma): là phần chất nguyên sinh ngăn cách khối TBC và không bào.
Hai lớp màng này rất mỏng có độ dày khoảng 7-12nm. Cấu tạo bởi 3 lớp: ở giữa là lớp phân tử lipid phân cực, phía ngoài là 2 lớp phân tử protein- tạo thành màng cơ sở của tế bào.

Lớp trung chất (Mesoplasma): nằm giữa 2 lớp màng nói trên, có cấu tạo phức tạp, bao gồm các khoang, túi nhỏ, các rãnh... Gọi là mạng lưới nội chất (endoplasma): Có 2 loại MLNC có hạt và MLNC không hạt
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
8
d. Tính chất sinh lý của tế bào chất
Tính thấm chọn lọc: là khả năng hút được chất này hay chất khác từ môi trường xung quanh vào tế bào và ngược lại, nhả một số chất vào môi trường, khi nồng độ dung dịch bên trong tế bào và ngoài môi trường có sự chênh lệch, tính chất này được thể hiện rõ thông qua hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh.
Sự chuyển động của chất tế bào:
- chuyển động vòng
- chuyển động khuếch tán
- chuyển động amip
e. Sợi liên bào và sự liên lạc giữa các tế bào
- Trong cơ thể thực vật đa bào, tế bào chất của những tế bào ở gần nhau được liên hệ chặt chẽ với nhau thông qua những sợi mảnh tế bào chất xuyên qua vách tế bào gọi là sợi liên bào
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
9
2. Lạp thể
Lạp thể là những nội bào quan nhỏ đặc trưng cho tế bào thực vật ( không có ở tảo lam và nấm)
- Tuỳ theo sự có mặt của các sắc tố bên trong của lạp thể, người ta chia lạp thể thành 3 loại: lạp lục, lạp màu và lạp không màu.
- Sự phân chia có tính chất tương đối, vì các loại lạp thể này có chung nguồn gốc và giữa chúng có sự chuyển hoá lẫn nhau

Lạp màu Lạp lục


Lạp không màu Thể trước lạp
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
10
2.1. Lạp lục
Lạp lục là lạp thể có chứa sắc tố lục gọi là chất diệp lục (Chlorophyll), có mặt trong tất cả các phần xanh của cây:lá, thân, cành non, vỏ quả...
Hình dạng của lạp lục rất đa dạng
- Ở TVBT lạp lục thường có dạng hình bản, sao, xoắn, mạng lưới... Gọi là thể màu
- Ở TVBC lạp lục thường có dạng hình cầu, nhìn nghiêng có dạng hình bầu dục hoặc thấu kính, kích thước trung bình 3µm.
Thành phần hoá học: Protid: 35-55%; Lipid: 20-30%, Chất diệp lục:9%; Carotinoid: 4-5%, a. Nucleic: 2-4%, hàm lượng Glucid không cố định, ít chất khoáng.
- dlục a: C55H7205N4Mg (màu lam)
- dlục b: C55H7006N4Mg (màu vàng lục) Tỷ lệ a: b =3:1

Chức năng sinh lý: Lạp lục có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của thực vật, là trung tâm của quá trình quang hợp
6C02 + 6H20 NL AS MT C6H1206 + 602




9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
11
Cấu trúc của lục lạp
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
12
Sơ đồ cấu tạo của lạp lục
1. Chất nền; 2. Hạt; 3. Phiến

