Bài 6. Thạch Sanh
Chia sẻ bởi Hoàng Ngọc Phụng |
Ngày 21/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Thạch Sanh thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
Thiết kế bài tập dạy học hợp tác trong truyện Cổ tích “Thạch Sanh”
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC
GVHD : PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Nam
Học viên : Nhóm 1
Chuyên ngành: LL&PPDH môn Văn học
Khóa : 22 (2011 – 2013)
Trang
1
Thành viên của Nhóm 1
Sihacksa KhamBone
Hoàng Ngọc Phụng
Hứa Thị Anh Thư
Nguyễn Thị Thủy Tiên
Trang
2
Yêu cầu của đề bài
Chọn bài
Xác định mục tiêu, kết quả cần đạt
Xác định các đơn vị kiến thức cần dạy
Xác định các kiến thức trọng tâm
Thiết kế bài tập (câu hỏi, thời gian, thời điểm) nhằm hình thành kiến thức gì? Kĩ năng gì?
Cỡ nhóm
Trang
3
Thiết kế bài tập dạy học hợp tác trong Truyện cổ tích “Thạch Sanh”
Trang
4
(2 tiết)
A. Mục tiêu bài học
Tiết 1:
-Kiến thức: giúp học sinh nắm chắc về khái niệm Truyện cổ tích, hiểu nội dung văn bản, biết được một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật người dũng sĩ trong truyện
-Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt
-Thái độ: Ca ngợi người tốt, phê phán kẻ xấu xa
Tiết 2:
-Kiến thức:
+Giúp học sinh nắm nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện
+Thấy được sự đối lập giữa thiện – ác, xấu - tốt
-Kĩ năng: Kiến tạo, trình bày, đánh giá, phân tích, so sánh
-Thái độ: Yêu hoà bình, đề cao người tốt, lên án kẻ xấu
Trang
5
B. Chuẩn bị
- GV:
+Giáo án, SGK, bảng phụ, tranh ảnh
+Câu hỏi thảo luận, phiếu học tập
- HS:
+Đọc tác phẩm trước ở nhà
+Soạn các câu hỏi thảo luận (4 tổ, mỗi tổ đều chuẩn bị trước câu 2, 4)
+Chuẩn bị bảng phụ
Trang
6
D.Đặc điểm và trọng tâm bài học
-Đặc điểm:
+Truyện Thạch Sanh là truyện cổ tích thần kì tiêu biểu của truyện cổ tích Việt Nam, nên khi giảng GV cần chú ý làm rõ đặc trưng của truyện cổ tích thần kì, đặc điểm của nhân vật người dũng sĩ
-Trọng tâm bài học:
+Làm rõ đức tính thật thà, tài năng (diệt yêu quái, chống quân xâm lược) của nhân vật Thạch Sanh
+Chỉ ra được những chi tiết thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa
+Ý nghĩa truyện
Trang
7
C. Phương pháp
-Khi giảng dạy truyện Thạch Sanh, GV cần kết hợp nhiều phương pháp: đọc sáng tạo, diễn xướng (kể chuyện), nêu vấn đề, gợi tìm, vấn đáp, tái hiện, phân tích, thảo luận nhóm (bảng phụ) kết hợp diễn giảng và trực quan sinh động (hình ảnh minh họa).
-Ở bài tập này, chủ yếu GV sử dụng hình thức thảo luận nhóm .
Trang
8
E.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (4’)
-Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào?
-Ý nghĩa của việc mượn gươm?
