Bài 61. Thực hành: Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế châu Âu

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Cường | Ngày 27/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài 61. Thực hành: Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế châu Âu thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:


TẬP THỂ LỚP 7B CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ GIỜ HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ VỚI LỚP!
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN IA H’DRAI
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẤN
NĂM HỌC: 2017 - 2018
KỸ NĂNG VẼ

BIỂU ĐỒ HÌNH TRÒN TRONG MÔN ĐỊA

LÍ Ở TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẤN
CHUYÊN ĐỀ:
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Cường
Ia Tơi, tháng 03 năm 2018
1. Lí do chọn chuyên đề:
-Môn địa lí là một môn học tương đối khó không chỉ về kiến thức mà còn cả phần kĩ năng vẽ biểu đồ.
-Trong quá trình giảng dạy và qua theo dõi cho thấy kĩ năng vẽ biểu đồ các em học sinh còn khá yếu. Không chỉ các em vẽ chưa chính xác, khoa học mà còn thiếu về tính thẫm mĩ. Là HS THCS nếu các em nắm bắt được một số phương pháp vẽ biểu đồ đơn giản thì sẽ làm nền móng vững chắc để các em học lên các lớp trên.
Trong quá trình học tập, chúng ta được làm quen với rất nhiều dạng biểu đồ, trong đó thường gặp đó là:
Một số dạng biểu đồ thường gặp:
- Biểu đồ hình tròn
- Biểu đồ hình cột
- Biểu đồ đường
- Biểu đồ kết hợp giữa hình cột và đường
- Biểu đồ miền
Ở chuyên đề này chúng ta cùng tìm hiểu kỹ năng vẽ biểu đồ hình tròn.
2. Nhiệm vụ của chuyên đề:
- Chuyên đề này góp phần giúp các em tương đối thành thạo kĩ năng vẽ một biểu đồ hình tròn.
3. Cách tiến hành:
- Thông qua một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn.
Bước 1: xử lí số liệu
*Dấu hiệu nhận biết:
- Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ nhiều thành phần trong một tổng thể trong mốc thời gian 1 hoặc 2 năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn. Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần”
Tuy vậy, khi vẽ biểu đồ phải đảm bảo được 3 yêu cầu sau:
Tính khoa học (Chính xác)
Tính trực quan (Hợp lý, rõ ràng, dễ đọc…)
Tính thẩm mỹ. (đẹp)
4.Yêu cầu chung:
+ Khi vẽ biểu đồ việc đầu tiên phải đọc kĩ đề bài để tìm hiểu mục đích định thể hiện trên biểu đồ. Sau đó, căn cứ vào mục đích đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.
Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn .
Lưu ý: Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phải tính toán bán kính cho các hình tròn.
Bước 3: Chia hình tròn theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần có trong đề bài cho. Khi vẽ bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều quay của kim đồng hồ. Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau.
5. Vẽ biểu đồ hình tròn:
*Các bước tiến hành:
Bước 1: Xử lí số liệu (Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như: tỉ đồng, triệu người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %).
Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (ghi tên biểu đồ, kiểm tra tỉ lệ các thành phần lên biểu đồ, kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và bảng chú giải).
Bài tập 1: Dựa vào bảng số liệu vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucraina (năm 2002).
Biểu đồ cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucraina năm 2002 (%).
70,9%
3%
26,1%
14%
38,5%
47,5%
Pháp
Ucraina
Bài tập 2: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 1990 và 2002. (nghìn ha)
Thảo luận nhóm: 3 phút
Nhóm 1 (Tổ 1,2): Tính tỷ lệ phần trăm (%) năm 1990.
Nhóm 2 (Tổ 3,4): Tính tỷ lệ phần trăm (%) năm 2002.
*Bảng xử lí số liệu: (%)
-Bảng số liệu đã xử lí (%)
- Bán kính hình tròn cần phù hợp với khổ giấy, đảm bảo tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ.
-Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng hình tròn có bán kính khác nhau, cần phải tính bán kính của hình tròn.
-Ở ví dụ nêu trên, nếu ta vẽ 2 biểu đồ hình tròn thì hình tròn biểu hiện cho năm 2002 có diện tích lớn hơn hình tròn biểu hiện cho năm 1990.
-Tổng diện tích gieo trồng nước ta năm 2002 lớn hơn tổng diện tích gieo trồng năm 1990 là: 12831,4 : 9040,0 = 1,4 lần.
-Theo công thức tính diện tích hình tròn S = .R2 ta có thể suy ra bán kính của biểu đồ năm 2002 lớn gần gấp 1,2 lần bán kính của biểu đồ năm 1990.
- Nếu ta lấy bán kính của hình tròn năm 1990 là 20cm thì bán kính của hình tròn năm 2002 là 24cm.
64,8%

18,2%

17%
Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây
năm 2002 (%).
Năm 1990
Năm 2002
KẾT LUẬN
Muốn vẽ được một biểu đồ thì phải đi đúng theo trình tự hợp lí, từ khâu xác định yêu cầu đề bài đến khâu xử lí số liệu và đòi hỏi người vẽ phải có một kiến thức về kĩ năng vẽ biểu đồ là điều rất cần thiết.
Hy vọng qua tiết chuyên đề này sẽ giúp cho các em có kỹ năng vẽ biểu đồ tròn tốt hơn..

Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucraina năm 2002 (%)
Ví dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 1990 và 2002 (nghìn ha)
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế.
Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản suất công nghiệp theo thành phần kinh tế
của Đông Nam Bộ thời kì 1995 – 2005 (Tỉ đồng)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)