. Thể màu ở tảo
Tảo sao (Zygnema sp.); B. Tảo sinh đốt (Oedogonium sp.);
C. Tảo xoắn (Spirogyra sp.); D. Dranarpandia sp.
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
13
2.2. Lạp màu
Lạp màu là loại lạp thể có chứa các sắc tố thuộc nhóm carotinoid, thường có màu vàng (chứa Xanthophin), cam (chứa Carotin), đỏ (chứa Lycopin)... nhờ có lạp màu màu một số cánh hoa, lá, vỏ quả, củ... có màu sắc.
Hình dạng của lạp màu rất đa dạng: hình cầu, kim, que, hình khối nhiều mặt... phụ thuộc vào trạng thái của các sắc tố chứa bên trong tế bào
Lạp màu có ý nghĩa làm cho hoa, quả có màu sắc để thu hút côn trùng, chim trong quá trình thụ phấn chéo và giúp truyền giống nhờ động vật...
2.3. Lạp không màu: Là những lạp thể không chứa sắc tố, liên quan đến việc hình thành các chất dinh dưỡng dữ trữ.
Lạp không màu thường tập trung xung quanh nhân, hình dạng rất đa dạng: hình cầu, hình trứng, hình que, hình thoi...
- Căn cứ vào các chất dự trữ mà lạp không màu tích luỹ được, người ta chia lạp không màu thành: lạp tạo bột, thể dầu, thể protid

9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
14
3.Ty thể
a. Hình dạng, vị trí, kích thước, sự phân bố của ty thể
Ty thể là nội bào quan có mặt trong tất cả các tế bào sống, nằm trong tế bào chất.

Kích thước: đường kính 0,5-1,5μm, chiều dài 1,5-3μm

Hình dạng: hạt, que, sợi... Thường không cố định thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện sinh lý của tế bào

Số lượng, kích thước, sự phân bố của ty thể trong các tế bào khác nhau và ở trạng thái sinh lý khác nhau thì không giống nhau.
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
15
b. Cấu trúc siêu hiển vi của ty thể
Cấu trúc bởi một lớp màng kép: dày 14-16nm
+ Lớp màng ngoài: bao bọc bên ngoài ty thể -
+ Lớp màng trong: bọc lót ở bên trong, từ lớp này nhô ra những tấm hình răng lược (Crista): thường nằm vuông góc với trục của ty thể, đôi khi nằm song song, chúng có thể đơn hoặc phân nhánh.

Giữa 2 lớp màng này là một khoang chứa đầy chất dịch tương đối đặc gọi là chất nền (matric)

Bao phủ màng ngoài, màng trong của ty thể - chỗ sát chất nền và trên các tấm răng lược có những hạt cực nhỏ - gọi là hạt cơ sở hay ôcxixôm: là nơi tập trung nhiều enzim làm chất xúc tác trong quá trình oxyhoá và giải phóng năng lượng
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
16
Mô hình cấu trúc siêu hiển vi của ty thể
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
17
Sơ đồ cấu trúc của ty thể
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
18
c. Thành phần hoá học của ty thể

Ty thể được cấu tạo bởi những hợp chất lipoprotein, trong đó: Protein: 65-70% ; Lipid: 25-30%; a. Nucleic: 2-3%
d. Chức năng sinh lý của ty thể

Đóng vai trò rất quan trong trong việc trao đổi năng lượng của tế bào và là trung tâm hô hấp của tế bào. Năng lượng được giải phóng ra trong ty thể tồn tại dưới một hợp chất đặc biệt là ATP.

Sự có mặt của ADN và ARN trong ty thể cho phép người ta đưa ra giả thiết về sự tồn tại tính di truyến của tế bào chất và sự tham gia của ty thể trong việc tổng hợp các ARN và các protein đặc trưng.
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
19
4.Thể golgi (thể hình mạng)

Thể golgi được tìm ra năm 1898 ở tế bào thần kinh động vật, nhờ có KHV điện tử đã khẳng định có ở tế bào thực vật.
Thể golgi cấu tạo gồm 2 phần:
- Hệ thống màng kép hay các túi dẹp, kín nằm song song với nhau, chiều dày của màng và túi khoảng 60-70nm; khoảng cách giữa các túi khoảng 20-50 nm.
- Các bóng nhỏ hay không bào nhỏ: nằm bên hông hoặc giữa các túi dẹp
Vai trò sinh lý của thể golgi:
- Vai trò tiết: bài tiết các sản phẩm được hình thành trong hoạt động sống của tế bào- các chất bài tiết tụ lại trong những không bào nhỏ, sau đó những không bào này chuyển ra bề mặt của tế bào và ở đấy chúng bị vỡ ra, nội chất của không bào bị rơi vào tế bào bên cạnh, hay môi trường bên ngoài; còn màng không bào sẽ tham gia vào việc hình thành màng nguyên sinh chất.
- Tham gia vào việc hình thành chất đệm của vách tế bào.
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
20
Các không
bào nhỏ
Các túi dẹp
Cấu tạo của thể golgi
Các túi dẹp
Các không bào mhỏ
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
21
5.Nhân tế bào
Tất cả các tế bào đều chứa một khối hinh cầu ở giữa gọi là nhân
Nhân tế bào là một trong những thành phần quan trọng bậc nhất của tế bào. Đó là trung tâm của mọi quá trình tổng hợp và trao đổi chất, cũng như các hoạt động sống khác của tế bào
a. Số lượng, hình dạng, kích thước và vị trí của nhân:

