Bài 6. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Duy | Ngày 11/05/2019 | 91

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

Bài 6:Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông lâm nghiệp
Nội Dung
I/ Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nuôi cấy mô tế bào: Là phương pháp tách rời mô, tế bào đem nuôi cấy trong một môi trường thích hợp để chúng tiếp tục phân bào rồi biệt hóa thành mô cơ quan và phát triển thành cây mới.
II/Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào
1. Cơ sở khoa học:
* Tính toàn năng tế bào.
* Khả năng phân chia tế bào.
* Khả năng phân hóa tế bào.
* Khả năng phản phân tế bào.
2/ Bản chất kĩ thuật
Là kĩ thuật điều khiển sự phát sinh hình thái của tế bào thực vật một cách định hướng dựa vào sự phân hóa trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật khi được nuôi cấy tách rời trong điều kiện nhân tạo vô trùng.
III Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
1 Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
A) Chọn vật liệu nuôi cấy
* Là tế bào của mô phân sinh
* Không bị sâu bệnh (virut) được trồng trong buồng cách li để tránh hoàn toàn nguồn lây bệnh.
B) Khử trùng
* Phân cắt đỉnh sinh trưởng của vật liệu nuôi cấy thành các phân tử nhỏ.
* Tẩy rửa bằng nước sạch và khử trùng
C) Tạo chồi trong môi trường nhân tạo:
Mẫu được nuôi cấy trong môi trường sinh dưỡng nhân tạo để tạo chồi.
Môi trường sinh dưỡng nhân tạo thường dung là MS(Murashiga và Skoog).
D) Tạo rễ
Khi chồi đã đạt chuẩn kích thước (về chiều cao) thì tách chồi và cấy chuyển sang môi trường tạo rễ.
Bổ sung chất kích thích sinh dưỡng (NAA, IBA).
E) Cấy cây trong môi trường thích ứng:
Sau khi chồi cây đã ra rễ, cấy cây vào môi trường thích ứng để cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên.
F) Trồng cây trong vườn ươm
Sau khi cây phát triển bình thường và đạt tiêu chuẩn cây giống, chuyển cây ra vườn ươm.
2) Ý nghĩa và ứng dụng
A) Ý nghĩa
B) Ứng dụng
Có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp.
Có hệ số nhân giống cao
Cho ra sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.
Nếu nguyên liệu nuôi cấy sạch bệnh thì sản phẩm giống sẽ hoàn toàn sạch bệnh
Nhân nhanh được nhiều giống cây trồng lương thực, thực phẩm( các giống lúa chịu mặn, kháng đạo ôn..), giống cây công nghiệp (mía, cà phê..), giống cây hoa ( hoa lan, đồng tiền), cây ăn quả ( chuối, dâu tây), cây lâm nghiệp( keo lai, thông…).
Một số ứng dụng thành công của công nghệ nuôi cấy mô tế bào
Nhân giống cây lô hội bằng nuôi cấy mô tế bào

Trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc vừa ứng dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô tế bào để nhân rộng cây lô hội - một dược liệu quý ở địa phương.
Qua 16 công thức thí nghiệm, Trung tâm đã tìm ra được một công thức nhân giống đạt hiệu quả cao nhất: Ngay trong ống nghiệm các chồi đã có chiều cao 3 cm, tỷ lệ ra rễ phát triển 100%, số rễ trung bình từ 5,1-5,3 rễ/chồi.
Sau khi đem trồng ở môi trường tự nhiên, tỷ lệ cây sống đạt trên 81%, chiều cao cây giống sau ống nghiệm đạt 10,5 cm, trọng lượng đạt 16 g, cây sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh, thích hợp với mọi môi trường sống.
Với phương pháp cũ như tách chồi thụ động hoặc giâm cành, mỗi năm một cây chỉ cho từ 10-15 chồi, chu kỳ cây con dài, sau 3 tháng tách khỏi mẹ mới trở thành cây sinh trưởng độc lập.
Lô hội là một loài cây có tác dụng chữa vết thương, tiêu nhanh mụn nhọt, làm thuốc tiêu độc, nhuận tràng; đồng thời lại là loại thực phẩm bổ dưỡng, dưỡng da, tẩy mụn nhọt. Vì thế, việc nhân nhanh giống cây sạch bệnh và đồng đều bằng phương pháp nuôi cây mô tế bào, đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa ở địa phương.
Việc ứng dụng thành công công nghề nuôi cây mô tế bào cây lô hội còn giúp cho ngành dược nước ta vừa lưu giữ và nhân nhanh nguồn gene quý.
Hiện nay, Trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc đang mở rộng quy mô nhân giống, giảm giá thành, cung cấp cho nhu cầu sản xuất trong và ngoài tỉnh. 
Ứng dụng mô tế bào trong duy trì giống cây quý cây Lithospermum erythrorhizon

