Bài 7. Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản

Chia sẻ bởi Đặng Hữu Hoàng | Ngày 10/05/2019 | 133

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

TRẦN HỮU TRANG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TIN HỌC 11
Đặng Hữu Hoàng
BÀI 7
CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN
Thời gian 1/2 tiết
Chức năng của chương trình đưa dữ liệu vào?
Để khởi tạo giá trị ban đầu cho biến, ta dùng lệnh gán để gán một giá trị cho biến. Mỗi chương trình luôn làm việc với một bộ dữ liệu vào. Muốn chương trình làm việc với nhiều bộ dữ liệu khác nhau, thư viện của các ngôn ngữ lập trình cung cấp một số chương trình dùng để đưa dữ liệu vào và đưa dữ liệu ra.
Cho phép đưa dữ liệu từ bàn phím hoặc từ đĩa vào gán cho các biến, làm cho chương trình trở nên linh hoạt, tính toán với nhiều bộ dữ liệu đầu vào khác nhau.
Chức năng của chương trình đưa dữ liệu ra?
Để đưa các kết quả ra màn hình, in, giấy hoặc lưu trên đĩa.
1. NHẬP DỮ LIỆU VÀO TỪ BÀN PHÍM
Trong ngôn ngữ Pascal, hãy cho biết cấu trúc chung của thủ tục nhập dữ liệu?
Read(, ,…, );
Khi giải quyết một bài toán, ta phải đưa dữ liệu vào máy tính xử lí. Việc đưa dữ liệu bằng lệnh gán sẽ làm cho chương trình chỉ có tác dụng với một dữ liệu cố định. Để chương trình giải quyết được nhiều bài toán hơn, ta phải sử dụng thủ tục nhập dữ liệu.
Readln(, ,…, );
Tên biến: trừ biến kiểu Boolean.
Readln; (không tham số)
Khi viết chương trình giải phương trình bậc hai ax2+bx+c=0, ta phải nhập vào đại lượng nào? Viết lệnh nhập?
Phải nhập giá trị cho ba biến: a, b, c.
Viết lệnh Readln(a,b,c);
Quan sát chương trình bậc hai ax2+bx+c=0 trong hai hình sau, hãy cho biết khi nhập giá trị cho nhiều biến phải thực hiện như thế nào?
Được gõ cách nhau ít nhất một dấu cách
Được gõ cách nhau bằng kí tự xuống dòng (enter)
Những giá trị này phải được gõ cách nhau ít nhất một dấu cách hoặc kí tự xuống dòng.
Phải nhập giá trị cho các ba biến: a, b, c
Quan sát hình, nêu nhận xét khi nhập giá trị các biến cho hai đoạn chương trình có gì khác nhau?
Readln(a,b,c): nhập giá trị này phải được gõ cách nhau ít nhất một dấu cách hoặc kí tự xuống dòng.
Readln(a),Readln(b),Readln(c): nhập riêng giá trị cho từng biến bằng ba câu lệnh.
2. ĐƯA DỮ LIỆU RA MÀN HÌNH
Trong ngôn ngữ Pascal, hãy cho biết cấu trúc chung của thủ tục xuất dữ liệu?
Write(,< giá_trị 2>,…,< giá_trị n>);
Sau khi xử lí xong, kết quả tìm được đang được lưu trong bộ nhớ. Để thấy được kết quả trên màn hình ta sử dụng thủ tục xuất dữ liệu.
Writeln(,< giá_trị 2>,…,< giá_trị n >);
Các giá trị có thể là tên biến, tên hằng, giá trị cụ thể, biểu thức hoặc tên hàm.
Ví dụ:
Để nhập giá trị cho biến M từ bàn phím, dùng cặp thủ tục
Khi thục hiện các lệnh này, trên màn hình xuất hiện thông báo
Quan sát hai đoạn chương trình sau, hãy giải thích sự khác nhau giữa thủ tục Write và thủ tục Writeln?
Thủ tục Write: sau khi đưa thông tin ra màn hình, con trỏ không chuyển xuống dòng tiếp theo
Thủ tục Writeln: sau khi đưa thông tin ra màn hình, con trỏ chuyển xuống đầu dòng tiếp theo
Hãy cho biết chức năng của thủ tục Readln cuối cùng ?
Thủ tục readln cuối cùng dùng để thực hiện tạm dừng chương trình để quan sát kết quả của chương trình đưa trên màn hình.
Muốn chương trình chạy tiếp cần nhấn phím nào?
Phím ENTER
Trong thủ tục write hoặc writeln, sau mỗi kết quả ra còn có dạng quy cách nào?
:<độ rộng>:
Đối với kết quả thực:
:<độ rộng>
Đối với kết quả khác:
Độ rộng và số chữ số thập phân là các hằng nguyên dương.
Ví dụ
x:=12.87;
Writeln(x:5:1);
_12.9
x:=12.87;
Writeln(x:7:4);
12.8700
DẶN DÒ
2. Xem trước §8_ “Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình” _Trang 32 _ Sách giáo khoa.
1. Thực hiện bài tập chương 2 _ trang 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17_Sách bài tập
Thực hiện tháng 8 năm 2007
E_mail: [email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Hữu Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)