Trong mỗi TBTV thường chỉ có một nhân, có một số trường hợp đặc biệt:
-Tế bào vi khuẩn, tảo lam chưa có nhân chính thức, chất nhân nằm tản mạn trong TBC
-Tảo không đốt (Vaucheria); tảo thông tâm (Caulerpa), nấm mốc (Mucor) tế bào có nhiều nhân. Tế bào của Nấm đảm và Nấm túi có giai đoạn 2 nhân
- Ở TVBC, tế bào của sợi libe, tế bào xung quanh túi phấn có nhiều nhân; ống Rây là tế bào trường thành duy nhất không có nhân.

9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
22
Hình dạng của nhân rất đa dạng, phụ thuôc vào hình dạng của tế bào
- Có dạng hình cầu trong các tế bào kích thước đồng đều
- Có dạng sợi, que, thấu kính... ở những tế bào dài và hẹp
- Có dạng amip với nhiều thuỳ không đều nhau khi quan sát dưới khvđt
- Có thể biến dạng dưới sự chuyển động của TBC.
Kích thước của nhân dao động trong khoảng 5-30µm( Nhỏ nhất- Mucor: 1 µm, lớn nhất- Cycas: 500 µm)
Vị trí của nhân trong tế bào không cố định: khi tế bào còn non, nhân nằm giữa; khi tế bào già nhân thường nằm sát màng
b. Thành phần hoá học của nhân
Có thành phần rất phức tạp, chứa khoảng
-80% protein; 10% ADN; 3,7%ARN;
-5% Phospholipid; 1,3% ion kim loại
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
23
c. Cấu tạo của nhân:
Nhân tế bào ở trạng thái nghỉ giữa 2 lần phân chia gồm các thành phần chính sau đây: màng nhân, dịch nhân, hạch nhân, chất nhiễm sắc.
Mô hình cấu tạo của nhân tế bào
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
24
C1. Màng nhân: là một màng kép , gồm 2 lớp lipoprotein, chiều dày khoảng 30-50nm, khoảng cách giữa 2 lớp màng 10-30nm. Màng nhân thường thông với màng của MLNSC qua những lỗ nhỏ.

C2. Dịch nhân: Là một khối trong suốt bao quanh sợi AND của chất nhiễm sắc. Trong dịch nhân có những hạt ribonuleoprotein có đường kính khoảng 150A­0, 3 loại ARN (tARN, mARN, rARN) và một số enzim glicoprotein, và các enzim của nhân.

C3. Chất nhiễm sắc: Nó thường ở dạng lưới hay hạt rất nhỏ. Khi tế bào vào giai đoạn phân chia nhân, chất nhiễm sắc sẽ hình thành thể nhiễm sắc.

C4. Hạch nhân: Trong mỗi nhân thường có 1-2 khối hình cầu nhỏ, chiết quang hơn dịch nhân gọi là hạch nhân (nhân con), Nhân con không có màng ngăn cách với dịch nhân, bao quanh nó thường có các sợi xếp thành một khối nằm trong chất nền.

9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
25
Cấu trúc của NST:
-NST thường có kích thước từ vài µm đến 20 µm, hình dạng đa dạng: dạng sợi, que uốn cong, dạng chữ V.

-Điểm gấp khúc của NST gọi là eo sơ cấp hay tâm động.
Eo thứ cấp là phần thắt chia NST ra một đoạn nhỏ và là miền sinh nhân con.

