Bài 7. Các Thủ Tục Chuẩn Vào/Ra Đơn Giản

Chia sẻ bởi Châu Quốc Phong | Ngày 25/04/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Các Thủ Tục Chuẩn Vào/Ra Đơn Giản thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 01/09/2011
Tiết theo PPCT: 07
Bài soạn: §7 CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết các lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra màn hình
2. Kỹ năng
Viết được một số lệnh vào/ra dơn giản
3. Thái độ ( có thể không có)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
Các bảng phụ viết sẳn các chương trình ví dụ SGK và cấu trúc của chương trình con,
Máy vi tính (Computer), máy chiếu (Projector) (Nếu có điều kiện)
2. Chuẩn bị của Học sinh:
Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo (nếu có điều kiện), đọc bài trước ở nhà
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
LƯU BẢNG

Để khởi tạo giá trị ban đầu cho biến, ta có thể dùng lệnh gán để gán một giá trị cho biến. Như vậy, mỗi chương trình luôn làm việc với một bộ dữ liệu vào. Để chương trình có thể làm việc với nhiều bộ dữ liệu khác nhau, các NNLT cung cấp một số chương trình dùng để đưa dữ liệu vào và đưa dữ liệu ra.
-Theo em Pascal có các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản nào?



Các biến đã được đặt tên ở phần khai báo biến


-Khi muốn nhập một giá trị từ bàn phím và gán giá trị đó cho biến N, ta có lệnh (nêu VD) hay khi giải pt ax2 + bx +c =0, ta phải nhập vào các đại lượng nào? Viết lệnh nhập?









Với lệnh nhập Readln(a,b,c); thì các giá trị này được gõ cách nhau bởi ít nhất một dấu cách hoặc một lần Enter.


Sau khi xử lí xong, kết quả tìm được đang được lưu trong bộ nhớ. Để lấy được kết quả trên màn hình ta xử dụng thủ tục xuất dữ liệu.













Với Pascal, có hai cách trình bày dữ liệu trên màn hình gồm dạng không qui cách và dạng có qui cách.
-Dạng không qui cách sẽ căn lề ra bên trái. Số thực được viết ra dưới dạng dấu phẩy động.
-Dạng có qui cách sẽ căn lề theo bên phải.
















-Các thủ tục READ/READLN và WRITE/WRITELN.












-Phải nhập cho 3 biến (số thực) a, b, c














Trong ngôn ngữ Pascal các thủ tục vào ra chuẩn viết như sau:
1./ Nhập dữ liệu vào từ bàn phím
Ta dùng thủ tục READ hoặc READLN có cú pháp như sau:
Read();
Hoặc:
Readln();
Trong đó: là một hoặc nhiều tên biến đơn, với nhiều biến thì các tên biến được cách nhau bởi dấu phẩy.






Ví dụ: Readln(N);
Readln(a,b,c);

Chú ý: Khi nhập dữ liệu từ bàn phím READ và READLN có ý nghĩa như nhau, thường dùng READLN hơn. READLN luôn chờ gỏ phím enter.
Ví dụ: xét chương trình sau:
Program VD;
Uses crt;
Var a,b,c: Integer;
Begin
Write(‘moi ban nhap 3 so: ’);
Readln(a,b,c);
Write(‘Ban vua nhap vao 3 so:’, a,b,c),readln;
End.
Việc nhập dữ liệu cho nhiều biến thì giá trị mỗi biến phải cách nhau ít nhất một dấu cách hoặc dấu Enter, máy sẽ gán giá trị cho các biến theo thứ tự như trong lệnh nhập tương ứng.
2./ Đưa dữ liệu ra màn hình
Để đưa dữ liệu ra màn hình tại vị trí con trỏ, ta dùng thủ tục WRITE hoặc WRITELN
cú pháp:
Write();
Hoặc
Writeln();
Trong đó có thể là tên biến, tên hằng. giá trị cụ thể, biểu thức hoặc tên hàm.
Ví dụ:
Writeln(a,b,c);
Writeln(‘Gia tri cua N la: ’, N);
Thủ tục writeln sau khi đưa kết quả ra sẽ chuyển con trỏ màn hình xuống đầu dòng tiếp theo.
Ngoài ra trong Pascal còn có qui cách đưa thông tin ra như sau:
Kết quả thực:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Châu Quốc Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)