Trang
9
3. Bài mới
3.1.Lời vào bài (2’) Phương pháp nêu vấn đề
-“Thạch Sanh” là một trong những Truyện cổ tích thần kì tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được nhân dân ta yêu thích. Đây là truyện cổ tích về nguồn gốc và những chiến công của người dũng sĩ. Vậy qua hình tượng nhân vật Thạch Sanh, nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì ? (Ý nghĩa của truyện)
Trang
10
Trang
11
Truyện “Thạch Sanh”
3.2.Bài học
Hoạt động 1: Giáo viên (GV) hướng dẫn học sinh (HS) tìm hiểu một cách khái quát nhất về đặc điểm Truyện cổ tích, đặc biệt là Truyện cổ tích thần kì. (7’)
Phương pháp chủ yếu: tái hiện, vấn đáp kết hợp với diễn giảng
Trang
12
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
Phương pháp chủ yếu: đọc sáng tạo và thảo luận
-GV yêu cầu HS đọc “Chú thích”
1 HS đọc
-GV hướng dẫn HS đọc truyện (đọc sáng tạo)
1 HS vai Lí Thông, 1 HS vai người dẫn truyện
-GV nhận xét cách đọc
Câu1.Câu hỏi tái hiện: Em thử kể lại câu chuyện một cách tóm tắt những sự kiện chính
1 HS tóm tắt, HS khác nhận xét, bổ sung
Trang
13
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
Câu2.Câu hỏi so sánh: Theo em, truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại nào?
-Vì sao em biết văn bản thuộc thể loại truyện Cổ tích?
-Nó khác Thần thoại, Truyền thuyết, như thế nào?
Phương pháp so sánh- đối chiếu
-GV trao đổi với HS, nhận xét và cho HS ghi bài
Trang
14
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự ra đời của Thạch Sanh
Phương pháp chủ yếu: thảo luận, nêu vấn đề và vấn đáp
Câu1.Câu hỏi vấn đáp: Văn bản có những nhân vật nào?
-Ai là nhân vật chính?
+Thạch Sanh
Trang
15
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự ra đời của Thạch Sanh
Câu2.Câu hỏi thảo luận 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường? Lại có gì khác thường? Trong truyện cổ tích thần kì, xuất xứ kì lạ đó có tác dụng như thế nào? (3’)
-Thời điểm hỏi: Sau khi xác định xong nhân vật chính
-GV phát phiếu học tập số 1 (20 tờ/ 40HS)
-Cỡ nhóm: 2 HS, mỗi em làm độc lập 1 phần, sau đó cả 2 thảo luận và viết vào phiếu học tập
-Kĩ năng: So sánh, đánh giá
-GV mời 1 nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
-GV nhận xét
Trang
16
Phiếu học tập số 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh (3’)
Trang
17
-Yêu cầu:
+Nhóm 2 HS
+Mỗi HS làm độc lập 1 phần (khác thường hoặc bình thường), sau đó thảo luận và cùng trả lời vào phiếu học tập
+Trả lời được yếu tố thần kì ở đây là gì và tác dụng của nó.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự ra đời của Thạch Sanh
- Hoàn cảnh bình thường:
+Con gia đình nông dân
+Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi
- Sự ra đời khác thường:
+Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con
+Bà mẹ mang thai mấy năm mới sinh
+Được thiên thần dạy võ nghệ và mọi phép thần thông
Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ (nghệ thuật) về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
Trang
18
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những thử thách mà Thạch Sanh trải qua
-GV chuyển ý: Để lấy được công chúa, Thạch Sanh đã trải qua những thử thách nào? Qua thử thách ấy, ta thấy được những phẩm chất gì của Thạch Sanh? Đây là câu hỏi thảo luận số 2 dành cho cả lớp.
Phương pháp chủ yếu: thảo luận, nêu vấn đề, vấn đáp, tái hiện (so sánh, phân tích, trực quan sinh động)
Trang
19
Câu1.Câu hỏi thảo luận số 2: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách nào? Chàng bộc lộ đức tính gì qua những lần thử thách ấy? Từ đó, em có đánh giá gì về con người chàng? (7’)
-Thời điểm hỏi: Khi nói về những thử thách của Thạch Sanh
-GV phát phiếu học tập số 2 (8 tờ/ 40HS)
-Cỡ nhóm: 5 HS, mỗi nhóm làm độc lập, sau đó GV chọn 1 nhóm tốt nhất và 1 nhóm chưa tốt lên trình bày, HS thảo luận và viết vào bảng phụ theo mẫu của phiếu học tập
-Kĩ năng: phân tích, đánh giá, kiến tạo kiến thức
-Các nhóm khác bổ sung, GV nhận xét, hướng dẫn HS phân tích từng sự kiện, đi vào chi tiết
Trang
20
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những thử thách mà Thạch Sanh trải qua
Phiếu học tập số 2: Những thử thách của Thạch Sanh (7’)
Trang
21
-Yêu cầu:
-Nhóm 5 HS
+Liệt kê được đầy đủ các thử thách của Thạch Sanh
+Trả lời được một khía cạnh đức tính của chàng sau mỗi thử thách
+Nhận xét khái quát về con người Thạch Sanh
Trang
22
Câu1.Câu hỏi so sánh: Để tôn vinh người dũng sĩ Thạch Sanh, nhân dân đã tạo thêm nhân vật có chức năng đối lập với chàng, đó là những ai?
