Bài 6. Thạch Sanh
Chia sẻ bởi Trường THCS Nguyễn Văn Tiết |
Ngày 21/10/2018 |
15
Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Thạch Sanh thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Chào mừng các cô và các em học sinh đến với tiết học này.
Tiết 21- Văn bản: THẠCH SANH
I.Tìm hiểu chung.
1.Thể loại:
-Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật.
-Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
2. Tác phẩm:
a.Bố cục:
-Phần 1: “Ngày xưa …thần thông” => Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
-Phần 2: “Một hôm …bọ hung” =>Những thử thách mà Thạch Sanh đã vượt qua.
-Phần 3: Còn lại. =>Thạch Sanh cưới công chúa và lên ngôi.
b. Phương thức biểu đạt:
3 phần.
Tự sự, miêu tả.
c.Tóm tắt truyện.
Thạch Sanh vốn là thái tử, được Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng người nông dân nghèo, lương thiện. Cha mẹ mất sớm chàng sống dưới gốc đa, làm nghề đốn củi.Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông nhưng toàn bị Lí Thông lợi dụng.Chàng đã dũng cảm chém chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa nhưng đều bị Lí Thông cướp công. Thạch Sanh bị hồn chằn tinh, đại bàng vu oan và bị bắt vào ngục. Nhờ cứu con vua Thủy Tề khi bị nhốt dưới hang nên chàng được tặng cây đàn. Chàng ngồi trong ngục đem đàn ra gảy, được công chúa nghe thấy và được giải oan. Mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết hóa kiếp thành bọ hung. Thạch Sanh cưới công chúa, dẹp loạn mười tám nước chư hầu và lên ngôi vua.
II.Tìm hiểu văn bản.
1.Nhân vật Thạch Sanh.
a.Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
-Ngọc Hoàng sai Thái tử đầu thai trong một gia đình nông dân nghèo.
-Bà mẹ mang thai nhiều năm.
-Cha mẹ mất sớm Thạch Sanh sống bằng nghề kiếm củi.
-Được thiên thần dạy võ và phép thần thông.
=> Là con dân thường, có cuộc sống gần gũi với nhân dân.
CỦNG CỐ BÀI GIẢNG
-Biết được truyện cổ tích là như thế nào.
-Biết tóm tắt nội dung chính câu chuyện.
-Biết được sự sinh ra và lớn lên của Thạch Sanh.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
-Về nhà học thuộc :
+Truyện cổ tích.
+Tóm tắt câu truyện.
+Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
-Soạn tiết 2 của bài Thạch Sanh.
Tiết học đến đây là kết thúc kính chào quý thầy cô và các em học sinh.
b.Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.
Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu
->Giết Chằn Tinh trừ hại cho dân, thu được bộ cung tên vàng.
Giết đại bàng, cứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề và được tặng cây đàn thần.
-Bị hồn chằn tinh, đại bàng vu oan, nhốt vào ngục. Nhờ tiếng đàn chàng đã được giải oan.
-Thạch Sanh dẹp loạn 18 nước chư hầu.
c.Phẩm chất của Thạch Sanh.
-Thật thà, chất phác.
-Dũng cảm, tài năng.
-Nhân đạo, yêu hòa bình.
=>Đây là phẩm chất tiêu biểu của nhân dân. Thạch Sanh là người đại diện cho cái thiện chống lại cái ác, cái ích kỉ.
2.Nhân vật Lí Thông.
-Kết nghĩa anh em với Thạch Sanh nhằm bóc lột sức lao động.
-Lừa Thạch Sanh nộp mạng cho chằn tinh -> thế mạng, cướp công.
-Lừa Thạch Sanh đi giết đại bàng cứu công chúa, tàn nhẫn lấp cửa hang sát hại Thạch Sanh -> cướp công, lừa vua cưới công chúa.
=>Lừa lọc phản bội, bất nhân, bất nghĩa=> đại diện cho cái ác.
*Kết quả: Mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết hóa kiếp thành bọ hung.
3.Những yếu tố thần kì trong truyện.
-Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
-Cung tên vàng.
-Cây đàn thần.
-Niêu cơm thần
Yếu tố tưởng tượng kì ảo.
*Ghi nhớ : SGK/67.
