Bài 66. Tác động của con người đến môi trường đất

Chia sẻ bởi Bùi Thị Như An | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 66. Tác động của con người đến môi trường đất thuộc Khoa học 5

Nội dung tài liệu:

GV: PHẠM NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ
KHOA HỌC LỚP 5
TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠNH TRỊ
Nêu các nguyên nhân khiến rừng bị tàn phá?
Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá:
Đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng
đồ dùng,…; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường,…
Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì?
Việc phá rừng ồ ạt làm cho:
Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Hãy bắt giọng cho cả lớp cùng hát một bài.
Ô CỬA BÍ MẬT
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Thời
gian
1
3
2

TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp
1
Trước kia
2
Hiện nay
- Hình 1 và hình 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào những việc gì?
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
Trước kia con người đã sử dụng đất để làm ruộng...
Do dân số ngày một tăng nhanh, cần phải mở rộng môi trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp.
Hiện nay ruộng hai bên bờ sông đã được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát; cầu được bắc qua sông...
Hiện nay
Trước kia
Một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng đất thay đổi.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?

Dân số tăng
Khoa học kĩ thuật
phát triển
Đời sống con người
nâng cao
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đất.
+ Dân số tăng
+ Khoa học, kĩ thuật phát triển

+ Đời sống được nâng cao
Đất trồngbị thu hẹp
nhu cầu chỗ ở tăng.
nhiều nhà máy, xí nghiệp
mọc lên
có nhiều khu vui chơi, giải trí.
Nguyên nhân đất trồng bị thu hẹp.
nhiều nhà máy, xí nghiệp
mọc lên
Việc con người sử dụng đất trồng để xây dựng nhà ở, nhà máy,
xí nghiệp, khu vui chơi, giải trí có ảnh hưởng gì đến diện tích
đất trồng ?
Nguyên nhân đất
trồng bị suy thoái
Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá
học, thuốc trừ sâu,…đối với môi trường đất
Làm cho đất bị thoái hoá, bạc màu, cằn cổi, Hệ vi sinh vật trong đất
bị phá huỷ, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao,
nguồn bệnh tích luỹ trong đất ngày càng nhiều…
Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất
-Rác khó phân huỷ sẽ tồn tại trong đất,
làm cho đất không giữ được nước và chất
dinh dưỡng, dễ bị xói mòn, dẫn đến đất bị bạc màu.
- Các loại rác dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển
vi khuẩn,… làm ô nhiễm môi trường đất
Nguyên nhân nào dẫn đến tác hại này?
Xử lí rác không hợp vệ sinh.
Nguyên nhân đất trồng bị suy thoái
tăng năng xuất
cây trồng
lương thực tăng
Dân số tăng
nhu cầu
Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu
Lượng rác thải tăng
Xử lí rác không hợp vệ sinh
Ô nhiễm môi trường đất
Việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và xử lí rác không hợp vệ sinh
có ảnh hưởng gì đến môi trường đất?
- Hạn chế bón phân hoá học; tăng cường bón các loại phân chuồng, phân xanh đã ủ kĩ, các loại phân vi sinh...
- Phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ phù hợp.
- Thu gom và xử lí rác thải đúng cách…
Cần phải làm gì để hạn chế sự suy thoái của môi trường đất ?
Ủ phân xanh
Phân vi sinh
Thu gom rác
Xử lí rác
Nêu nguyên nhân làm cho môi trường đất trồng ngày
càng bị thu hẹp và suy thoái.
Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy
thoái:
-Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất
trồng bị thu hẹp. Vì vậy người ta phải ta phải tìm cách tăng năng xuất
cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hoá học, sử dụng thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ,…Những việc làm đó khiến cho môi trường đất, nước
bị ô nhiễm.
Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh
cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.


