Bài 6. Thạch Sanh

Chia sẻ bởi Phạm Thị Nga | Ngày 21/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Thạch Sanh thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Trường thcs Nguyễn Cảnh Toàn
Giáo viên: Hoàng Hải Yến
Môn: Ngữ văn lớp 6
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy tóm tắt nội dung của truyện “Thạch Sanh”?
- Thạch Sanh mồ côi cha mẹ. Thấy TS khỏe mạnh, Lí Thông gạ kết nghĩa anh em;
Đáp án:
LT lừa TS thay mình nộp mạng cho chằn tinh. TS giết chằn tinh. LT lừa rồi cướp công của TS, hắn được làm Quận công;
TS bắn đại bàng, cứu công chúa. LT lừa TS rồi nhốt chàng dưới hang sâu;
TS giết đại bàng, cứu Thái tử, được vua Thủy tề tặng cây đàn thần;
TS được giải oan, lấy công chúa, chiến thắng mười tám nước chư hầu, lên ngôi vua.
II. Phân tích văn bản:
1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch sanh
- Là sự ra đời bình thường nhưng lại rất khác thường
2. Những thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua
và những phẩm chất quý báu của chàng
a. Những thử thách:
- BÞ mÑ con LÝ th«ng lõa ®i canh miÕu thê, thÕ m¹ng.
Th¹ch Sanh diÖt ch»n tinh.
Xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang.
Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, TS bị bắt hạ ngục.
- Sau khi TS kết hôn với công chúa, hoàng tử 18 nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, hội họp binh lính kéo quân sang đánh Thạch Sanh.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về những thử thách mà
Thạch Sanh phải trải qua?
Ghi: Tăng dần, thử thách sau khó khăn hơn thử thách trước.
Trong TCT, khó khăn, trắc trở do các lực lượng đối kháng gây ra cho nhân vật lí tưởng cứ tăng dần. Nhưng nhân vật (Thạch Sanh) đã vượt qua tất cả nhờ tài năng, phẩm chất và sự giúp đỡ của các phương tiện thần kì. Và từ đó chúng ta thấy được những phẩm chất tốt đẹp của chàng dũng sĩ Thạch Sanh.


b. Những phẩm chất quý báu của Thạch Sanh:
Ghi: - Thật thà, chất phác.
- Dũng cảm và tài năng
- Nhân đạo và yêu hòa bình
Nêu vấn đề: Có ý kiến cho rằng, Thạch Sanh là hình tượng tiêu biểu của nhân dân Việt Nam. Em có nhất trí với ý kiến trên không? Vì sao?


Thảo luận:
- Thời gian: 2 phút, 2 bàn/1 nhóm:
- Câu hỏi: Qua bài học, em thấy Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất quý báu gì?
next
3. Sự đối lập của hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông
Thạch Sanh
Bị mẹ con lí Thông lừa gạt nhiều lần…
Giết chằn tinh, diệt đại bàng -> dũng cảm
Tha tội chết cho mẹ con Lí Thông, tha tội và thết đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu
Lí Thông
Nhiều lần lừa gạt Thạch Sanh để cướp công
Hèn nhát, bất tài, xảo quyệt, mất nhân tính
Tìm mọi cách để giết hại Thạch Sanh -> Độc ác
? Qua bảng so sánh trên em có nhận xét gì về sự đối lập giữa hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông?
Ghi: Là sự đối lập giữa thật thà và
xảo trá, giữa vị tha và ích kỉ,
giữa lương thiện và độc ác
Câu hỏi thảo luận
(Tho`i gian: 1 - 2 phu?t)
Có ý kiến cho rằng trong truyện này, nếu thiếu đi nhân vật Lí Thông thì ý nghĩa của tác phẩm sẽ thiếu trọn vẹn. Em suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó?
Định hướng:
- Sự độc ác của Lí Thông làm cho vẻ đẹp của Thạch Sanh hiện lên trọn vẹn hơn, thể hiện thái độ của nhân dân: đề cao cái thiện, lên án cái ác.
TCT VN có không ít những nhân vật tàn ác
(mụ dì ghẻ trong “Tấm Cám”, hai người chị
trong “Sọ Dừa” nhưng chưa ai độc ác và thâm
hiểm như Lí Thông…
- Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông
đại diện cho cái ác. Miêu tả xung đột thiện –
ác là nội dung cơ bản của TCT.
4. Ý nghĩa một số chi tiết thần kì đặc sắc
của truyện
- Giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát. Khiến Lí Thông bị vạch mặt -> đó là tiếng đàn của công lí, là ước mơ của nhân dân ta. Nhờ tiếng đàn mà TS được lấy công chúa -> tiếng đàn tình yêu
Tiếng đàn làm quân của mười tám nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng -> đại diện cho cái thiện và lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta; là “vũ khí” đặc biệt để cảm hóa kẻ thù.
a. Tiếng đàn của Thạch Sanh
b. Niêu cơm thần kì
(Bài tập về nhà: Tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh niêu cơm thần kì trong truyện “Thạch Sanh”)
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: “Thạch Sanh” là TCT về dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin, đạo đức, công lí XH và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì, độc đáo và giàu ý nghĩa: sự ra đời và lớn lên kì lạ của TS, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…
Câu hỏi thảo luận: Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh thì được lấy công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Cách kết thúc ấy có phổ biến trong TCT không? Hãy nêu một số ví dụ?
* Củng cố
Ước mơ lớn nhất của nhân dân lao động về cái thiện chiến thắng cái ác, về công bằng xã hội được thể hiện ở chi tiết nào?
a. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt;
b. Thạch Sanh giúp vua dẹp họa xâm lăng
c. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho
d. Thạch Sanh được làm vua
Hướng dẫn về nhà:
Kể lại tóm tắt câu chuyện
Học bài, học phần ghi nhớ
Đọc bài đọc thêm SGK/67
Tiết sau: “Chữa lỗi dùng từ”
Soạn bài: “Em bé thông minh”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)