-Chằn tinh, đại bàng và đặc biệt là mẹ con Lí Thông
Câu 2.Câu hỏi thảo luận số 3 : So sánh hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông về hành động và đức tính. Qua đó, em có nhận xét gì về cách xây dựng hai nhân vật này? (4’)
-Thời điểm: Sau khi phân tích nhân vật Thạch Sanh
-Mỗi nhóm 5 HS, mỗi nhóm cử đại diện đứng tại chỗ trình bày, không lặp lại ý nhóm khác, chỉ bổ sung
-Kĩ năng: So sánh, đánh giá
Trang
23
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật phản diện
Phiếu học tập số 3: So sánh 2 nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông (về hành động và đức tính) (4’)
Trang
24
-Yêu cầu:
+Nhóm 5 HS
+Liệt kê được những hành động anh hùng của Thạch Sanh
+Liệt kê được những hành động thấp hèn của Lí Thông
+Làm thao tác so sánh 2 nhân vật và đưa ra nhận xét
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật phản diện
Trang
25
Hoạt động 6: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của một số chi tiết thần kì
Câu5.Câu hỏi thảo luận số 4: Truyện có những chi tiết thần kì nào? Theo em, những chi tiết nào là đặc sắc? Vì sao? (tác dụng, ý nghĩa của chi tiết đó là gì?) (5’)
-Thời điểm: Sau khi tìm hiểu xong các nhân vật, các yếu tố thần kì
-Cỡ nhóm: 2HS/ nhóm, các nhóm làm độc lập, ghép nhóm 8HS, viết đáp án lên bảng phụ, GV mời đại diện các nhóm trình bày tại chỗ, các nhóm khác bổ sung
-Kĩ năng: lập luận
Trang
26
Phiếu học tập số 4: Yếu tố thần kì (5’)
.
Trang
27
Yếu tố
thần kì
-Yêu cầu:
-Nhóm 8 HS
+Các nhóm làm việc độc lập, sau đó các nhóm trao đổi phiếu học tập cho nhau để đánh giá lẫn nhau
+Liệt kê được tất cả các yếu tố thần kì
+Chỉ ra được đâu là yếu tố thần kì mà em cho là đặc sắc nhất, ý nghĩa của nó
Hoạt động 6: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của một số chi tiết thần kì
Phương pháp thảo luận, diễn giảng kết hợp với gợi tìm
-GV hướng dẫn HS gợi tìm chi tiết, phân tích tác dụng
nhận xét, diễn giảng
-Chi tiết thần kì đặc sắc:
+ Tiếng đàn thần
Tượng trưng cho công lí
Đại diện cho cái thiện, yêu chuộng hoà bình
+Niêu cơm
Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình, làm cho quân giặc ngạc nhiên, khâm phục
Trang
28
Hoạt động 7: Củng cố (4’)
1.Truyện “Thạnh Sanh” thuộc loại truyện gì? Cho biết đặc trưng thể loại?
2.Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có nét giống với nhân vật trong truyện Cổ tích nào mà em biết?
3.Nhân vật Thạch Sanh trải qua mấy thử thách? Đó là những thử thách nào? Em ấn tượng nhất với thử thách nào? Vì sao?
4.Câu hỏi vấn đáp (trọng tâm): Cho biết ý nghĩa của truyện?