Mỗi NST có 2 con nhiễm sắc, một con nhiễm sắc lại gồm 2 nửa gọi là sợi nhiễm sắc, mỗi sợi nhiễm sắc lại được cấu tạ bởi các bó sợi bé.

NST có khả năng tự nhân đôi, quá trình này xảy ra ở pha nghỉ, tức là vào giai đoạn trước lúc phân chia.
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
26

d. Vai trò sinh lý của nhân
Nhân là một nội bào quan quan trọng nhất của tế bào, nếu tách nhân ra khỏi tế bào thì tế bào sẽ chết, nhưng mặt khác nhân sẽ không tồn tại riêng biệt bên ngoài tế bào- mọi vai trò sinh lý của nhân đều gắn liến với tế bào chất của tế bào.
Nhân đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động sinh lý của tế bào: điều khiển mọi quá trình sinh lý, sinh hoá, sinh trưởng, sinh sản của tế bào.
Vai trò quan trọng bậc nhất của nhân là duy trì và truyền các thông tin di truyền vì nó có chứa các loại ADN qui định tính đặc trưng của protein được tổng hợp nên
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
27
6.Không bào và dich tế bào

a.Không bào
- Là những khoảng trống trong tế bào, chứa đầy một chất dịch lỏng gọi là dịch tế bào
- Khi tế bào còn non, không bào nhiều, nhỏ, nằm rải rác. Tế bào càng lớn thì các không bào tăng thể tích và khi tế bào già các không bào có xu hướng hợp thành một không bào lớn ở trung tâm, chiếm gần hết xoang tế bào.

b. Dịch tế bào
- Là một dung dịch được hình thành trong hoạt động sống của tế bào, bao gồm chủ yếu là nước, các chất hữu cơ và vô cơ hoà tan trong nước hoặc là những chất dự trữ, hoặc là sản phẩm trao đổi chất của tế bào (các a. hữu cơ, các loại glucozid, alkaloid, tanin, vitamin, các loại enzyme...)
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
28
7. Các thể ẩn nhập trong đời sống tế bào
Bao gồm các chất dự trữ hoặc chất tiết do tế bào tiết ra trong quá trình hoạt động: hạt tinh bột, hạt alơron, tinh thể muối khoáng, giọt dầu.
7.1. Hạt tinh bột
Là chất dự trữ phổ biến nhất trong tế bào thực vật (lúa 95% trọng lượng hạt, khoai lang 15% trọng lượng củ), có công thức : (C6H10O5)n không tan trong nước. Gặp ở dạng hạt trong tế bào.
Hạt tinh bột có hình dạng và kích thước khác nhau tùy loài.
7.2. Hạt alơron
Là hạt protid dự trữ, có hình cầu, bầu dục, kích thước khoảng 50 µm bên trong chứa protid và 2 loại tinh thể đặc biệt là á cầu và á tinh.
Á cầu là một khối có dạng hình cầu, cấu tạo bằng chất Phytin (là hợp chất hữu cơ của canxiphosphat và magiê)
Á tinh là khối chất protein, kết tinh hình đa giác, có khả năng phồng lên khi gặp nước chứ không tan trong nước.
hạt alơron thường gặp ở hạt thầu dầu, lúa, ngô hoặc đậu.
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
29
7.4. Tinh thể muối khoáng
Là chất kết tinh phổ biến trong nhiều cây. Có thể là:
- Tinh thể calcioxalat (CaC204): hình trụ, khối, kim, hình cầu gai. Ví dụ: hình kim ở củ thiên môn đông, hình cầu gai ở Rau sam.
- Tinh thể calci carbonat (CaC03) : tụ thành khối nằm trong túi gọi là thạch bào (túi đá), gặp ở cây đa, bồ đề, lâm vồ ...
7.3. Giọt dầu