Năm 1994, Yeh và cộng sự (Trung Quốc)đã nghiên cứu sản xuất diosgeninbằng nuôi cấy tế bào huyền phù củacây
Dioscorea doryophora.Nuôi cấy tếbào huyền phù được thiết lập bằngcách đưa callus vào môi trường có 0,2mg/l chất 2,4-D. Nồng độ saccharosethích hợp cho tổng hợp diosgeninlà 3%. Lượng diosgenin thu đượctrong trường hợp này đạt tới 3,2%khối lượng khô. Sản xuất diosgenintừ câyD. doryophorabằng nuôi cấy tếbào huyền phù hiện nay đã được ứngdụng trên quy mô công nghiệp.Shikonin, một loại hoạt chất sắc tố đỏcó khả năng diệt khuẩn, có trong rễ cây Lithospermum erythrorhizon
  Nhật Bản, Triều Tiên. Cây này trồng 5-7năm, chiết rễ lấy được 1-2% chất khô,giá 1 kg là 4.500 USD. Con đường nuôicấy mô và tế bào hiệu quả gấp 800 lầnso với nuôi trồng tự nhiên. Dùng nồilên men 750 lít để nuôi tế bào trong15 ngày thu được 5 kg shikonin. Chọndòng tế bào có màu đỏ đậm thì tỉ lệshikonin càng cao. Nhật Bản đã tạođược dòng tế bào rễ cây
Lithospermum
 có khả năng tích lũy đến 15% shikoninvà đã hoàn chỉnh công nghệ nuôi cấy.

Ứng dụng mô tế bào trong duy trì giống cây quý cây Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) là cây thuốc có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao, được biết đến trên thế giới với tên gọi Vietnamese ginseng, ngoài ra còn có các tên khác như: sâm Việt Nam, sâm Khu V, Thuốc giấu, sâm Đốt trúc, Rợm con. Sâm Ngọc Linh phân bố ở vùng núi Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, còn có ở Langbian-Lâm Đồng. Đặc biệt, Việt Nam là nơi phân bố sâm Ngọc Linh duy nhất trên toàn thế giới. Điều đáng tự hào là ở sâm Ngọc Linh có thành phần ginsenosid được đánh giá vào loại nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax trên thế giới.

Ở phần thân rễ chứa các hợp chất saponin (hơn 50 loại), polyacetylen (7 loại), acid béo, acid amine, các hợp chất sterol, đường tự do, các vi lượng,… Thân và lá cũng có chứa nhiều loại saponin và vi lượng,… được dùng làm thuốc bổ, chữa viêm họng, huyết áp thấp, xuất huyết dạ dày, chống stress,… Sâm Ngọc Linh có thể chế biến thành dạng bột, dạng viên, dạng sâm nước để uống. Ngoài ra, sâm Ngọc Linh được đồng bào dân 
tộc Xê-đăng sử dụng như một vị thuốc trị bá bệnh, tăng lực, chống mệt mỏi.
Ứng dụng mô tế bào trong duy trì giống cây quý cây Thủy Tùng
Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã thành công trong việc nhân giống trong ống nghiệm đối với Thủy tùng Việt Nam – loài cổ thực vật được xem như hóa thạch sống của ngành Hạt trần. Điều này mở ra cơ hội tồn tại và phát triển cho loài cây mà Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cảnh báo bị đe dọa ở mức rất nguy cấp, sắp bị tuyệt chủng.Chồi Thủy tùng trong phòng thí nghiệm Thủy tùng có tên trong Sách đỏ Việt Nam và theo công bố của Quỹ Sinh vật hoang dã thế giới (WWF) thì đây là một trong những loài bị săn lùng ráo riết nhất. Thủy tùng từng được phân bố ở nhiều tỉnh thành từ Bắc đến Nam nhưng hiện chỉ còn chưa tới 150 cây tại hai khu vực nhỏ hẹp ở Trấp K’sor và Ea H’Leo (Đăk Lăk).
Thủy tùng đều bị thoái hóa nghiêm trọng: Già cỗi, khô ngọn rồi chết dần hoặc sức sinh trưởng kém, cành nhánh thưa thớt, cây vẫn ra hoa, có quả và kết hạt nhưng hạt lép. Suốt 35 qua không hề xuất hiện những cây non tái sinh hạt mà chỉ có một vài cây tái sinh chồi nên nguy cơ tuyệt chủng là rất cao. 

