Bài 6. Saccarozơ, tinh bột va xenlulozơ
Chia sẻ bởi Trần Hùng |
Ngày 09/05/2019 |
100
Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Saccarozơ, tinh bột va xenlulozơ thuộc Hóa học 12
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THPT SƠN TÂY
TRƯỜNG THPT SƠN TÂY
TRƯỜNG THPT SƠN TÂY
BÀI 6: SACCAROZƠ – TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
TỔ HÓA HỌC
II – TINH BỘT:
1/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN:
- Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc,củ (khoai, sắn), quả (táo, chuối).
- Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh.
- Trong nước nóng từ 65oC trở lên , tinh bột tan thành dung dịch keo, gọi là hồ tinh bột.
2/ CẤU TRÚC PHÂN TỬ:
a) Cấu trúc:
+ Công thức phân tử: (C6H10O5)n
+ Thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích
C6H10O5 liên kết với nhau thành 2 dạng:
- Dạng lò xo không phân nhánh gọi là amilozơ
- Dạng phân nhánh gọi là amilopectin.
Amilopectin
Mạch tinh bột không kéo dài mà xoắn lại thành hạt có lỗ rỗng.
- Phần tan trong nước là amilozơ.
- Phần không tan trong nước là amilopectin.
Chỉ có amilopectin trong tinh bột mới có khả năng hóa hồ. Sự tạo hồ là quá trình bất thuận nghịch, tức là từ hồ không trở lại dạng bột được.
b) Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh:
Từ khí cacbonic và hơi nước, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và chất diệp lục (clorophin), tinh bột được tạo thành theo sơ đồ phản ứng:
3/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
a) Phản ứng thủy phân:
- Đun dung dịch trong axit vô cơ loãng sẽ thu được glucozơ:
b) Phản ứng màu với iot:
Do cấu trúc mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp thụ iot cho màu xanh tím.
Khi đun nóng, màu xanh tím biến mất, khi để nguội màu xanh tím lại xuất hiện.
Giải thích: Do có cấu trúc hình lò xo, tinh bột hấp phụ iot tạo ra màu xanh tím. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím đó. Khi để nguội, iot bị hấp phụ trở lại làm dung dịch có màu xanh tím. Phản ứng này được dùng để nhận ra tinh bột bằng iot và ngược lại.
4/ ỨNG DỤNG:
- Tinh bột là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật.
- Trong công nghiệp, tinh bột dùng sản xuất bánh kẹo, glucozơ và hồ dán.
- Trong cơ thể người, tinh bột bị thủy phân thành glucozơ nhờ các enzim trong nước bọt và ruột non. Phần lớn glucozơ được hấp thụ trực tiếp qua thành ruột vào máu đi nuôi cơ thể; phần còn dư được chuyển về gan, ở gan glucozơ được tổng hợp lại nhờ enzim thành glicogen dự trữ cho cơ thể.
III - XENLULOZƠ
1/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
- Xenlulozơ có nhiều trong cây bông, đay, gai, tre, nứa, gỗ.
- Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên mạng tế bào thực vật, tạo nên bột khung cho cây cối.
- Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi màu trắng, không có mùi vị; không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ như etanol, ete, benzen, … nhưng tan trong nước Svayde (dung dịch Cu(OH)2 trong NH3).
2/ CẤU TẠO PHÂN TỬ:
- Xenlulozơ là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc β -glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài. Khối lượng phân tử rất lớn khoảng 2.000.000. Nhiều mạch xenlulozơ ghép lại với nhau thành sợi xenlulozơ.
Hình ảnh 3D hợp chất cao phân tử Xenlulose; màu đen-cacbon, màu đỏ-oxy, màu trắng-hydro
- Khác với tinh bột, xenlulozơ chỉ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 còn 3 nhóm –OH.
- Công thức phân tử: (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n.