5.Em có thích kết thúc của truyện không?
-Vì sao? (đây là một kết thúc phổ biến trong các truyện cổ tích)
-Hãy tìm một số truyện để chứng minh cho điều đó? (Cây khế, Sọ dừa, Tấm Cám…)
Trang
29
Trang
30
F. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về đặc điểm Truyện cổ tích, đặc biệt là Truyện cổ tích thần kì. (7’)
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu “Chú thích” (13’)
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu sự ra đời của Thạch Sanh (5’)
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những thử thách mà Thạch Sanh trải qua (37’)
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật phản diện (10’)
Hoạt động 6: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của một số chi tiết thần kì (7’)
Hoạt động 7: Củng cố (4’)
Hoạt động 8: Dặn dò (1’)
Hoạt động 8: Dặn dò (1’)
- Tóm tắt truyện, học thuộc “Ghi nhớ”
Xem lại vở ghi, đọc phần đọc thêm
- Chuẩn bị bài mới: “Em bé thông minh”
Trang
31
HỆ THỐNG CÂU HỎI THẢO LUẬN
Nhóm 2 HS: Câu hỏi thảo luận 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường? Lại có gì khác thường? Qua đó, em có nhận xét gì về xuất xứ của người dũng sĩ trong truyện cổ tích thần kì? (đặc điểm) (3’)
Nhóm 5 HS: Câu hỏi thảo luận 2: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách nào? Chàng bộc lộ đức tính gì qua những lần thử thách ấy? Từ đó, em có đánh giá gì về con người chàng? (7’)
Nhóm 5 HS: Câu hỏi thảo luận 3: So sánh hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông về hành động và đức tính. Qua đó, em có nhận xét gì về cách xây dựng hai nhân vật này? (4’)
Nhóm 5 HS: Câu hỏi thảo luận 4: Truyện có những chi tiết thần kì nào? (tìm trong truyện)
-Theo em, những chi tiết nào là đặc sắc?
-Vì sao? (tác dụng, ý nghĩa của chi tiết đó là gì ?) (5’)
Trang
32
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI!
Trang
33
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
Thiết kế bài tập dạy học hợp tác trong truyện Cổ tích “Thạch Sanh”
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC
GVHD : PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Nam
Học viên : Nhóm 1
Chuyên ngành: LL&PPDH môn Văn học
Khóa : 22 (2011 – 2013)
Trang
1
Thành viên của Nhóm 1
Sihacksa KhamBone
Hoàng Ngọc Phụng
Hứa Thị Anh Thư
Nguyễn Thị Thủy Tiên
Trang
2
Yêu cầu của đề bài
Chọn bài
Xác định mục tiêu, kết quả cần đạt
Xác định các đơn vị kiến thức cần dạy
Xác định các kiến thức trọng tâm
Thiết kế bài tập (câu hỏi, thời gian, thời điểm) nhằm hình thành kiến thức gì? Kĩ năng gì?
