Bai 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Hệ | Ngày 26/04/2019 | 74

Chia sẻ tài liệu: bai 7 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 20 Ngày soạn 20/08/2009
Bài 7
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
­ Nêu được khái niệm, nội dung , ý nghĩa và cách thức thực hiện một số quyền dân chủ của công dân quyền bầu cử, ứng cử
­ Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân.
2.Về kiõ năng:
­ Biết thực hiện quyền dân chủ đúng quy định của pháp luật.
­ Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân.
3.Về thái độ:
­ Tích cực thực hiện quyền dân chủ của công dân.
­ Tôn trọng quyền dân chủ của mỗi người.
­ Phê phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.
II. PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản

Dân chủ là gì?
HS phát biểu.
GV giảng:
Từ “Dân” chỉ số đông, Từ “chủ” chỉ sự toàn quyền quyết định, thực hiện.
Dân chủ có nghĩa là nhân dân được tham gia bàn bạc và quyết định các công việc chung.
GV yêu cầu HS giải quyết tình huống:
Xã X có hai thôn là thôn A và thôn B. Theo kế hoạch của xã, hai thôn phải tiến hành xây dựng đường đi của thôn trong thời gian 5 năm bằng kinh phí do xã cấp 20% và dân đóng góp là 80%. Trưởng thôn A đã triệu tập cuộc họp toàn bộ các đại diện của các gia đình trong thôn để bàn bạc và quyết định việc thực hiện kế hoạch trên. Quyết định về việc đó đã được thông qua trên cơ sở quá bán tối đa (2/3 có mặt đồng ý). Trưởng thôn B chỉ triệu tập các trưởng xóm để bàn bạc và quyết định việc thực hiện kế hoạch của xã. Quyết định về việc đó đã được thông qua trên cơ sở nhất trí hoàn toàn (tất cả các trưởng xóm đều đồng ý).
Câu hỏi:
1. Cách làm của trưởng thôn A hay của trưởng thôn B là cách làm dân chủ?
2. Hãy giải thích vì sao cách làm đó dân chủ?
HS trao đổi, phát biểu.
GV hỏi:
­Em hãy nhắc lại các hình thức thực hiện dân chủ mà mình đã học ở lớp 11?
HS trao đổi, phát biểu.
GV nhắc lại:
+ Dân chủ trực tiếp là một hình thức thực hiện dân chủ mà theo đó các thành viên trong xã hội tự bàn bạc và quyết định công việc của chính mình:
Ví dụ: Các công dân của một thôn bàn bạc và quyết định việc cải tạo đường xá của thôn.
+ Dân chủ gián tiếp là hình thức thực hiện dân chủ mà theo đó các thành viên trong xã hội bầu ra các đại diện và giao cho họ trách nhiệm thay mặt mình bàn bạc và quyết định các công việc chung:
Ví dụ: Các công dân của một thôn bầu ra một ban đại diện và giao cho ban đó bàn bạc và quyết định việc cải tạo đường xá của thôn.
GV giảng :
+ Dân chủ ở mỗi quốc gia được thực hiện trên cơ sở đảm bảo các quyền tự do cơ bản của con người. Đặc biệt là các quyền sau:
- Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân;
- Quyền tham gia vào quản lý nhà nớc và xã hội;
- Quyền khiếu nại và tố cáo của công dân.
Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân
( Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi:
­ Quyền bầu cử và ứng cử là gì?
­ Tại sao nói thực hiện quyền bầu cử và ứng cử là thực hiện quyền dân chủ gián tiếp?
( Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân
Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân
GV đặt câu hỏi:
­ Những người nào có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân?
HS trao đổi, trả lời.
GV giảng:
Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân:
+Người có quyền bầu cử: 18 tuổi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Hệ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)