Bài 6. Thạch Sanh

Chia sẻ bởi Lê Thị Tiến | Ngày 21/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Thạch Sanh thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 6
Giáo viên: Lê Thị Tiến
Kiểm tra bài cũ:
Kể tóm tắt “Sự tích Hồ Gươm”
Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng gây ra nhiều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu yếu thế, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.
  Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kỹ hóa ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Kiểm tra bài cũ:
Nêu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
* Nghệ thuật:
- Xây dựng các tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của nhân dân ta đoàn kết một lòng đánh giặc cứu nước.
- Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết kì ảo, giàu ý nghĩa như gươm thần, rùa vàng
* Ý nghĩa:
- Giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
- Ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và tôn vinh, đề cao vai trò của Lê Lợi.
Giới thiệu bài
Trong văn học dân gian, truyện cổ tích là thể lọai rất tiêu biểu, được nhiều người ưa thích. Không một truyện cổ tích nào có tuổi đời trẻ hơn tuổi ông bà chúng ta, nhưng cũng rất kì lạ, không một truyện cổ tích nào già nua trong đôi mắt, tâm hồn của thế hệ mới
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một truyện cổ tích rất được yêu thích, đó là truyện “Thạch Sanh”
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
Tiết 21,22- Văn bản:
HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ TIẾT HỌC
Các em kết hợp bài soạn trước ở nhà, SGK và trình tự dẫn dắt của giáo viên.
Kết hợp theo dõi nội dung trình chiếu trên màn hình và ghi chép:
+Phần màn hình bên trái của các em có khung màu xanh nhạt là nội dung ghi vào vở.
+Phần màn hình bên phải các em là hệ thống câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài và lời giảng của giáo viên
Tiết 21,22- văn bản:
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
I- Tìm hiểu chung:
1/ Thế nào là truyện cổ tích?
(xem SGK/ 53)
2/ Đọc, kể:
Xem chú thích SGK/53, cho biết thế nào là truyện cổ tích?
=>Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh; nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật. Truyện cố tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
Hướng dẫn đọc:
Lời dẫn truyện rõ ràng, phù hợp với nội dung từng đoạn, các đoạn đối thoại thể hiện tính cách nhân vật: Lí Thông: giọng ngọt ngào, dụ dỗ.
Kể tóm tắt có tranh minh họa
Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.Thạch Sanh sớm mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ.
Kể tóm tắt có tranh minh họa
Lí Thông là một người hàng rượu, dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình.
Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ.
Kể tóm tắt có tranh minh họa
Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng.
Kể tóm tắt có tranh minh họa
Mẹ con Lí Thông vô cùng hoảng sợ khi nhìn thấy đầu chằn tinh. Thế nhưng, sau đó Lí Thông đã cướp công Thạch Sanh, Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa. Lí Thông dâng đầu Chằn Tinh và được vua cho làm quan.
Kể tóm tắt có tranh minh họa
Công chúa bị đại bàng bắt, Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh. Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang.
Kể tóm tắt có tranh minh họa
Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh.
Kể tóm tắt có tranh minh họa
Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.
Hồn Chằn Tinh và hồn Đại bàng trả thù, chúng vu oan Thạch Sanh lấy cắp của cải của nhà vua.Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục. Nhờ tiếng đàn thần, Thạch Sanh đã được minh oan, được vua gả công chúa cho.
Kể tóm tắt có tranh minh họa
Kể tóm tắt có tranh minh họa
Còn mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết, hóa thành bọ hung. 
Kể tóm tắt có tranh minh họa
Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và dẹp yên được quân các nước chư hầu.
Kể tóm tắt có tranh minh họa
Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần trước khi họ rút về nước.
Về sau vua nhường ngôi cho Thạch Sanh
Tiết 21,22- văn bản:
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
I- Tìm hiểu chung:
1/ Thế nào là truyện cổ tích?
(xem SGK/ 53)
2/ Đọc, kể:
3/ Bố cục:
chia làm 4 đoạn:
4/ Chú thích từ khó:
(Xem SGK/65,66)
Truyện có thể chia làm mấy phần. Xác định ý của từng phần:
Chia làm 4 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu -> “mọi phép thần thông”: Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh..
