Bài 7. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Chia sẻ bởi Doan Thi Nhan | Ngày 10/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN VỚI TIẾT HÓA LỚP 10A9
Gv thực hiện: Đoàn Thị Nhàn
Kiểm tra bài củ
Câu 1: Viết cấu hình e lectron nguyên tử của các nguyên tố: Na(Z=11); K(Z=19); Al(Z=13); Ar(Z=18). Và cho biết các nguyên tố đó là nguyên tố s, p, d hay f? Có mấy lớp e? và có mấy e lớp ngoài cùng?
Câu 2: Từ kí hiệu nguyên tử sau hãy cho biết K ở số thứ tự bao nhiêu trong bảng tuần hoàn? Vì sao?
Chương 2.
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
Các nguyên tố được sắp xếp vào bảng tuần hoàn theo nguyên tắc nào.
Mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố hóa học với vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
Tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn biến đổi như thế nào? Bảng tuần hoàn có ý nghĩa gì?
Tiết 13, Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tiết 1)
Các nguyên tố được sắp xếp vào bảng tuần hoàn theo nguyên tắc nào?
Cấu tạo của bảng tuần hoàn: Ô, Chu kì.
Vận dụng xác định vị trí của một số nguyên tố trong bảng tuần hoàn: Ô, Chu kì.
Sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn:
Thời trung cổ, loài người đã biết đến các nguyên tố vàng, bạc, đồng, chì, sắt, thủy ngân và lưu huỳnh. Năm 1649, loài người tìm ra nguyên tố photpho. Đến năm 1869, mới có 63 nguyên tố được tìm ra.
Năm 1817, Đô-be-rai-nơ (J DDoberreiner) nhận thấy khối lượng nguyên tử của stronti ở giữa khối lượng của hai nguyên tố bari và canxi. Bộ ba nguyên tố đầu tiên này có tính chất tương tự nhau. Tiếp theo, các nhà khoa học đã tìm ra các bộ ba khác có quy luật tương tự.
Năm 1862, nhà địa chất Pháp Đờ Săng-cuốc-toa (De Chancourtois) đã sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử lên một băng giấy (băng giấy này được quấn quanh hình trụ theo kiểu lò xo xoắn). Ông nhận thấy tính chất của các nguyên tố giống như tính chất của các con số, và tính chất đó lặp lại sau mỗi 7 nguyên tố.
Năm 1864, Giôn Niu-Lan John Newlands), nhà hóa học Anh, đã tìm ra quy luật: Mỗi nguyên tố hóa học đều thể hiện tính chất tương tự như nguyên tố thứ 8 khi xếp các nguyên tố theo khối lượng nguyên tử tăng dần.
Năm 1860, Nhà bác học người Nga Men-đê-lê-ép đã đề xuất ý tưởng xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Năm 1869, ông công bố bản: “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” đầu tiên.
Năm 1870, nhà khoa học người Đức Lô-Tho Mây-ơ (Lothar Mayer) nghiên cứu độc lập cũng đã đưa ra một bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học tương tự như bảng của Men-đê-lê-ép.
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
II. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
1. Ô nguyên tố:
2. Chu kì:
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Bài tập áp dụng.
Củng cố và bài tập về nhà
1. Các nguyên tố ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:
A. 3 B. 5 C. 6 D. 7
2. Trong bảng tuần hoàn, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là:
A. 3 và 3 B. 3 và 4 C. 4 và 4 D. 4 và 3
3. Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là
A. 8 và 18 B. 18 và 84 C. 8 và 8 D. 18 và 18
4. Trong BTH, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?
A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
C. Các nguyên tố có cùng số e hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
D. Cả A, B, C
Củng cố và bài tập về nhà
5. Giải thích vì sao chu kì 2 và 3 chỉ có 8 nguyên tố?
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ ĐẾN DỰ GIỜ.
CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHỎE!.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Doan Thi Nhan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)