Cỡ nhóm
Trang
3
Thiết kế bài tập dạy học hợp tác trong Truyện cổ tích “Thạch Sanh”
Trang
4
(2 tiết)
A. Mục tiêu bài học
Tiết 1:
-Kiến thức: giúp học sinh nắm chắc về khái niệm Truyện cổ tích, hiểu nội dung văn bản, biết được một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật người dũng sĩ trong truyện
-Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt
-Thái độ: Ca ngợi người tốt, phê phán kẻ xấu xa
Tiết 2:
-Kiến thức:
+Giúp học sinh nắm nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện
+Thấy được sự đối lập giữa thiện – ác, xấu - tốt
-Kĩ năng: Kiến tạo, trình bày, đánh giá, phân tích, so sánh
-Thái độ: Yêu hoà bình, đề cao người tốt, lên án kẻ xấu
Trang
5
B. Chuẩn bị
- GV:
+Giáo án, SGK, bảng phụ, tranh ảnh
+Câu hỏi thảo luận, phiếu học tập
- HS:
+Đọc tác phẩm trước ở nhà
+Soạn các câu hỏi thảo luận (4 tổ, mỗi tổ đều chuẩn bị trước câu 2, 4)
+Chuẩn bị bảng phụ
Trang
6
D.Đặc điểm và trọng tâm bài học
-Đặc điểm:
+Truyện Thạch Sanh là truyện cổ tích thần kì tiêu biểu của truyện cổ tích Việt Nam, nên khi giảng GV cần chú ý làm rõ đặc trưng của truyện cổ tích thần kì, đặc điểm của nhân vật người dũng sĩ
-Trọng tâm bài học:
+Làm rõ đức tính thật thà, tài năng (diệt yêu quái, chống quân xâm lược) của nhân vật Thạch Sanh
+Chỉ ra được những chi tiết thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa
+Ý nghĩa truyện
Trang
7
C. Phương pháp
-Khi giảng dạy truyện Thạch Sanh, GV cần kết hợp nhiều phương pháp: đọc sáng tạo, diễn xướng (kể chuyện), nêu vấn đề, gợi tìm, vấn đáp, tái hiện, phân tích, thảo luận nhóm (bảng phụ) kết hợp diễn giảng và trực quan sinh động (hình ảnh minh họa).
-Ở bài tập này, chủ yếu GV sử dụng hình thức thảo luận nhóm .
Trang
8
E.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (4’)
-Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào?
-Ý nghĩa của việc mượn gươm?
Trang
9
3. Bài mới
3.1.Lời vào bài (2’) Phương pháp nêu vấn đề
-“Thạch Sanh” là một trong những Truyện cổ tích thần kì tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được nhân dân ta yêu thích. Đây là truyện cổ tích về nguồn gốc và những chiến công của người dũng sĩ. Vậy qua hình tượng nhân vật Thạch Sanh, nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì ? (Ý nghĩa của truyện)
Trang
10
Trang
11
Truyện “Thạch Sanh”
3.2.Bài học
Hoạt động 1: Giáo viên (GV) hướng dẫn học sinh (HS) tìm hiểu một cách khái quát nhất về đặc điểm Truyện cổ tích, đặc biệt là Truyện cổ tích thần kì. (7’)
Phương pháp chủ yếu: tái hiện, vấn đáp kết hợp với diễn giảng
Trang
12
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
Phương pháp chủ yếu: đọc sáng tạo và thảo luận
-GV yêu cầu HS đọc “Chú thích”
1 HS đọc
-GV hướng dẫn HS đọc truyện (đọc sáng tạo)
1 HS vai Lí Thông, 1 HS vai người dẫn truyện
-GV nhận xét cách đọc
Câu1.Câu hỏi tái hiện: Em thử kể lại câu chuyện một cách tóm tắt những sự kiện chính
1 HS tóm tắt, HS khác nhận xét, bổ sung
Trang
13
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
Câu2.Câu hỏi so sánh: Theo em, truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại nào?
-Vì sao em biết văn bản thuộc thể loại truyện Cổ tích?
-Nó khác Thần thoại, Truyền thuyết, như thế nào?
Phương pháp so sánh- đối chiếu
-GV trao đổi với HS, nhận xét và cho HS ghi bài
Trang
14
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự ra đời của Thạch Sanh
Phương pháp chủ yếu: thảo luận, nêu vấn đề và vấn đáp
Câu1.Câu hỏi vấn đáp: Văn bản có những nhân vật nào?
-Ai là nhân vật chính?
