Bài 7. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Chia sẻ bởi Dau Bui Ha Dan |
Ngày 10/05/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học thuộc Hóa học 10
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG 2.
BẢNG TUẦN HOÀN
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
BÀI 7. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (1)
NỘI DUNG
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH
Cấu tạo BTH (ô, chu kì)
BÀI CŨ
(trả lời theo phiếu học tập)
BÀI CŨ
(trả lời theo phiếu học tập)
Electron hóa trị!
LỊCH SỬ PHÁT MINH BẢNG TUẦN HOÀN
Năm 1789, Antoine Lavoisier công bố danh sách 33 nguyên tố hóa học, xếp nhóm thành các chất khí, kim loại, phi kim và "đất".
Năm 1829, Johann Wolfgang Döbereiner nhận thấy nhiều nguyên tố có thể nhóm thành các bộ ba dựa trên tính chất hóa học.
Năm 1862, Alexandre-Emile Béguyer de Chancourtois, một nhà địa chất Pháp, công bố một dạng bảng tuần hoàn sơ khai, mà ông gọi là "đường xoắn telua" hay "đinh vít telua" (tiếng Pháp: vis tellurique). De Chancourtois là người đầu tiên nhận thấy tính tuần hoàn của các nguyên tố. Khi tố xếp theo một đường xoắn trên một hình ống theo khối lượng nguyên tử tăng dần, ông chỉ ra rằng các ngyên tố với tính chất tương tự nhau dường như xuất hiện theo những khoảng cách đều đặn.
Năm 1864, Julius Lothar Meyer, một nhà hóa học Đức, công bố một bảng bao gồm 44 nguyên tố xếp theo hóa trị. Bảng này chỉ ra các nguyên tố với tính chất tương tự thường có chung hóa trị.
Nhà hóa học người Anh John Newlands công bố một loạt bài báo từ năm 1863 tới năm 1866 ghi nhận rằng khi các yếu tố được xếp theo thứ tự khối lượng nguyên tử tăng dần, các tính chất vật lý và hóa học tái tục theo những khoảng 8 đơn vị, ông gọi chúng là "octave" (bộ tám) theo cách gọi các quãng tám trong âm nhạc
Năm 1867, Gustavus Hinrichs, một nhà hóa học gốc Đan Mạch làm việc ở Hoa Kỳ, công bố một hệ thống tuần hoàn xoắn ốc dựa trên phổ và khối lượng nguyên tử, và những tính tương đồng hóa học.
Dmitry Mendeleyev ( 1834 – 1907 )
Nhà hóa học Dmitri Mendeleev người Nga công bố bảng tuần hoàn vào năm 1869. Bảng của Mendeleev được xây dựng bảng bằng cách liệt kê các nguyên tố theo hàng hoặc cột theo thứ tự khối lượng nguyên tử và bắt đầu mỗi hàng hoặc cột mới khi các thuộc tính của nguyên tố bắt đầu lặp lại. Khối lượng nguyên tử thỏa mãn hầu hết các trường hợp, đem lại một sự mô tả có khả năng tiên đoán tính chất của các nguyên tố chưa biết chính xác hơn bất kỳ phương pháp cùng thời nào khác.
Bảng tuần hoàn năm 1871 của Mendeleev với 8 nhóm nguyên tố xếp thành các cột. Các đường nét đứt biểu diễn các các nguyên tố chưa biết vào thời điểm năm 1871.
