Bài 7. Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản

Chia sẻ bởi Trần Hằng | Ngày 25/04/2019 | 143

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Bài soạn tuần: 11
Ngày soạn: 25/10/2018
Tiết PPCT: 09
THỦ TỤC CHUẨN VÀO/ RA ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
Biết các lệnh vào ra đơn giản để nhập dữ liệu từ bàn phím hoặc đưa dữ liệu ra màn hình.
Kỹ năng:
Viết được một số lệnh vào/ ra đơn giản.
Tư duy và thái độ :
- Thái độ cẩn thận, chính xác.
d. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua trao đổi, thảo luận.
Năng lực tự hoc.
Năng lực hợp tác.
Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể.
Yêu cầu học sinh tập hợp kiến thức đã học. Cụ thể là bài 4, bài 5 và bài 6 của SGK lớp 11
2. Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi
Kiến thức đã học ở lớp 11
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. Khởi động
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức của bài học trước phép toán biểu thức câu lệnh gán
B1:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh:
(?) Viết biểu thức từ toán học sang biểu thức trong Pascal.
Ax4 +
5𝑦𝑧
2𝑐𝑜𝑠𝑥 – lnx b. −𝑏
𝑏
2−4|𝑎𝑐
2𝑎≥ ex
(?) Viết câu lệnh gán giá trị cho biến a, b để giải quyết bài toán giải phương trình bậc nhất.
(?). Khi gán giá trị cụ thể bằng phép gán mỗi lần muốn thay đổi giá trị của biến làm thế nào?
B2: Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
B3: Báo cáo kết quả
B4: Giáo viên nhận xét cho điểm.
GVdẫn dắt: đưa ra câu hỏi có thể nhập vào thay đổi giá trị của biến a, b một cách nhanh chóng hơn không ? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta vào bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: Các thủ tục chuẩn vào.
* Mục tiêu: Hiểu được thủ tục vào (nhập dữ liệu vào từ bàn phím).
B1: GV giao nhiệm vụ cho học sinh:
(?) Khi giải một bài toán, những đại lượng đã biết phải nhập thông tin vào, như vậy khi lập trình ta nhập bằng cách nào?
(?) Làm thế nào nhập giá trị cho bàn phím?
(?) Thủ tục READ sau khi dọc xong giá trị con trỏ không xuống dòng còn READLN là xuống dòng.
(?) Thủ tục READLN không có tham số có chức năng làm gì? Thủ tục READLN không có tham số dừng chương trình.
B2: Hoạt động cá nhân, học sinh suy nghĩ, nghiên cứu, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
B3: Học sinh báo cáo kết quả
B4: GV nhận xét và chốt kiến thức
Trong pascal ta dùng thủ tục chuẩn sau:
Read(danh sách biến vào);hoặc
Readln(danh sách biến vào);
Ví dụ: Read(N); Readln(a,b,c);
Chú ý:
+ Khi nhập dữ liệu từ bàn phím READ, READLN, có ý nghĩa như nhau, thường hay dùng READLN hơn.
+ Khi nhập giá trị cho các biến thủ tục, những giá trị này được gõ cách nhau một dấu cách hoặc phím Enter.
2. Hoạt động 2: Các thủ tục chuẩn ra.
* Mục tiêu: Hiểu được thủ tục ra (đưa dữ liệu ra màn hình)
B1: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: khi tính được nghiệm của phương trình thì in ra màn hình kết quả như thế nào?
(?)Dữ liệu kết quả nghiệm cần in ra thì làm thế nào?
(?) Trường hợp thủ tục WRITELN; không có tham số thì thì thủ tục có tác dụng để làm gì?
(?) Trường hợp thủ tục WRITELN; không có tham số thì thì thủ tục có tác dụng đưa con trỏ xuống dòng tiếp theo.
(?) Lệnh WRITE và WRITELN khác nhau ntn?
(?) Độ rộng, số chữ số thập phân là các hằng nguyên dương.
B2: Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu.
B3: Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- write();
hoặc writeln();
trong đó có thể tên biến đơn, biểu thức, hằng.
Ví dụ: write(‘Nap so N:’); Readln(N);
* Chú ý:
- writeln sau khi đưa kết quả ra con trỏ xuống dòng mới.
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)