Bài 65. Tác động của con người đến môi trường rừng

Chia sẻ bởi Đặng Thị Tân | Ngày 12/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 65. Tác động của con người đến môi trường rừng thuộc Khoa học 5

Nội dung tài liệu:

Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ
Trường tiểu học Hùng Vương
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Môi trường tự nhiên cho con người những gì?
Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người:
Thức ăn
Nước uống
Khí thở
Nơi ở, nơi làm việc, khu vui chơi giải trí
Các tài nguyên thiên nhiên phục vụ đời sống con người
Câu 2: Môi trường tự nhiên nhận lại từ các hoạt động sống và sản xuất của con người những gì?
Môi trường tự nhiên nhận từ con người các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người
Câu 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt
Môi trường bị ô nhiễm
Suy thoái đất
Môi trường bị phá hủy,…
GIỚI THIỆU BÀI
Hôm nay chúng ta tìm hiểu về những tác động của con người đến môi trường rừng
HOẠT ĐỘNG 1 : NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC RỪNG BỊ TÀN PHÁ
HOẠT ĐỘNG 1 : NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC RỪNG BỊ TÀN PHÁ
Câu hỏi 1 : Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?
Trả lời :
Hình 1 cho thấy con người phá rừng để lấy đất canh tác, trồng cây
Hình 2 cho thấy phá rừng để làm chất đốt (củi, than)
Hình 3 cho thấy phá rừng để lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng trong nhà
HOẠT ĐỘNG 1 : NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC RỪNG BỊ TÀN PHÁ
HOẠT ĐỘNG 2 : TÁC HẠI CỦA VIỆC PHÁ RỪNG
HOẠT ĐỘNG 2 : TÁC HẠI CỦA VIỆC PHÁ RỪNG
Câu hỏi 1 : Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì ?
Trả lời : Hậu quả của việc phá rừng là :
- Lớp đất màu mỡ bị rửa trôi.
- Khí hậu thay đổi.
- Thường xuyên có lũ lụt, hạn hán xảy ra.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
- Động và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng
HOẠT ĐỘNG 3 : CHIA SẺ THÔNG TIN
HOẠT ĐỘNG 3 : CHIA SẺ THÔNG TIN
Năm 2002, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem "Thú linh trưởng ở Việt Nam" gồm 8 mẫu miêu tả 8 loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam hiện đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Cứu hộ thú linh trưởng - Rừng quốc gia Cúc Phương. Ấn hành dựa theo ảnh chụp của Tilo Nadler - Cập nhật: 4/5/2008 21:32
Voọc Cát Bà, Voọc mông trắng
Voọc mũi hếch, Voọc chà vá chân xám
Vượn mào đen tuyền phía tây, Voọc Hà Tĩnh
Voọc xám, Voọc chà vá chân nâu
Nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?
Việc phá rừng gây nên những hậu quả gì ?

BÀI HỌC
Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá:đốt rừng làm nương rẩy;lấy củi, đốt than,lấy gỗ làm nhà,làm đường,…
Việc phá rừng ồ ạt đã làm cho:
- Khí hậu bị thay đổi;lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên;
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu;
- Động và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Tân
Dung lượng: 2,30MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)