- Đoạn 2: Tiếp theo -> “phong cho làm quận công”: Thach Sanh diệt chằn tinh.
- Đoạn 3: Tiếp theo -> “hóa kiếp thành bọ hung”: Thạch Sanh diệt đại bàng.
- Đoạn 4: Phần còn lại: Thach Sanh dẹp quân của mười tám nước chư hầu.
Đọc các từ khó được chú thích SGK/ 65,66:
Tiết 21,22- văn bản:
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
1/ Nội dung:
a/ Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
Sự ra đời và lớn lên của nhân vật Thạch Sanh vừa bình thường vừa khác thường.
Điều đó cho thấy những người lao động bình thường cũng có thể có những khả năng, phẩm chất kì lạ, khác thường.
Theo em sự ra đời và lớn của nhân vật Thạch Sanh có gì bình thường và khác thường?
=>Sự ra đời và lớn lên của nhân vật Thạch Sanh vừa bình thường vừa khác thường:
Bình thường: là con của một gia đình nông dân nghèo sống bằng nghề đốn củi.
Khác thường:
+ là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai
+ Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh
+ Thạch Sanh được thần dạy võ nghệ và các phép thần thông
Kể về sự ra đời của Thạch Sanh như vậy, theo em nhân dân muốn thể hiện điều gì?
Tiết 21,22- văn bản:
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
1/ Nội dung:
a/ Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
b/ Những thử thách mà Thạch Sanh đã trải qua:
Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trãi qua những thử thách như thế nào?
=> Tiêu diệt chằn tinh, đánh nhau với đại bàng; bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù
Tiết 21,22- văn bản:
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
1/ Nội dung:
a/ Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
b/ Những thử thách mà Thạch Sanh đã trải qua:
-Tiêu diệt chằn tinh, giúp nhân dân thoát khỏi đại họa.
Chằn tinh được giới thiệu là một con vật như thế nào?
->có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người, quan quân nhiều lần bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được
Cuộc chiến với chằn tinh diễn ra gay go như thế nào?
->Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện; Thạch Sanh dùng nhiều võ thuật đánh lại con quái vật, dùng búa xả xác nó làm hai
Việc tiêu diệt chằn tinh có ý nghĩa gì?
Tiết 21,22- văn bản:
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
1/ Nội dung:
a/ Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
b/ Những thử thách mà Thạch Sanh đã trải qua:
-Tiêu diệt chằn tinh, giúp nhân dân thoát khỏi đại họa.
- Tiêu diệt đại bàng để cứu công chúa và thái từ con vua Thủy Tề.
Đại bàng được giới thiệu là một con vật như thế nào?
=>Là một con yêu tinh trên núi, có nhiều phép lạ, bắt công chúa và thái tử con vua Thủy Tề
Cuộc chiến với đại bàng diễn ra gay go như thế nào?
=>Đại bàng vung cánh, chĩa vuốt lao tới; Thạch Sanh dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt đại bàng, dùng búa bổ vỡ đôi đầu con quái vật
Việc tiêu diệt đại bàng có ý nghĩa gì?
Tiết 21,22- văn bản:
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
1/ Nội dung:
a/ Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
b/ Những thử thách mà Thạch Sanh đã trải qua:
-Tiêu diệt chằn tinh, giúp nhân dân thoát khỏi đại họa.
Tiêu diệt đại bàng để cứu công chúa và thái từ con vua Thủy Tề.
Bị hạ ngục, nhờ tiếng đàn, Thạch Sanh được giải oan và được vua gả công chúa
Vì sao Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục?
=>Hồn chằn tinh và hồn đại bàng hợp nhau lại báo thù, chúng ăn cắp của cải của nhà vua và đổ oan cho Thạch Sanh
Lần này Thạch Sanh đã vượt qua bằng cách nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
=>Tiếng đàn của chàng đã thấu đến tai công chúa. Điều đó cho thấy tấm lòng nhân hậu của chàng đã giúp chàng vượt qua thử thách này
Tiết 21,22- văn bản:
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
1/ Nội dung:
a/ Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
b/ Những thử thách mà Thạch Sanh đã trải qua:
-Tiêu diệt chằn tinh, giúp nhân dân thoát khỏi đại họa.
