Bài 6. Saccarozơ, tinh bột va xenlulozơ

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Kiet | Ngày 09/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Saccarozơ, tinh bột va xenlulozơ thuộc Hóa học 12

Nội dung tài liệu:

Viết công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ ?

Từ CTCT trên nhắc lại tính chất hoá học của glucozơ ?
KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ
SACCAROZƠ, TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
Biết cấu tạo phân tử, những tính chất điển hình và ứng dụng của saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
I. SACCAROZƠ, C12H22O11 (M = 342 đvC)
Có nhiều trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt,…
Bằng thực tế đã biết
hãy cho biết trong tự nhiên saccarozơ có ở đâu ?
I. SACCAROZƠ, C12H22O11 (M = 342 đvC)
1. Tính chất vật lí
Bằng thực tế đã biết
hãy cho biết tính chất vật lý của
Saccarozơ
Saccarozơ là chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt, tan tốt trong nước, t0nc = 1850C.
2. Cấu trúc phân tử
g?c ? - glucozo
gốc  -fructozơ
. Nhận xét ?
. Rút ra tính chất hoá học saccarozơ ?
3. Tính chất hoá học
a) Phản ứng với Cu(OH)2 và vôi sữa Ca(OH)2
b) Phản ứng thuỷ phân (xem thí nghiệm)
glucozơ
fructozơ
4. Sản xuất và ứng dụng (SGK) (xem mô phỏng)
Saccarozơ + Cu(OH)2 → dung dịch xanh lam
→ phản ứng dùng để nhận biết saccarozơ.
Saccarozơ + Ca(OH)2 → dung dịch canxi saccarat
→ phản ứng dùng để tinh chế đường.
→ từ phương trình phản ứng rút ra nhận xét ?
Cây mía
Nước mía (12 - 15% đường)
Dung dịch đường có lẫn canxi saccarat
Dung dịch đường ( có màu)
Dung dịch đường ( không màu)
Đường kính
Nước rỉ đường
Ép (hoặc ngâm chiết)
(1)
(2 )
(3 )
(4 )
(5)
+ Vôi sữa, lọc bỏ tạp chất
+ CO2, lọc bỏ CaCO3
+ SO2 (tẩy màu)
Cô đặc để kết tinh, lọc
II. TINH BỘT, (C6H10O5)n (M = 162n)
Bằng thực tế đã biết. Hãy cho biết trong tự nhiên tinh bột có ở đâu?
1. Tính chất vật lí
●Tinh bột là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng tạo thành dung dịch keo, gọi là hồ tinh bột.
Bằng thực tế đã biết
hãy cho biết tính chất vật lý của
Tinh bột
Mô hình phân tử amilozơ
2. Cấu trúc phân tử
(+) Tinh bột là một polisaccarit, là hỗn hợp không tách rời của Amilozơ và Amilopectin.
(+) Amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh.
Mô hình phân tử amilopectin
(+) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
3. Tính chất hoá học
a) Phản ứng thuỷ phân
→ từ phương trình phản ứng rút ra nhận xét ?
b) Phản ứng màu với iot
(C6H10O5)n + dd I2 → dd xanh tím đặc trưng
(Hồ tinh bột)
→ phản ứng dùng để nhận biết hồ tinh bột.
3. Ứng dụng (SGK)
.Bài 1: Loại thực phẩm nào sau đây không chứa nhiều saccarozơ ?
A. Đường phèn.
B. Đường mía.
C. Mật ong.
D. Đường kính.
BÀI TẬP
.Bài 2: Cho chất (X) vào dung dịch AgNO3/NH3, t0 không thấy xảy ra phản ứng tráng gương. Chất (X) là chất nào trong các chất dưới đây?
A. Glucozơ.
B. Fructozơ.
C. Anđehit axetic.
D. Saccarozơ.
.Bài 3: Cho sơ đồ phản ứng:
Tinh bột → (X) → (Y) → Axit axetic (CH3COOH)
Chất (Y) là:
A. Glucozơ.
B. Ancol etylic.
C. Fructozơ.
D. Saccarozơ.
BÀI TẬP
.Bài 4: Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thuỷ phân hoàn toàn 16,2 gam tinh bột ?
A. 16 gam.
B. 17 gam.
C. 8,1 gam.
D. 18 gam.
THẢO LUẬN NHÓM
Hãy cho biết quá trình tạo tinh bột trong cây xanh ?
Giải thích tại sao khi ta nhỏ dung dịch iot lên mặt cắt của quả chuối xanh hoặc củ khoai lang thì tại đó xuất hiện màu xanh ?
Tại sao khi ăn cơm ta nhay kỹ thì có vị ngọt ?
Tại sao gọi là nếp ?
Tại sao ta ăn cơm cháy thì dễ tiêu hoá hơn ?
Quá trình chuyển hoá tinh bột trong cơ thể như thế nào ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Kiet
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)