III.Tổng kết.
*Ý nghĩa văn bản: Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.
TIẾT HỌC KẾT THÚC
Tiết 21- Văn bản: THẠCH SANH
I.Tìm hiểu chung.
1.Thể loại:
-Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật.
-Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
2. Tác phẩm:
a.Bố cục:
-Phần 1: “Ngày xưa …thần thông” => Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
-Phần 2: “Một hôm …bọ hung” =>Những thử thách mà Thạch Sanh đã vượt qua.
-Phần 3: Còn lại. =>Thạch Sanh cưới công chúa và lên ngôi.
b. Phương thức biểu đạt:
3 phần.
Tự sự, miêu tả.
c.Tóm tắt truyện.
Thạch Sanh vốn là thái tử, được Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng người nông dân nghèo, lương thiện. Cha mẹ mất sớm chàng sống dưới gốc đa, làm nghề đốn củi.Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông nhưng toàn bị Lí Thông lợi dụng.Chàng đã dũng cảm chém chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa nhưng đều bị Lí Thông cướp công. Thạch Sanh bị hồn chằn tinh, đại bàng vu oan và bị bắt vào ngục. Nhờ cứu con vua Thủy Tề khi bị nhốt dưới hang nên chàng được tặng cây đàn. Chàng ngồi trong ngục đem đàn ra gảy, được công chúa nghe thấy và được giải oan. Mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết hóa kiếp thành bọ hung. Thạch Sanh cưới công chúa, dẹp loạn mười tám nước chư hầu và lên ngôi vua.
II.Tìm hiểu văn bản.
1.Nhân vật Thạch Sanh.
a.Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
-Ngọc Hoàng sai Thái tử đầu thai trong một gia đình nông dân nghèo.
-Bà mẹ mang thai nhiều năm.
-Cha mẹ mất sớm Thạch Sanh sống bằng nghề kiếm củi.
-Được thiên thần dạy võ và phép thần thông.
=> Là con dân thường, có cuộc sống gần gũi với nhân dân.
CỦNG CỐ BÀI GIẢNG
-Biết được truyện cổ tích là như thế nào.
-Biết tóm tắt nội dung chính câu chuyện.
-Biết được sự sinh ra và lớn lên của Thạch Sanh.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
-Về nhà học thuộc :
+Truyện cổ tích.
+Tóm tắt câu truyện.
+Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
-Soạn tiết 2 của bài Thạch Sanh.
Tiết học đến đây là kết thúc kính chào quý thầy cô và các em học sinh.
b.Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.
Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu
->Giết Chằn Tinh trừ hại cho dân, thu được bộ cung tên vàng.
Giết đại bàng, cứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề và được tặng cây đàn thần.
-Bị hồn chằn tinh, đại bàng vu oan, nhốt vào ngục. Nhờ tiếng đàn chàng đã được giải oan.
-Thạch Sanh dẹp loạn 18 nước chư hầu.
c.Phẩm chất của Thạch Sanh.
-Thật thà, chất phác.
-Dũng cảm, tài năng.
-Nhân đạo, yêu hòa bình.
=>Đây là phẩm chất tiêu biểu của nhân dân. Thạch Sanh là người đại diện cho cái thiện chống lại cái ác, cái ích kỉ.
2.Nhân vật Lí Thông.
-Kết nghĩa anh em với Thạch Sanh nhằm bóc lột sức lao động.
-Lừa Thạch Sanh nộp mạng cho chằn tinh -> thế mạng, cướp công.
-Lừa Thạch Sanh đi giết đại bàng cứu công chúa, tàn nhẫn lấp cửa hang sát hại Thạch Sanh -> cướp công, lừa vua cưới công chúa.
=>Lừa lọc phản bội, bất nhân, bất nghĩa=> đại diện cho cái ác.
*Kết quả: Mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết hóa kiếp thành bọ hung.
3.Những yếu tố thần kì trong truyện.
-Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
-Cung tên vàng.
-Cây đàn thần.
-Niêu cơm thần
Yếu tố tưởng tượng kì ảo.
*Ghi nhớ : SGK/67.
III.Tổng kết.
*Ý nghĩa văn bản: Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.
TIẾT HỌC KẾT THÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)