Bài 6. Tụ điện

Chia sẻ bởi Kiều Thanh Bắc | Ngày 18/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Tụ điện thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
1) Viết hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường? Nói rõ điều kiện áp dụng hệ thức đó?

2) Điện tích q =-1,2.10-8 C di chuyển dọc theo cạnh của tam giác đều NBC cạnh a = 10 cm trong điện trường đều có cường độ là 300 V/m.
a)Tính công của lực điện trường khi q di chuyển trên mỗi cạnh của tam giác.
b) Tìm UNB?
ĐÁP ÁN
1) U = E.d, áp dụng cho điện trường đều, nếu điện trường không đều thì d phải rất nhỏ.
2) ABC = -3,6.10-7J
ACN = 1,8.10-7 J
ANB = -1,8.10-7 J
UNB = -15 V
BÀI 6:
TỤ ĐIỆN
GV Ki?u Thanh B?c
MỘT SỐ TỤ ĐIỆN
TỤ ĐIỆN TRONG BẢNG MẠCH
Tụ điện giấy
Tụ điện là gì?
Tụ điện
1. Định nghĩa
Tụ điện là một hệ gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Hai vật dẫn gọi là hai bản của tụ điện.
- Tụ điện d�ng d? ch?a di?n tích
- T? di?n d�ng trong c�c m?ch xoay chi?u v� m?ch vơ tuy?n di?n
- Nhi?m v? c?a t? di?n: tích v� phĩng di?n trong m?ch di?n
Tụ điện phẳng: Gồm hai vật bản kim loại đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.
Kí hiệu của tụ điện:
tụ điện dung phổ biến là tụ phẳng. tụ phẳng là gì?
2. Tích di?n cho tụ điện
Nối hai bản tụ điện vào hai cực của nguồn điện. Tụ điện sẽ tích điện.
A
B
làm thế nào để tích điện cho một tụ điện?
Hãy dự đoán điện tích trên hai bản tụ như thế nào?
- Điện tích trên hai bản tụ điện bằng nhau về độ lớn nhưng trái dấu.
- Độ lớn của điện tích trên bản tích điện dương được gọi là điện tích của tụ điện.
C1: Sau khi tích điện cho tụ điện, nếu nối giữa hai bản bằng một dây dẫn thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?
+
-
-
Giải thích
hiện tượng ?
Sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện từ bản nay qua bản kia qua dây dẫn, kết quả là tụ sẽ mất hết điện tích.
Q1
Q2= 2 Q1
Qn= n Q1
Hãy nhận xét các tỉ số
Điện dung của tụ điện
Điện dung của tụ điện là gì?
1) Định nghĩa :Di?n dung c?a t? đi?n là đ?i lu?ng đ?c trung cho kh? nang tích đi?n c?a t? đi?n và đu?c đo b?ng thuong s? c?a đi?n tích c?a t? đi?n và hi?u đi?n th? gi?a hai b?n t? đi?n.
2) Công thức
Q (C): Là điện tích tụ điện
U (V): Là hiệu điện thế giữa hai bản tụ
C: Là điện dung của tụ điện
II- ĐIỆN DUNG CỦA TỤ ĐIỆN .
Khả năng tích điện của các tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định là khác nhau.
Đơn vị của điện dung là gì?
Q = 1C
U = 1V
C có đơn vị là Fara. Kí hiệu F
Hãy cho biết ý nghĩa của Fara?
Fara là điện dung của một tụ điện có điện tích là 1 Culông khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 1V
C�c u?c c?a Fara: 1mF = 10-3F
1�F = 10-6F
1nF = 10-9F
1pF = 10-12F
3. Các loại tụ điện
Người ta thường lấy tên của lớp điện môi để đặt tên cho tụ điện.
Trên thân mỗi tụ điện đều ghi: Giá trị của điện dung và hiệu điện thế giới hạn đặt vào tụ điện. (ví dụ: 200μF- 220 V)
Có 2 bản là các lá nhôm hoặc thiếc, ở giữa có lớp giấy cách điện (tẩm parafin) làm điện môi.
Tụ Giấy
Có các bản làm bằng nhôm, thiếc, điện môi là mica.
Tụ điện mica thường có hiệu điện thế giới hạn cao, tới hàng nghìn vôn.
Tụ Mica
Có điện môi làm bằng sứ đặc biệt, thường có hằng số điện môi lớn.
Do đó tụ điện có điện dung tương đối lớn với kích thước khá nhỏ.
Tụ Sứ

Có các bản là những lá nhôm, điện môi là lớp oxit nhôm rất mỏng được tạo nên bằng phương pháp điện phân.
Tụ điện hóa học
Tụ điện xoay
Ký hiệu
Gồm 2 hệ thống lá kim loại đặt cách điện với nhau: một hệ cố định, một hệ có thể xoay quanh một trục.
4.Năng lượng của điện trường trong tụ điện
Khi tụ tích điện thì điện trường trong tụ sẽ dự trữ một năng lượng, gọi là năng lượng điện trường.
W: Năng lượng điện trường (J)
Vận dụng
Bài 1: Một tụ điện có điện dung là 20 ?F. Nối hai bản của tụ với một hiệu điện thế 120 V. Tính điện tích của tụ điện.
Cũng cố:
Câu 5- trang 33 – Sách giáo khoa.
Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. C tỉ lệ thuận với Q.
B. C tỉ lệ nghịch với U.
C. C phụ thuộc vào Q và U.
D. C không phụ thuộc vào Q và U.
D
Câu 6- trang 33- sách giáo khoa.
Trong trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?
Giữa hai bản kim loại là một lớp
A. mica.
B. nhựa pôliêtilen.
C. giấy tẩm dung dịch muối ăn.
D. giấy tẩm parafin.
C
Xem các câu 7 và 8 trang 33 – sách giáo khoa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kiều Thanh Bắc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)