Phương pháp giâm cành rất khó khăn và mất nhiều thời gian bởi số lượng cây Thủy tùng trong tự nhiên quá ít. Một số trường đại học cũng đã nghiên cứu nhân giống Thủy tùng trong ống nghiệm nhưng mới dừng lại ở công đoạn tạo chồi.
Tháng 10/2007, với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Văn Kết, học viên cao học Nguyễn Thành Sum (giảng viên khoa Nông – Lâm Đại học Đà Lạt) đã hoàn tất đề tài “Nghiên cứu bảo tồn giống Thủy tùng bằng kỹ thuật nhân giống In– vitro”. Vật liệu để nghiên cứu là những mẫu chồi từ cây mẹ tại Cầu Krông Năng (Đăk Lăk).
Sau một năm rưỡi dày công tiến hành nhiều thí nghiệm phức tạp, đến giữa năm 2007, mầm rễ đầu tiên bắt đầu nhú ra trong sự vui mừng khôn xiết của các nhà nghiên cứu.Hiện, tỷ lệ cây Thủy tùng trong ống nghiệm ra rễ đã lên tới 60% nên tác giả đề tài đang xúc tiến chọn giá thể phù hợp để đưa cây Thủy tùng từ ống nghiệm ra vườn ươm để chăm sóc, sau đó nghiên cứu tiếp các biện pháp di thực ra môi trường tự nhiên.
Ứng dụng mô tế bào trong duy trì giống cây quý cây Mắt Trâu
Cây Mắt trâu nằm trong danh sách các loài thực vật cần được bảo tồn của VQG Cúc Phương. Vì vậy, mà ngoài giá trị về làmthuốc hay dùng trong nghiên cứu thì loài cây này còn đóng góp vốn gen của mình vào trong quần thể thực vật VQG Cúc Phương, hiện đang được lưu giữ và bảo tồn nguồn gen trong các phòng thí nghiệm Trên thế giới, nhờ ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật đã bảo tồn thành công nhiều cây thuốc như Centella aistica, Rehmannia glutinosa.

. Năm 2009 Geetha và cộng sự đã thông qua phương pháp vi nhân giống hai loài cây Holostemma adakodien và Ipomoea mauritiana đồng thời cũng tuyên truyền cho người dân biết bảo tồn các cây thuốc quí trước thảm họa bị tuyệt chủng.Trong phương pháp nhân đa chồi, chồi ngọn được tách và nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng và các chồi bên từ nách lá phát triển dưới ảnh hưởng của cytokinin với nồng độ cao. Vai trò của cytokinin lúc này là ức chế ưu thế ngọn để chồi bên phát triển. Các chồi này tiếp tục được chuyển sang môi trường mới có bổ sung cytokinin thì các chồi mới tiếp tục được tạo ra. Sau đó, các chồi này được chuyển sang môi trường ra rễ và được đưa ra vườn ươm khi đã có rễ hoàn chỉnh
 