Tiêu diệt đại bàng để cứu công chúa và thái từ con vua Thủy Tề.
Bị hạ ngục, nhờ tiếng đàn, Thạch Sanh được giải oan và được vua gả công chúa
Thach Sanh cũng dùng tiếng đàn để dẹp yên quân mười tám nước chư hầu
=>Thạch Sanh là người có tài năng phi thường, có tấm lòng nhân hậu
Sau khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua thử thách nào nữa?
=>Dẹp yên quân mười tám nước chư hầu
Chàng làm thế nào để dẹp yên quân mười tám nước chư hầu?
=>Chàng xin vua đừng động binh; chàng dùng tiếng đàn để thuyết phục họ
Thach Sanh bộc lộ những phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?
Tiết 21,22- văn bản:
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
1/ Nội dung:
a/ Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
b/ Những thử thách mà Thạch Sanh đã trải qua:
c/ Nhân vật Lí Thông:
Lí Thông là một kẻ độc ác, xảo trá, vong ân bội nghĩa. Hắn đã nhận lấy hậu quả thích đáng(sét đánh chết, biến thành bọ hung)
Trong truyện, nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập đó.
*Lí Thông
-Tính cách: xảo trá, bất nhân, bất nghĩa.
-Hành động: mưu mô, độc ác, bất tài
*Thạch Sanh
-Tính cách: thật thà, tình nghĩa
-Hành động: tài năng, nhân hậu
Qua đó, em nhận xét gì về nhân vật Lí Thông?
Tiết 21,22- văn bản:
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
1/ Nội dung:
2/ Nghệ thuật:
Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo, hấp dẫn người nghe
- Truyện sử dụng những chi tiết thần kì, có ý nghĩa sâu sắc.
Nhận xét về cách sắp xếp các tình tiết trong truyện?

Truyện sử dụng nhiều chi tiết thần kì,trong đó đặc sắc nhất là tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.
- Truyện sử dụng những chi tiết thần kì, có ý nghĩa sâu sắc:
+ tiếng đàn: tượng trưng cho tình yêu, công lí, nhân đạo, hòa bình; khẳng định tài năng, tình cảm của chàng dũng sĩ
+ Niêu cơm thần: tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, ước vọng hòa bình
Tiết 21,22- văn bản:
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
1/ Nội dung:
2/ Nghệ thuật:
3/ Ý nghĩa:
Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đaoọ đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu chuộn hòa bình của nhân dân ta.
Kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải nhận hậu quả như thế nào? Thạch Sanh có được những gì?
=>Kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết, biến thành bọ hung; Thạch Sanh lấy được công chúa và lên làm vua.
Qua cách kết thúc này nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?
Cách kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Cho ví dụ.
=>Đây là cách kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích. Ví dụ : truyện Tấm Cám, truyện Sọ Dừa, truyện Cây bút thần
Tiết 21,22- văn bản:
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
1/ Nội dung:
2/ Nghệ thuật:
3/ Ý nghĩa:
III- Tổng kết:
(ghi nhớ SGK/67)

Đọc ghi nhớ SGK/ 67
Tiết 21,22- văn bản:
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
1/ Nội dung:
2/ Nghệ thuật:
3/ Ý nghĩa:
III- Tổng kết:
*Luyện tập
Tranh minh họa thể hiện vẻ đẹp phẩm chất, tài năng của Thạch Sanh
Luyện tập
Thạch Sanh chiến đấu dũng mãnh, tiêu diệt chằn tinh
Tranh minh họa thể hiện vẻ đẹp phẩm chất, tài năng của Thạch Sanh
Luyện tập
Thạch Sanh chiến đấu dũng mãnh, tiêu diệt đại bàng
Tranh minh họa thể hiện vẻ đẹp phẩm chất, tài năng của Thạch Sanh
Luyện tập
Thạch Sanh đãi cơm cho quân mười tám nước chư hầu
TIẾT HỌC KẾT THÚC. TẠM BIỆT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)