3/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
a) Phản ứng thủy phân:
- Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ đặc sẽ thu được dung dịch glucozơ:
- Phản ứng thủy phân xenlulozơ cũng xảy ra trong dạ dày của động vật ăn cỏ nhờ enzim xenlulaza.
b) Phản ứng este hóa với axit nitric:
Đun nóng xenlulozơ (bông) trong hỗn hợp axit nitric đặc và axit sunfuric đặc ta thu được xenlulozơ trinitrat:
4/ ỨNG DỤNG:
- Những nguyên liệu chứa xenlulozơ (bông, đay, gỗ, …) thường được dùng trực tiếp (kéo sợi dệt vải, trong xây dựng, làm đồ gỗ, …) hoặc chế biến thành giấy.
- Xenlulozơ còn là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo như tơ visco, tơ axetat và thuốc súng không khói, ancol etylic, …
- Xenlulozơ còn là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo như tơ visco, tơ axetat và thuốc súng không khói (xenlulozơ trinitrat), ancol etylic, …
CỦNG CỐ
Câu 1: Chất không tan trong nước lạnh là:
A. glucozơ.
B. tinh bột.
C. saccarozơ.
D. fructozơ.
B. tinh bột.
Câu 2: Chất không tham gia phản ứng thủy phân là:
A. fructozơ.
B. tinh bột.
C. saccarozơ.
D. xenlulozơ.
Câu 3: Chất lỏng hòa tan được xenlulozơ là:
A. benzen.
B. ete.
C. etanol.
D. nước Svayde.
A. fructozơ.
D. nước Svayde.
Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Tinh bột → X → Y → Axit axetic.
X và Y lần lượt là:
A. glucozơ, ancol etylic.
B. mantozơ, glucozơ.
C. glucozơ, etyl axetat.
D. ancol etylic, andehit axetic.
A. glucozơ, ancol etylic.
Câu 5:
Tại sao tinh bột và xenlulozơ đều có nhiều nhóm –OH lại không tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh thẫm?
Đáp án:
+ 2 chất rắn không tác dụng với nhau
+ Trong mỗi mắt xích - glucozơ chỉ còn 3 nhóm -OH tự do. Do cấu trúc xoắn nên:
- Các nhóm OH bị che khuất;
- Các nhóm OH tạo liên kết hidro;
- Khoảng cách giữa các nhóm -OH gần quá.
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC
KÍNH CHÚC CÁC THẦY CÔ
MẠNH KHỎE VÀ HẠNH PHÚC
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC
TRƯỜNG THPT SƠN TÂY
TRƯỜNG THPT SƠN TÂY
BÀI 6: SACCAROZƠ – TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
TỔ HÓA HỌC
II – TINH BỘT:
1/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN:
- Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc,củ (khoai, sắn), quả (táo, chuối).
- Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh.
- Trong nước nóng từ 65oC trở lên , tinh bột tan thành dung dịch keo, gọi là hồ tinh bột.
2/ CẤU TRÚC PHÂN TỬ:
a) Cấu trúc:
+ Công thức phân tử: (C6H10O5)n
+ Thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích
C6H10O5 liên kết với nhau thành 2 dạng:
- Dạng lò xo không phân nhánh gọi là amilozơ
- Dạng phân nhánh gọi là amilopectin.
Amilopectin
Mạch tinh bột không kéo dài mà xoắn lại thành hạt có lỗ rỗng.
- Phần tan trong nước là amilozơ.
- Phần không tan trong nước là amilopectin.
Chỉ có amilopectin trong tinh bột mới có khả năng hóa hồ. Sự tạo hồ là quá trình bất thuận nghịch, tức là từ hồ không trở lại dạng bột được.
b) Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh:
Từ khí cacbonic và hơi nước, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và chất diệp lục (clorophin), tinh bột được tạo thành theo sơ đồ phản ứng:
3/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
a) Phản ứng thủy phân:
- Đun dung dịch trong axit vô cơ loãng sẽ thu được glucozơ:
b) Phản ứng màu với iot:
Do cấu trúc mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp thụ iot cho màu xanh tím.
Khi đun nóng, màu xanh tím biến mất, khi để nguội màu xanh tím lại xuất hiện.
Giải thích: Do có cấu trúc hình lò xo, tinh bột hấp phụ iot tạo ra màu xanh tím. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím đó. Khi để nguội, iot bị hấp phụ trở lại làm dung dịch có màu xanh tím. Phản ứng này được dùng để nhận ra tinh bột bằng iot và ngược lại.