Ứng dụng mô tế bào trong duy trì giống cây quý cây Hoàng Liên Gai
Việt Nam có khoảng 3.920 loài thực vật được dùng làm thuốc, chiếm 16% số cây thuốc đã được biết trên thế giới. Tuy nhiên, một số cây thuốc quý đang có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch bảo tồn, xuất lậu cây thuốc tràn lan. Trong đó có Hoàng liên gai, một nguồn gen quý hiếm, dùng làm thuốc chữa bệnh đường ruột, tuy không nằm trong danh sách đỏ nhưng thuộc nhóm đang nguy cấp,số lượng cá thể đang bị suy giảm nghiêm trọng. Trước đây loại cây này có nhiều ở Sapa nhưng do người dân khai thác triệt để bán cho thương lái Trung Quốc nên giờ đã cạn kiệt, chỉ còn tập trung ở Ô Quy Hồ và Tả Phìn – Sapa.
Trước tình trạng đó,nhiệm vụ đặt ra cho các nhà khoa học là phải nghiên cứu tìm ra biện pháp nhân giống và bảo tồn loại cây dược liệu quý hiếm này. Thạc sĩ Lại Đức Lưu thuộc Viện Sinh học Nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam với đề tài “Nghiên cứu sản xuất sinh khối rễ cây Hoàng liên gai làm nguồn dược liệu sản xuất berberin bằng công nghệ khí canh” đã kết hợp giữa công nghệ nuôi cấy mô tế bào với các công nghệ tiên tiến như thủy canh,khí canh để nhân giống và sản xuất Hoàng liên. Lần đầu tiên ở Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô và công nghệ khí canh để rút ngắn thời gian nhân giống và có thể tạo được một khối lượng lớn sinh khối rễ cây Hoàng liên gai.
Mặc dù không hoàn toàn thích hợp, nhưng với công nghệ khí canh và chọn thời vụ trồng phù hợp (vào mùa đông-xuân) thì khả năng cho sinh khối rễ của cây Hoàng liên gai vẫn vượt trội so với trồng ngoài đất tại Sapa (cao gấp 3,43 lần). Hàm lượng berberin trong rễ cây trồng khí canh là 3,19%, bằng 80% so với trồng địa canh truyền thống (3,99%).
Như vậy một tín hiệu đáng mừng là bằng phương pháp khoa học, cây Hoàng liên có thể được nhân giống trồng rộng rãi ở nhiều địa phương khác. Thành công của đề tài vừa giúp bảo tồn giống dược liệu quý, vừa làm cơ sở cho việc hình thành thêm các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Ứng dụng mô tế bào trong duy trì giống cây quý cây Pơ mu
Cây Pơ mu (Fokienia hodgisii):
Cây gỗ, cao to, thường xanh, phân bố ở độ cao 1300m trở lên, mọc hỗn giao trong rừng lá rộng thường xanh. Gỗ bền, đẹp, được sử dụng làm đồ mỹ nghệ, đồ mộc gia dụng… trong những năm qua loài cây quí hiếm này đã bị khai thác quá mức để xuất khẩu làm giảm khả năng phục hồi lại rừng bằng con đường nhân giống bằng hạt.
Cây Pơ mu được giâm hom thành công ở những cá thể từ 2-8 tuổi, bằng cành của cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt 80-90% khi xử lý bằng NAA 1,5%, với giá thể bằng cát hay trực liếp trong túi bầu.
Cây Pơmu trồng bằng hom có tiềm năng sinhtrưởng tốt và có thể mở ra triển vọng trồng phục hồi rừng.
Ứng dụng mô tế bào trong duy trì giống cây Bách xanh
Cây Bách xanh(Calocedrusmacrolepis):
Cây gỗ, thân thẳng cao to, thường xanh, có khả năng phát triển mạnh độ cao 1000m trở lên, trong các khoảng trống và rừng thưa trên đất dốc thoát nước. Gỗ bền đẹp sử dụng làm đồ mộc gia dụng và ngoài ra gỗ có mùi thơm dễ chịu dùng làm nguyên liệu làm nhang. Loài này cũng bị khai thác quá mức dẫn đến làm giảm khả năng phục hồi rừng bằng hạt.
Cây Bách xanh giâm hom thành công ở những cá thể từ 2- 10 tuổi, bằng cành của cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt 85-95% khi xử lý bằng IBA 1% trên cát hay trực tiếp trong túi bầu.

Cây Bách xanh trồng bằng hom tuy sinh trưởng chậm hơn cây Pơ mu nhưng có khả năng phát triển tốt ở những nơi khô hạn. Đặc biệt với tán lá đẹp và thường xanh nên có khả năng trồng làm cây xanh đường phố.