Dạng bảng tuần hoàn phổ biến hiện nay, thường gọi là dạng tiêu chuẩn hay dạng thông thường, là bản do Horace Groves Deming hiệu chỉnh. Năm 1923, nhà hóa học Hoa Kỳ này công bố các bảng tuần hoàn dạng ngắn (gọi là kiểu Mendeleev) và vừa (dạng 18 cột)
Deming’s Other 1923 Periodic Table: Mendeleev style
Deming Periodic Table
BẢNG TUẦN HOÀN DẠNG CHUẨN
Có nhiều bảng tuần hoàn với dạng khác dạng tiêu chuẩn. Trong khoảng 100 năm từ khi bảng của Mendeleev xuất hiện năm 1869 người ta ước tính có khoảng 700 phiên bản bảng tuần hoàn khác nhau ấn hành. Cùng với rất nhiều biến thể hình chữ nhật, cũng có những hình dạng khác, như các dạng tròn, lập phương, ống trụ, mặt tiền (kiều ngôi nhà), chuỗi xoắn, lăng trụ 8 cạnh, kim tự tháp, dạng chia cắt, dạng cầu, tam giác và, lemniscate,....Mục đích của những bảng này thường là nhằm tô đậm hoặc nêu bật các thuộc tính hóa học hoặc vật lý của các nguyên tố khó nhận thấy trong bảng tuần hoàn thông thường.
Bảng hệ thống tuần hoàn của Dr. Timmothy
Bảng hệ thống tuần hoàn của Albert Tarantola
Bảng hệ thống tuần hoàn của Paul Giguere
Bảng hệ thống tuần hoàn bằng hình ảnh
I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
Quan sát BTH, nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH?
Các nhà khoa học đã sắp xếp các nguyên tố trong BTH như thế nào?
I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
1. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
2. Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp vào một hàng.
3. Các nguyên tố có cùng số e hoá trị được xếp vào một cột.
II. CẤU TẠO BTH
1. Ô NGUYÊN TỐ
Dựa vào BTH,
cho biết thế nào là ô nguyên tố?
Quan sát BTH, cho biết BTH được cấu tạo như thế nào?
II. CẤU TẠO BTH
1. Ô NGUYÊN TỐ
Ô nguyên tố là ô chứa thông tin về nguyên tố!
Số TT ô = số hiệu
II. CẤU TẠO BTH
2. CHU KÌ
Quan sát BTH,
cho biết thế nào là chu kì?
II. CẤU TẠO BTH
2. CHU KÌ
Chu kì là dãy nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Số TT chu kì = số lớp e
Hãy cho biết số lượng các nguyên tố trong mỗi chu kì ?
BÀI TẬP
BẢNG TUẦN HOÀN
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
BÀI 7. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (1)
NỘI DUNG
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH
Cấu tạo BTH (ô, chu kì)
BÀI CŨ
(trả lời theo phiếu học tập)
BÀI CŨ
(trả lời theo phiếu học tập)
Electron hóa trị!
LỊCH SỬ PHÁT MINH BẢNG TUẦN HOÀN
Năm 1789, Antoine Lavoisier công bố danh sách 33 nguyên tố hóa học, xếp nhóm thành các chất khí, kim loại, phi kim và "đất".
Năm 1829, Johann Wolfgang Döbereiner nhận thấy nhiều nguyên tố có thể nhóm thành các bộ ba dựa trên tính chất hóa học.
Năm 1862, Alexandre-Emile Béguyer de Chancourtois, một nhà địa chất Pháp, công bố một dạng bảng tuần hoàn sơ khai, mà ông gọi là "đường xoắn telua" hay "đinh vít telua" (tiếng Pháp: vis tellurique). De Chancourtois là người đầu tiên nhận thấy tính tuần hoàn của các nguyên tố. Khi tố xếp theo một đường xoắn trên một hình ống theo khối lượng nguyên tử tăng dần, ông chỉ ra rằng các ngyên tố với tính chất tương tự nhau dường như xuất hiện theo những khoảng cách đều đặn.
Năm 1864, Julius Lothar Meyer, một nhà hóa học Đức, công bố một bảng bao gồm 44 nguyên tố xếp theo hóa trị. Bảng này chỉ ra các nguyên tố với tính chất tương tự thường có chung hóa trị.