4/ ỨNG DỤNG:
- Tinh bột là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật.
- Trong công nghiệp, tinh bột dùng sản xuất bánh kẹo, glucozơ và hồ dán.
- Trong cơ thể người, tinh bột bị thủy phân thành glucozơ nhờ các enzim trong nước bọt và ruột non. Phần lớn glucozơ được hấp thụ trực tiếp qua thành ruột vào máu đi nuôi cơ thể; phần còn dư được chuyển về gan, ở gan glucozơ được tổng hợp lại nhờ enzim thành glicogen dự trữ cho cơ thể.
III - XENLULOZƠ
1/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
- Xenlulozơ có nhiều trong cây bông, đay, gai, tre, nứa, gỗ.
- Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên mạng tế bào thực vật, tạo nên bột khung cho cây cối.
- Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi màu trắng, không có mùi vị; không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ như etanol, ete, benzen, … nhưng tan trong nước Svayde (dung dịch Cu(OH)2 trong NH3).
2/ CẤU TẠO PHÂN TỬ:
- Xenlulozơ là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc β -glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài. Khối lượng phân tử rất lớn khoảng 2.000.000. Nhiều mạch xenlulozơ ghép lại với nhau thành sợi xenlulozơ.
Hình ảnh 3D hợp chất cao phân tử Xenlulose; màu đen-cacbon, màu đỏ-oxy, màu trắng-hydro
- Khác với tinh bột, xenlulozơ chỉ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 còn 3 nhóm –OH.
- Công thức phân tử: (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n.
3/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
a) Phản ứng thủy phân:
- Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ đặc sẽ thu được dung dịch glucozơ:
- Phản ứng thủy phân xenlulozơ cũng xảy ra trong dạ dày của động vật ăn cỏ nhờ enzim xenlulaza.
b) Phản ứng este hóa với axit nitric:
Đun nóng xenlulozơ (bông) trong hỗn hợp axit nitric đặc và axit sunfuric đặc ta thu được xenlulozơ trinitrat:
4/ ỨNG DỤNG:
- Những nguyên liệu chứa xenlulozơ (bông, đay, gỗ, …) thường được dùng trực tiếp (kéo sợi dệt vải, trong xây dựng, làm đồ gỗ, …) hoặc chế biến thành giấy.
- Xenlulozơ còn là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo như tơ visco, tơ axetat và thuốc súng không khói, ancol etylic, …
- Xenlulozơ còn là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo như tơ visco, tơ axetat và thuốc súng không khói (xenlulozơ trinitrat), ancol etylic, …
CỦNG CỐ
Câu 1: Chất không tan trong nước lạnh là:
A. glucozơ.
B. tinh bột.
C. saccarozơ.
D. fructozơ.
B. tinh bột.
Câu 2: Chất không tham gia phản ứng thủy phân là:
A. fructozơ.
B. tinh bột.
C. saccarozơ.
D. xenlulozơ.
Câu 3: Chất lỏng hòa tan được xenlulozơ là:
A. benzen.
B. ete.
C. etanol.
D. nước Svayde.
A. fructozơ.
D. nước Svayde.
Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Tinh bột → X → Y → Axit axetic.
X và Y lần lượt là:
A. glucozơ, ancol etylic.
B. mantozơ, glucozơ.
C. glucozơ, etyl axetat.
D. ancol etylic, andehit axetic.
A. glucozơ, ancol etylic.
Câu 5:
Tại sao tinh bột và xenlulozơ đều có nhiều nhóm –OH lại không tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh thẫm?
Đáp án:
+ 2 chất rắn không tác dụng với nhau
+ Trong mỗi mắt xích - glucozơ chỉ còn 3 nhóm -OH tự do. Do cấu trúc xoắn nên:
- Các nhóm OH bị che khuất;
- Các nhóm OH tạo liên kết hidro;
- Khoảng cách giữa các nhóm -OH gần quá.
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC
KÍNH CHÚC CÁC THẦY CÔ
MẠNH KHỎE VÀ HẠNH PHÚC
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Hùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)