Ứng dụng mô tế bào trong duy trì giống cây Hồng Tùng
Cây Hồngtùng (Dacrydiumelatum):
Cây gỗ, thân thẳng, cao, to, phân bố độ cao từ 1200m trở lên, mọc hỗn giao trong rừng lá rộng thường xanh. Gỗ bền đẹp, sử dụng trong đồ mộc gia dụng và mỹ nghệ.
Cây Hồng tùng giâm hom thành công ở các giai đoạn có độ tuổi khác nhau, bằng chồi vượt ở cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt 80-85% khi xử lý bằng IBA 1,5% trên giá thể bằng cát.
Ứng dụng mô tế bào trong duy trì giống cây Xá xị
Cây Xá xị (Vùhương) (Cinnamomum parthenoxxylon):
Cày gỗ lớn, thường xanh mọc hỗn giao trong rừng lá rộng thường xanh. Gỗ bền, đẹp,sử dụng trong đồ mộc gia dụng và dỗ mỹ nghệ. Đặc biệt có tinh dầu thơm-tập trung chủ yếu ở gốc và rễ, được sử dụng trong giải khát. Do đó loài này bị khai thác quá mức, có khả năng bị đe doạ cao.
Hom giâm cây Xá xị thành công ở các ở độ tuổi khác nhau, bằng chồi vượt ở cây trưởng thànhhoặc qua giai đoạn tạo chồi. Tỷ lệ ra rễ dạt 60-65 % khi xử lý bằng IBA 10% trên giá thể bằng cát.
Ứng dụng mô tế bào trong duy trì giống cây Bạch tùng
. Cây Bạch tùng (Podocarpus imbricatus)
Cây gỗ lớn, phân bố ở độ cao từ 700m trở lên, mọc hỗn giao trong rừng lá rộng thường xanh. Gỗ mềm và trắng, dễ gia công và sử dụng chủ yếu làm đồ mỹ nghệ.
Cây Bạch tùng giâm hom thành công ở các giai đoạn có độ tuổi khác nhau, bằng chồi vượt ở cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi, nhưng ở giai đoạn từ 2- 10 tuổi thì thời gian ra rễ được rút ngắn. Hom ra rễ đạt 80-85% khi xử lý bằng IBA 1 % trên giá thể bằng cát.
Cây Bạch tùng trồng bằng hom có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, có triển vọng trồng phục hồi rừng.
Ứng dụng mô tế bào trong duy trì giống cây Lát Hoa
  Ở Việt Nam Chukrasia tabulais có các tên gọi khác nhau như Lát hoa, Lát da, Lát chun. Là loài cây phân bố rộng trong các nước vùng Đông Nam Á. Những nước có Lát hoa phân bố tự nhiên là Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ (Pellegrin, 1908; Hooker, 1879; Phạm Hoàng Hộ, 1992; Association of Chinese Tree, 1978). Tại Việt Nam, Lát hoa đã được tìm thấy ở một số vùng như Kon Hà Nừng, Nghệ An, Tuyên Quang, Lạng Sơn (Viện Điều tra Quy hoạch, 1990; Sách đỏ Việt Nam, 1996), thường ở độ cao 150- 800m. Song đặc biệt ở độ cao 1450m của vùng Sa Pa cũng tìm thấy Lát hoa (Nguyễn Bá Chất, 1996). Trước đây Lát hoa có phân bố ở hầu hết các tỉnh đến tận vùng Đông Nam Bộ song hiện nay đã không còn sự xuất hiện của Lát hoa ở vùng này nữa
Lát hoa là cây rụng lá trong mùa đông, thời kỳ quả chín vào khoảng 11 đến 12 hàng năm. Hạt Lát hoa nhỏ, mỏng. Vì thế có thể phát tán cách cây mẹ tới 120m, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng từ 50-60m. Cây con chịu bóng ở giai đoạn 1-3 tháng tuổi sau đó chuyển thành cây ưa sáng. Lát hoa phân bố rải rác và có tỉ lệ rất ít khoảng 0,55-6,11% trong tự nhiên (1993) và đang bị khai thác triệt để. Ngoài một số cây lác đác ở lâm trường Chư Pa, Kon Nà Nừng (Gia Lai), hầu hết không còn cây nào sống trong rừng tự nhiên.
Vì vậy, Lát hoa được đưa vào sách đỏ Việt Nam (BộKHCN&MT 1996). Lát hoa đã được Nhà nước công nhận là loài cây trong cơ cấu cây trồng của nghành.
