Bài 6. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp

Chia sẻ bởi Lê Nhật Hoàng Long | Ngày 11/05/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

Bài 6: Ứng dụng công nghệ
nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp
I. Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào
- Nuôi cấy mô tế bào là việc cấy tế bào vào môi trường thích hợp, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, qua nhiều lần phân bào và biệt hóa tế bào sẽ phát triển thành cơ thể mới.
Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào?
II. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào
- Tế bào thực vật có tính toàn năng:
+ Tế bào chứa đầy đủ hệ gen của loài.
+ Tế bào có khả năng sinh sản vô tính để tạo thành cơ thể mới.
- Có khả năng phân hóa, phản phân hóa để đảm nhận nhiều chức năng khác nhau.
Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là gì ?

CO S? KHOA H?C CỦA PHUONG PHÁP NUÔI CẤY MÔ THỰC VẬT

Tính toàn năng của tế bào.
1. Phương pháp truyền thống
- Phương pháp: Lai, gây đột biến, gây đa bội thể…
- Thành quả đạt được: Tạo được giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội.
- Hạn chế: Thời gian quá dài.
Phương pháp truyền thống là gì ?
Thành quả đạt được của phương pháp truyền thống là gì ?

Hạn chế của phương pháp truyền thống là gì ?
2. Biện pháp công nghệ sinh học hiện đại
- Phương pháp: Lai tế bào trần, nuôi cấy tế bào phấn hoa…
- Ưu điểm: Chỉ trong thời gian ngắn có thể tạo được giống cây trồng mới, chất lượng cao với sản lượng lớn.
- Thành quả đạt được: Đã tạo được giống lúa chịu mặn, kháng đạo ôn, chuối, mía…
Biện pháp công nghệ sinh học hiện đại là gì ?
Thành quả đạt được của công nghệ sinh học là gì ?

Ưu điểm của công nghệ sinh học là gì ?
3. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào

a. Chọn vật liệu nuôi cấy.
- Thường là tế bào mô phân sinh.
- Không bị nhiễm bệnh.
b. Khử trùng bề mặt.
- Phân cắt đỉnh sinh trưởng, rửa bằng nước sạch và khử trùng.
c. Tạo chồi trong môi trường nhân tạo.
- Mẫu được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo chồi.
- Môi trường dinh dưỡng nhân tạo thường dùng là môi trường M.S (Murashige & Skoog)
Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào ?
d. Tạo rễ.
Khi chồi đã đạt tiêu chuẩn về kích thước(chiều cao) thì cắt chồi và chuyển sang môi trường tạo rễ. Cho vào môi trường chất NAA, IBA.
e. Cấy cây trong môi trường thích hợp.
Sau khi chồi cây đã ra rễ, tiến hành cấy cây vào môi trường thích hợp.
g. Trồng thành cây giống trong môi trường thông thườn ở khu cách li.
Sau khi cây phát triển bình thường & đạt tiêu chuẩn giống, thì đưa cây ra môi trường bình thường ở khu cách li.
Trồng cây trong vườn ươm

QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ NHÂN GIỐNG CÂY BẰNG NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT

Bu?c 6
4. Ý Nghĩa
- Có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp.
- Có hệ số nhân giống cao.
- Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền và sạch bệnh.
Ý nghĩa ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Nhật Hoàng Long
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)