+Thạch Sanh
Trang
15
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự ra đời của Thạch Sanh
Câu2.Câu hỏi thảo luận 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường? Lại có gì khác thường? Trong truyện cổ tích thần kì, xuất xứ kì lạ đó có tác dụng như thế nào? (3’)
-Thời điểm hỏi: Sau khi xác định xong nhân vật chính
-GV phát phiếu học tập số 1 (20 tờ/ 40HS)
-Cỡ nhóm: 2 HS, mỗi em làm độc lập 1 phần, sau đó cả 2 thảo luận và viết vào phiếu học tập
-Kĩ năng: So sánh, đánh giá
-GV mời 1 nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
-GV nhận xét
Trang
16
Phiếu học tập số 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh (3’)
Trang
17
-Yêu cầu:
+Nhóm 2 HS
+Mỗi HS làm độc lập 1 phần (khác thường hoặc bình thường), sau đó thảo luận và cùng trả lời vào phiếu học tập
+Trả lời được yếu tố thần kì ở đây là gì và tác dụng của nó.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự ra đời của Thạch Sanh
- Hoàn cảnh bình thường:
+Con gia đình nông dân
+Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi
- Sự ra đời khác thường:
+Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con
+Bà mẹ mang thai mấy năm mới sinh
+Được thiên thần dạy võ nghệ và mọi phép thần thông
Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ (nghệ thuật) về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
Trang
18
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những thử thách mà Thạch Sanh trải qua
-GV chuyển ý: Để lấy được công chúa, Thạch Sanh đã trải qua những thử thách nào? Qua thử thách ấy, ta thấy được những phẩm chất gì của Thạch Sanh? Đây là câu hỏi thảo luận số 2 dành cho cả lớp.
Phương pháp chủ yếu: thảo luận, nêu vấn đề, vấn đáp, tái hiện (so sánh, phân tích, trực quan sinh động)
Trang
19
Câu1.Câu hỏi thảo luận số 2: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách nào? Chàng bộc lộ đức tính gì qua những lần thử thách ấy? Từ đó, em có đánh giá gì về con người chàng? (7’)
-Thời điểm hỏi: Khi nói về những thử thách của Thạch Sanh
-GV phát phiếu học tập số 2 (8 tờ/ 40HS)
-Cỡ nhóm: 5 HS, mỗi nhóm làm độc lập, sau đó GV chọn 1 nhóm tốt nhất và 1 nhóm chưa tốt lên trình bày, HS thảo luận và viết vào bảng phụ theo mẫu của phiếu học tập
-Kĩ năng: phân tích, đánh giá, kiến tạo kiến thức
-Các nhóm khác bổ sung, GV nhận xét, hướng dẫn HS phân tích từng sự kiện, đi vào chi tiết
Trang
20
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những thử thách mà Thạch Sanh trải qua
Phiếu học tập số 2: Những thử thách của Thạch Sanh (7’)
Trang
21
-Yêu cầu:
-Nhóm 5 HS
+Liệt kê được đầy đủ các thử thách của Thạch Sanh
+Trả lời được một khía cạnh đức tính của chàng sau mỗi thử thách
+Nhận xét khái quát về con người Thạch Sanh
Trang
22
Câu1.Câu hỏi so sánh: Để tôn vinh người dũng sĩ Thạch Sanh, nhân dân đã tạo thêm nhân vật có chức năng đối lập với chàng, đó là những ai?
-Chằn tinh, đại bàng và đặc biệt là mẹ con Lí Thông
Câu 2.Câu hỏi thảo luận số 3 : So sánh hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông về hành động và đức tính. Qua đó, em có nhận xét gì về cách xây dựng hai nhân vật này? (4’)
-Thời điểm: Sau khi phân tích nhân vật Thạch Sanh
-Mỗi nhóm 5 HS, mỗi nhóm cử đại diện đứng tại chỗ trình bày, không lặp lại ý nhóm khác, chỉ bổ sung
-Kĩ năng: So sánh, đánh giá
Trang
23
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật phản diện
Phiếu học tập số 3: So sánh 2 nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông (về hành động và đức tính) (4’)
Trang
24
-Yêu cầu:
+Nhóm 5 HS
+Liệt kê được những hành động anh hùng của Thạch Sanh
+Liệt kê được những hành động thấp hèn của Lí Thông
+Làm thao tác so sánh 2 nhân vật và đưa ra nhận xét
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật phản diện
Trang
25
Hoạt động 6: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của một số chi tiết thần kì
Câu5.Câu hỏi thảo luận số 4: Truyện có những chi tiết thần kì nào? Theo em, những chi tiết nào là đặc sắc? Vì sao? (tác dụng, ý nghĩa của chi tiết đó là gì?) (5’)
-Thời điểm: Sau khi tìm hiểu xong các nhân vật, các yếu tố thần kì
-Cỡ nhóm: 2HS/ nhóm, các nhóm làm độc lập, ghép nhóm 8HS, viết đáp án lên bảng phụ, GV mời đại diện các nhóm trình bày tại chỗ, các nhóm khác bổ sung
-Kĩ năng: lập luận
Trang
26
Phiếu học tập số 4: Yếu tố thần kì (5’)
.