+Môi trường tạo rễ invitro thích hợp là 1/2 MWP*
+ 1,0mg/l IBA có tỷ lệ đạt chồi ra rễ đạt 93,33% (NA3) và 89,63% (TL3) sau 20-30 ngày cấy. +Sử dụng thuốc bột TTG có gốc IBA 1,0 mg/l cho hiệu quả ra rễ trực tiép thích hợp nhất, với tỷ lệ chồi ra rễ đạt 96,30% (NA3) và 93,33% (TL3) sau 15-20 ngày cấy giâm (mùa xuân – hè); 30-40 ngày giâm (mùa thu – đông).
Ứng dụng mô tế bào trong duy trì giống cây Thông Caribe
Thông Caribê
Thông Caribê (Pinus caribaea) là một loài thực vật nhập nội, có nguồn gốc từ phía Tây Cuba, một số đảo thuộc vùng Caribean và Trung Mỹ. Chúng được trồng thử nghiệm tại Lâm Đồng từ năm 1965. Với nhiều ưu điểm về thích nghi, sinh trưởng ở điều kiện Việt Nam cây cho nhựa, gỗ tốt,…. nên hiện nay thông Caribê được quan tâm và trồng ở nhiều nơi: Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai….. (Trần Văn Minh 2003; Phạm Thị Kim Thanh 2007). Tuy nhiên, nguồn cây giống chủ yếu là từ gieo hạt có một số bất lợi như giá thành cao, tỷ lệ nảy mầm thấp (45 – 50%), rừng trồng thường bị phân hóa và quan trọng là rừng thông Caribê trồng tại Đông Nam Bộ không có khả năng kết hạt.
Vì vậy, phương pháp nhân giống vô tính in vitro là phương pháp tiềm năng nhất cho quá trình sản xuất cây con có chất lượng cao và là phương pháp nền tảng cho việc cải tiến giống thông bằng các kỹ thuật công nghệ sinh học. Vật liệu khử mẫu thích hợp: đoạn chồi non 3 tuần tuổi mang búp chồi. Phương thức khử mẫu tốt nhất: Tiền xử lý, ngâm trong citric acid 0,5% (30 phút) và benzoic acid 0,25% trong 60 phút. Tỷ lệ javel thích hợp cho bước khử mẫu tiếp theo là (1 javel: 3 nước). Môi trường SH bổ sung 30g/l glucose + 10% nước dừa + 3mg/l BA + 0,2mg/l IBA thích hợp tạo cụm chồi và tái sinh chồi từ mô sẹo. Tạo búp chồi con trên môi trường SH có 30g/l glucose + 10% nước dừa + 2mg/l BA + 0,5mg/l IBA sau 6 tuần. Môi trường SH lỏng bổ sung 30g/l glucose + 10% nước dừa + 0,1mg/l BA thích hợp cho tăng trưởng chồi. Môi trường bán rắn SH1/2 bổ sung 1mg/l IBA giai đoạn 1 thích hợp cho việc tạo rễ sơ khởi rễ.
Kết hợp với giai đoạn 2 sử dụng môi trường SH1/2 bổ sung 0,1mg/l IBA để kích thích kéo dài rễ. Kết quả sau 8 tuần nuôi cấy, mỗi cây có 1,57 0,53 rễ và rễ dài 2,69 0,24cm. Cây con 8 tuần tuổi chuyển ra vườn ươm sống 90%. Cây 14 tuần tuổi sống 100%. Hệ số nhân chồi trong môi trường SH bổ sung 30g/l glucose + 10% nước dừa + 3mg/l BA + 0,2mg/l IBA là 112 chồi/ mẫu sau 10 tuần. Vậy hệ số nhân chồi lý thuyết là 1125 chồi/ năm.
Ứng dụng mô tế bào trong duy trì giống cây Trầm Hương
Một số lòai dó (tên khoa học Aquilaria), trong quá trình sinh trưởng, do những tác động nào đó, gây ra những “tổn thương/nhiễm bệnh”, lâu ngày cây tích tụ một chất dạng nhựa (dầu), rồi lan dần ra, làm biến đổi các phân tử gỗ, tạo nên nhiều màu sắc (đen, nâu, chàm, xám, … ), nhiều tính chất (cứng, mềm, dẻo, dòn …), nhiều mùi vị (đắng, cay, chua, ngọt, … ), nhiều hình dáng (tròn, xoắn, nhọn, dài, … ), ở nhiều vị trí (thân, cành, rễ) trong cây dó. Đó chính là trầm hương, có tên giao dịch thương mại Quốc tế  Agarwood hay Eaglewood.