Nhà hóa học người Anh John Newlands công bố một loạt bài báo từ năm 1863 tới năm 1866 ghi nhận rằng khi các yếu tố được xếp theo thứ tự khối lượng nguyên tử tăng dần, các tính chất vật lý và hóa học tái tục theo những khoảng 8 đơn vị, ông gọi chúng là "octave" (bộ tám) theo cách gọi các quãng tám trong âm nhạc
Năm 1867, Gustavus Hinrichs, một nhà hóa học gốc Đan Mạch làm việc ở Hoa Kỳ, công bố một hệ thống tuần hoàn xoắn ốc dựa trên phổ và khối lượng nguyên tử, và những tính tương đồng hóa học.
Dmitry Mendeleyev ( 1834 – 1907 )
Nhà hóa học Dmitri Mendeleev người Nga công bố bảng tuần hoàn vào năm 1869. Bảng của Mendeleev được xây dựng bảng bằng cách liệt kê các nguyên tố theo hàng hoặc cột theo thứ tự khối lượng nguyên tử và bắt đầu mỗi hàng hoặc cột mới khi các thuộc tính của nguyên tố bắt đầu lặp lại. Khối lượng nguyên tử thỏa mãn hầu hết các trường hợp, đem lại một sự mô tả có khả năng tiên đoán tính chất của các nguyên tố chưa biết chính xác hơn bất kỳ phương pháp cùng thời nào khác.
Bảng tuần hoàn năm 1871 của Mendeleev với 8 nhóm nguyên tố xếp thành các cột. Các đường nét đứt biểu diễn các các nguyên tố chưa biết vào thời điểm năm 1871.
Dạng bảng tuần hoàn phổ biến hiện nay, thường gọi là dạng tiêu chuẩn hay dạng thông thường, là bản do Horace Groves Deming hiệu chỉnh. Năm 1923, nhà hóa học Hoa Kỳ này công bố các bảng tuần hoàn dạng ngắn (gọi là kiểu Mendeleev) và vừa (dạng 18 cột)
Deming’s Other 1923 Periodic Table: Mendeleev style
Deming Periodic Table
BẢNG TUẦN HOÀN DẠNG CHUẨN
Có nhiều bảng tuần hoàn với dạng khác dạng tiêu chuẩn. Trong khoảng 100 năm từ khi bảng của Mendeleev xuất hiện năm 1869 người ta ước tính có khoảng 700 phiên bản bảng tuần hoàn khác nhau ấn hành. Cùng với rất nhiều biến thể hình chữ nhật, cũng có những hình dạng khác, như các dạng tròn, lập phương, ống trụ, mặt tiền (kiều ngôi nhà), chuỗi xoắn, lăng trụ 8 cạnh, kim tự tháp, dạng chia cắt, dạng cầu, tam giác và, lemniscate,....Mục đích của những bảng này thường là nhằm tô đậm hoặc nêu bật các thuộc tính hóa học hoặc vật lý của các nguyên tố khó nhận thấy trong bảng tuần hoàn thông thường.
Bảng hệ thống tuần hoàn của Dr. Timmothy
Bảng hệ thống tuần hoàn của Albert Tarantola
Bảng hệ thống tuần hoàn của Paul Giguere
Bảng hệ thống tuần hoàn bằng hình ảnh
I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
Quan sát BTH, nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH?
Các nhà khoa học đã sắp xếp các nguyên tố trong BTH như thế nào?
I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
1. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
2. Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp vào một hàng.
3. Các nguyên tố có cùng số e hoá trị được xếp vào một cột.
II. CẤU TẠO BTH
1. Ô NGUYÊN TỐ
Dựa vào BTH,
cho biết thế nào là ô nguyên tố?
Quan sát BTH, cho biết BTH được cấu tạo như thế nào?
II. CẤU TẠO BTH
1. Ô NGUYÊN TỐ
Ô nguyên tố là ô chứa thông tin về nguyên tố!
Số TT ô = số hiệu
II. CẤU TẠO BTH
2. CHU KÌ
Quan sát BTH,
cho biết thế nào là chu kì?
II. CẤU TẠO BTH
2. CHU KÌ
Chu kì là dãy nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Số TT chu kì = số lớp e
Hãy cho biết số lượng các nguyên tố trong mỗi chu kì ?
BÀI TẬP
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dau Bui Ha Dan
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)