Trang
27
Yếu tố
thần kì
-Yêu cầu:
-Nhóm 8 HS
+Các nhóm làm việc độc lập, sau đó các nhóm trao đổi phiếu học tập cho nhau để đánh giá lẫn nhau
+Liệt kê được tất cả các yếu tố thần kì
+Chỉ ra được đâu là yếu tố thần kì mà em cho là đặc sắc nhất, ý nghĩa của nó
Hoạt động 6: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của một số chi tiết thần kì
Phương pháp thảo luận, diễn giảng kết hợp với gợi tìm
-GV hướng dẫn HS gợi tìm chi tiết, phân tích tác dụng
nhận xét, diễn giảng
-Chi tiết thần kì đặc sắc:
+ Tiếng đàn thần
Tượng trưng cho công lí
Đại diện cho cái thiện, yêu chuộng hoà bình
+Niêu cơm
Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình, làm cho quân giặc ngạc nhiên, khâm phục
Trang
28
Hoạt động 7: Củng cố (4’)
1.Truyện “Thạnh Sanh” thuộc loại truyện gì? Cho biết đặc trưng thể loại?
2.Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có nét giống với nhân vật trong truyện Cổ tích nào mà em biết?
3.Nhân vật Thạch Sanh trải qua mấy thử thách? Đó là những thử thách nào? Em ấn tượng nhất với thử thách nào? Vì sao?
4.Câu hỏi vấn đáp (trọng tâm): Cho biết ý nghĩa của truyện?
5.Em có thích kết thúc của truyện không?
-Vì sao? (đây là một kết thúc phổ biến trong các truyện cổ tích)
-Hãy tìm một số truyện để chứng minh cho điều đó? (Cây khế, Sọ dừa, Tấm Cám…)
Trang
29
Trang
30
F. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về đặc điểm Truyện cổ tích, đặc biệt là Truyện cổ tích thần kì. (7’)
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu “Chú thích” (13’)
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu sự ra đời của Thạch Sanh (5’)
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những thử thách mà Thạch Sanh trải qua (37’)
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật phản diện (10’)
Hoạt động 6: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của một số chi tiết thần kì (7’)
Hoạt động 7: Củng cố (4’)
Hoạt động 8: Dặn dò (1’)
Hoạt động 8: Dặn dò (1’)
- Tóm tắt truyện, học thuộc “Ghi nhớ”
Xem lại vở ghi, đọc phần đọc thêm
- Chuẩn bị bài mới: “Em bé thông minh”
Trang
31
HỆ THỐNG CÂU HỎI THẢO LUẬN
Nhóm 2 HS: Câu hỏi thảo luận 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường? Lại có gì khác thường? Qua đó, em có nhận xét gì về xuất xứ của người dũng sĩ trong truyện cổ tích thần kì? (đặc điểm) (3’)
Nhóm 5 HS: Câu hỏi thảo luận 2: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách nào? Chàng bộc lộ đức tính gì qua những lần thử thách ấy? Từ đó, em có đánh giá gì về con người chàng? (7’)
Nhóm 5 HS: Câu hỏi thảo luận 3: So sánh hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông về hành động và đức tính. Qua đó, em có nhận xét gì về cách xây dựng hai nhân vật này? (4’)
Nhóm 5 HS: Câu hỏi thảo luận 4: Truyện có những chi tiết thần kì nào? (tìm trong truyện)
-Theo em, những chi tiết nào là đặc sắc?
-Vì sao? (tác dụng, ý nghĩa của chi tiết đó là gì ?) (5’)
Trang
32
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI!
Trang
33
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Ngọc Phụng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)