Đặc điểm nổi noåi bật của trầm  hương là tỏa mùi thơm đặc biệt lúc đốt hoặc chưa đốt. Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25%, trầm hương có thể chìm trong nước. Lọai trầm hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu 60-80%. Căn cứ mức độ nhiễm dầu, màu sắc, hương vị, hình dáng, trọng lượng, xuất xứ … mà trầm hương có các tên gọi khác nhau như: Trầm mắt tử, trầm mắt đảo, trầm bọ sánh, trầm bông, trầm da báo, trầm điệp lá, trầm điệp trai, trầm kiến xanh, trầm kiến lọn, trầm rục, trầm sanh …
Trầm hương
- Có thể dùng phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống cây Trầm hương với tốc độ nhân lý thuyết khoảng 3 x 36 cây/năm từ một mẫu ban đầu.
- Quy trình nhân giống cây Trầm hương bằng phương pháp cấy mô như sau :
1) Khử trùng mẫu cấy: Dùng HgCl2 nồng độ là 0,1 % trong 7 phút.
2) Vào mẫu: Môi trường WPM không có chất điều hòa sinh trưởng thực vật.
3) Tạo chồi, cụm chồi và phát triển chồi, cụm chồi: Trên môi trường WPM  có bổ sung BA (0,1 mg/l) và nước dừa 100 ml/ l. 
4) Ra rễ: Trên môi trường WPM có bổ sung IBA (0,5 mg/ l) và nước dừa 100 ml/ l.
5) Ươm cây ngoài vườn ươm: Thành phần giá thể là đất : cám dừa tỷ lệ 4 :1, xử lý giá thể và phun thuốc diệt nấm định kỳ 5 ngày/ lần bằng Benlate 0,05% , che sáng 50 %, duy trì ẩm độ 85 - 90 %.
Ứng dụng mô tế bào trong duy trì giống cây Lan Kim Điệp
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Huế đã ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô (in vitro) để tăng hệ số nhân giống từ quả lan Kim Điệp, có thể tạo ra từ vài nghìn đến 1 triệu cây con.
Thành công trong việc tăng hệ số nhân giống loài lan Kim Điệp đang có nguy cơ tuyệt chủng đã góp phần quan trọng bảo tồn nguồn gene của loài lan quý hiếm này; đồng thời, tạo ra nguồn nguyên liệu quan trọng ban đầu cho quá trình sản xuất hoa lan Kim Điệp góp phần phát triển kinh tế.
Cây con cần được trồng trên giá thể rêu nước và dương xỉ, che ánh sáng khoảng 50% và tưới nước phun sương. Hai tuần sau đó, cây con sẽ bắt đầu hình thành rễ mới và hình thành lá sau ba tuần tuổi. Ở vườn ươm ngoài tự nhiên, tỷ lệ cây lan Kim Điệp giống sống đạt đến gần 91%.
Theo các nhà nghiên cứu, Kim Điệp là loài lan rừng phân bố chủ yếu ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Lan Kim Điệp có hoa lớn, màu vàng tươi.


Tuy nhiên, lan Kim Điệp đang thuộc nhóm nguy cấp và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân là do hạt lan Kim Điệp phát triển rất kém ngay cả khi đã chín.
 Đồng thời, hạt lại phụ thuộc vào sự nhiễm nấm và phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên để nảy mầm.
Mặt khác, lan Kim Điệp rất quý hiếm, nên người dân đã khai thác quá mức, cùng với diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp... đã làm cho nguồn gene loài lan này ngày càng cạn kiệt.

Tổ thực hiện:
*Từ Rạng Đông.
* Phan Tịnh Nghi.
* Lê Hoàng.
* Nguyễn Hoàng Chương.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã xem bài thuyết trình của nhóm
Nếu có sai sót mong các bạn đóng góp thếm ý kiến của mình để bài thuyết trình được hoàn thiện hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)