Là dạng dự trữ lipid, giọt nhỏ không màu, hoặc màu vàng nhạt. Có thể là giọt dầu béo hay giọt dầu thơm.
- Giọt dầu béo: không có mùi thơm, không tan trong rượu, loại nằy thường gặp ở hạt ngô, lạc, trẩu
- Giọt dầu thơm: thường có mùi thơm, tan trong rượu, dễ bay hơi, thường gặp ở cánh hoa hồng, vỏ quả cam, chanh, lá bạc hà...
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
30
Hạt Alơron
A. Các hạt alơron trong tế bào; B.Một hạt Alơron; 1. Á tinh; 2. Á cầu; 3. Chất vô định hình; 4. Lỗ qua màng tế bào.
Các loại tinh thể
1. Tinh thể canxi oxalat hình lăng trụ;
2. Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai;
3. Tinh thể canxi oxalat hình kim;
4. Tinh thể canxicarbonat.
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
31
8. Vách tế bào
Vách tế bào thực vật là lớp vỏ cứng bao hoàn toàn màng sinh chất của tế bào, ngăn cách các tế bào với nhau hoặc ngăn cách tế bào với môi trường ngoài. Vách này tạo cho tế bào thực vật một hình dạng nhất định và tính vững chắc. Vách tế bào là ranh giới ngoài cùng bảo vệ tế bào chống chịu với các tác động bên ngoài.
Thành phần hoá học : nước (80-90%), chất khô gồm: Cellulose, hemicellulose, pectin- tuỳ theo mức độ trưởng thành của tế bào mà tỷ lệ giữa 3 chất đó có thể thay đổi trong vách
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
32
b.Cấu trúc của vách tế bào
Cấu trúc của vách tế bào rất phức tạp, người ta phân biệt: vách sơ cấp và vách thứ cấp
+Vách sơ cấp: thường mỏng, đàn hồi, không cản trở sự sinh trưởng của tế bào, chứa ít cellulose(5-10%), chứa nhiều hemicellulose, pectin và nước
+Vách thứ cấp: được hình thành trong các tế bào đã kết thúc thời kỳ sinh trưởng, xếp lên màng sơ cấp từ phía trong. Chứa nhiều cellulose(80-90%) hơn vách sơ cấp, không có khả năng căng ra, gồm nhiều lớp: Lớp ngoài, lớp giữa, lớp trong - những lớp này cấu tạo bởi những phiến cellulose, sắp xếp theo các hướng khác nhau, những phiến này được gắn kết bởi lớp pectin ở giữa.
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
33
c. Những biến đổi hoá học của vách tế bào
Sự hoá gỗ: Là quá trình vách cellulose ngấm chất lignin (chất gỗ) vào các mắt lưới làm cho vách tế bào thêm cứng rắn và bền hơn, tính đàn hồi kém đi, lúc này tế bào không lớn được nữa.
Sự hoá cutin: Ở tế bào biểu bì, vách tế bào biến đổi thành chất cutin không thấm nước và khí để bảo vệ
Sự hoá bần: Ở các tế bào thuộc mô bì thứ cấp, vách biến đổi thành chất bần (suberin) không thấm nước, khí, không thối rửa. Tế bào sẽ ngưng trao đổi với môi trường khi vách hoá bần và tế bào sẽ chết. Sự hoá bần sẽ xảy ra trên toàn bộ bề mặt của màng tế bào. Tầng bần làm nhiệm vụ che chở
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
34
Sự hoá nhầy: Ở một số hạt lúc nảy mầm, trên mặt vách tế bào có thể phủ thêm lớp chất nhầy, khi thấm nước chất nhầy giữ độ ẩm cần thiết giúp cho hạt nảy mầm.
Sự hoá khoáng: Ở nhiều cây, vách có thể thấm thêm các chất vô cơ như Ca, Si... Thường gặp ở biểu bì thân và lá làm mép sắc như: lúa, lau, mía, cỏ tranh...
Sự thấm sáp: Mặt ngoài vách tế bào biểu bì cũng có thể phủ thêm một lớp sáp không thấm nước. Ví dụ: quả bí, thân cây mía, lá su hào, lá khoai nước, lá chuối...
9/20/2013
Lê Quang Nam - Trường TCYT Quảng Bình
35
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quang Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)