CHIA SẺ THÔNG TIN
B I T A N P H A
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
1
2
3
4
5
6
Hàng ngang số 1: 8 chữ cái
Hậu quả của rừng phải chịu do việc đốt rừng làm nương, chặt cây lấy gỗ.
Hàng ngang số 2 : gồm 8 chữ cái
Môi trường là nơi tiếp nhận gì từ con người ?
C H A T T H A I
Hàng ngang số 3 : gồm 7 chữ cái
Đồi cây bị đốn hoặc đốt trụi.
D O I T R O C
Hàng ngang số 4 : gồm 9 chữ cái
Những thành phần tự nhiên như địa hình, khí hậu, thực vật, động vật, con người,…
M O I T R U O N G
Hàng ngang số 5: gồm 9 chữ cái
Nguyên nhân chính làm cho môi trường bị thu hẹp
D A N S O T A N G
Hàng ngang số 6 : gồm 9 chữ cái
Của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên mà con người sử dụng.
T A I N G U Y E N
Từ khoá trong trò chơi là tính chất của đất bị xói mòn

Ghi nhớ các nguyên nhân làm thu hẹp và ô nhiễm môi trường đất. Tìm hiểu thêm về các biện pháp bảo vệ môi trường đất.
Xem trước bài 67: Một số biện pháp bảo vệ môi trường nước và không khí.
Về nhà
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ!
nhiễm môi trường đất trong hoạt động nông nghiệp: Báo động
Cập nhật lúc: 31 Tháng Bảy 2012 10:48:00 CH

Cùng với 335 điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật đã được xác định nhưng chưa giải quyết triệt để; hàng năm ước tính có khoảng 2,5 - 3 triệu tấn phân bón vô cơ được sử dụng trong canh tác nông nghiệp, trong đó khoảng 50 - 70% không được cây trồng hấp thụ, thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nghiêm trọng
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng xây dựng cho các công trình dân dụng, công nghiệp, văn hóa của con người. Đất còn là nguồn tài nguyên quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, con người sử dụng nó để sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho bản thân và cộng đồng. Song với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị hóa gia tăng như hiện nay thì không chỉ diện tích đất canh tác bị thu hẹp mà chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất chủ yếu là do nông dược, phân hóa học tích lũy dần trong đất qua các mùa vụ, ngoài ra còn do các chất thải do các hoạt động của con người (nước thải, khí thải, chất thải rắn). Mặt khác, đất cũng là một thành phần môi trường nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm khác ở mọi lúc, mọi nơi.
Theo khảo sát mới đây của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với khoảng 70% dân số ở khu vực nông thôn, mỗi năm phát sinh 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu mét khối nước thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường.
Còn tại các vùng phía Nam, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi được sử dụng làm nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm sinh học nghiêm trọng môi trường đất. Ô nhiễm đất làm mất khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất, đất trở nên cằn cỗi. Sự tích tụ của các hóa chất độc hại, kim loại nặng trong đất làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Lựa chọn các giải pháp
Để hạn chế, đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2015,  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai 6 giải pháp như: Rà soát, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường; hướng dẫn các quy định về quan trắc môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường nông nghiệp; kiểm soát ô nhiễm và cảnh báo dịch bệnh trong các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên biển; phục hồi, cải thiện môi trường nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ, sử dụng công nghệ…
Theo đó, sẽ triển khai thực hiện các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất như: Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo lượng nông sản tương xứng, đáp ứng được nhu cầu sống của dân số mà hệ thống đó hướng tới. Đồng thời, tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó khăn, duy trì độ phì của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh cây trồng, sử dụng hệ thống cây hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi tổng hợp. Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người và các sinh vật khác như chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân khoáng. Tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp khác, tạo thêm công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng … nhằm nâng cao dần đời sống người dân. Phát triển các hệ thống nông nghiệp bền vững…
Hương Giang
Đât trồng bị suy thoái
tăng năng xuất
cây trồng
lương thực tăng
Dân số tăng
nhu cầu
Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu
Lượng rác thải tăng
+ Dân số tăng
+ Khoa học, kĩ thuật phát triển

+ Đời sống được nâng cao
nhu cầu chỗ ở tăng.
nhiều nhà máy, xí nghiệp
mọc lên
có nhiều khu vui chơi, giải trí.
I. Nguyên nhân đất trồng bị thu hẹp.
nhiều nhà máy, xí nghiệp
mọc lên
II. Nguyên nhân đất trồng bị suy thoái
tăng năng xuất
cây trồng
lương thực tăng
Dân số tăng
nhu cầu
Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu
Lượng rác thải tăng
Xử lí rác không hợp vệ sinh
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Như An
Dung lượng: 4,67MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)