Bài 6. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Trà | Ngày 11/05/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

Bài 6: ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp

mục tiêu dạy học:
+ Trình bày được khái niệm, cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào
+ Trình bày được ý nghĩa và quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
I. Khái niệm

H1: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào là gì?

Kết luận: Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp nhân giống vô tính hiện đại được thực hiện bằng cách lấy 1 tế bào hoặc 1 nhóm tế bào ở đỉnh sinh trưởng rễ, lá... đem nuôi cấy trong một môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo ra được cây hoàn chỉnh.

H2: Môi trường dinh dưỡng thích hợp là gì?

Kết luận: Môi trường dinh dưỡng thích hợp là môi trường dinh dưỡng có đủ các nguyên tố đa lượng (N, S, Ca, P, K...) các nguyên tố vi lượng (Fe, B, Mo, I, Cu...) đường Glucose hoặc saccarose, có thêm chất điều hoà sinh trưởng như auxin, cytokinin.
II. Cơ sở khoa học
H1: Tế bào thực vật có đặc tính gì?
Kết luận: Tế bào thực vật có tính toàn năng
H2: Tính toàn năng của tế bào thực vật thế hiện như thế nào?
Kết luận: Tính toàn năng của tế bào thể hiện: Bất cứ tế bào nào hoặc mô tế bào nào thuộc cơ quan như rễ, thân, lá đều chứa hệ gen giống như tất cả các tế bào sinh dưỡng khác trong cơ thể, đều có khả năng sinh sản vô tính để tạo thành cây hoàn chỉnh.
H3: Trình bày tóm tắt quá trình phát triển của thực vật từ hợp tử đến cây trưởng thành.
Kết luận: Hợp tử phân chia ? Các tế bào phôi sinh ? các tế bào chuyên hoá đặc biệt mang tính năng chuyên biệt ? mô, cơ quan ? cây trưởng thành.
III. Quy trình
1. Quy trình
Bước 1: Chọn vật liệu nuôi cấy
+ Nguồn VLNC: Tế bào mô phân sinh: Là mô chưa phân hoá trong các đỉnh sinh trưởng của rễ, thân, lá.
+ Yêu cầu của VLNC:
- Không bị nhiễm bệnh
- Được trồng trong buồng cách ly
Bước 2: khử trùng
+ Phân cắt đỉnh sinh trưởng của VLNC thành các phần tử nhỏ
+ Tẩy rửa mẫu sau phân cắt bằng nước sạch và khử trùng
Bước 3: Tạo chồi trong môi trường nhân tạo
+ Môi trường: Morashige và Skoog (MS)
Bước 4: Tạo rễ
+ Bổ sung chất kích thích sự ra rễ: NAA, IBA
Bước 5: Cấy cây vào môi trường thích ứng
Bước 6: Trồng cây ra vườn ươm
Quy trình công nghệ sản xuất giống hoa lan
2. ý nghĩa
H1: Phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào có ý nghĩa gì?
ý nghĩa:
+ Nhân giống cây trồng trên quy mô công nghiệp
+ Hệ số nhân giống cao:
Ví dụ: Từ 1 chồi dứa, sau 2 tháng nuôi cấy nhân được 7 cây,trong 1 năm, cấy chuyền được 6 lần. Như vậy, số cây có sau 1 năm từ 1 chồi là:
76 = 116649 cây.
+ Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền
+ Tạo cây con sạch bệnh
3. Thành tựu
+ Cây lương thực, thực phẩm: Giống lúa chịu mặn, kháng đạo ôn, khoai tây, cà chua, súp lơ...
+ Cây công nghiệp: Mía, cà phê, thuốc lá...
+ Cây hoa: Hoa lan, cẩm chướng, đồng tiền, lili
+ Cây ăn quả: Chuối, dứa, dâu tây...
+ Cây lâm nghiệp: Bạch đàn, keo, thông, tùng...

Cà chua biến đổi gen có hương hoa hồng
Giống đu đủ
Giống khoai tây
giống súp lơ trắng
giống lúa chịu mặn

Giống hoa hồng xanh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Trà
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)