Bài 6. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán

Chia sẻ bởi Hoàng Dũng | Ngày 10/05/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

TRẦN HỮU TRANG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TIN HỌC 11
Đặng Hữu Hoàng
BÀI 6
PHÉP TOÁN, BIỂU THỨC,
CÂU LỆNH GÁN
Thời gian 1 tiết
1. PHÉP TOÁN
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, có những phép toán nào?
Với số nguyên: +, -, * (nhân), div (chia lấy nguyên), mod (chia lấy dư).
Với số thực: +, -, *, / (chia).
Các phép toán quan hệ <, <=, >, >=, =, <>
Các phép toán logic: and, or, not
Phép Div, Mod được sử dụng cho những kiểu dữ liệu nào?
Kiểu nguyên
Kết quả của phép toán quan hệ thuộc kiểu dữ liệu nào?
Kiểu logic
2. BIỂU THỨC SỐ HỌC
Hãy cho biết yếu tố cơ bản xây dựng nên biểu thức?
Gồm hai phần: toán hạng và toán tử.
Trong toán học, biểu thức số học là gì?
Nếu trong một bài toán mà toán hạng là biến số, hằng số hoặc hàm số và toán tử là các phép toán số học thì biểu thức có tên là biểu thức số học
Trong lập trình, biểu thức số học là gì?
Là biến kiểu số hoặc hằng số liên kết với nhau bởi một số hữu hạn phép toán số học, các dấu ngoặc tròn ( ) tạo thành một biểu thức.
Kiểu của giá trị của biểu thức là kiểu của biến hoặc hằng.có miền giá trị lớn nhất trong biểu thức.
Hãy nêu thứ tự thực hiện các phép toán?
Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
Nhân chia trước, cộng trừ sau.
x*y/(2*z)

((x+y)/(1-(2/z)))+(x*x/(2*z))
3. HÀM SỐ HỌC CHUẨN
Thế nào là hàm số học chuẩn?
Hàm số học chuẩn là chương trình tính giá trị những hàm toán học thường dùng.
Trong các ngôn ngữ lập trình đều có thư viện chứa một số các hàm số học chuẩn.
Kiểu kết quả của hàm có thể nguyên hoặc thực hay phụ thuộc vào kiểu đối số.
Hãy trình bày cách viết của hàm số học chuẩn?
Tên_hàm (Đối số)
Đối số là một hay nhiều biểu thức số học và được đặt trong cặp ngoặc tròn ( ) và sau tên hàm.
Bản thân hàm được coi là biểu thức số học và có thể tham gia vào biểu thức số học như một toán hạng.
4. BIỂU THỨC QUAN HỆ
Thế nào là biểu thức quan hệ?
* Khi hai biểu thức số học liên kết với nhau bằng phép toán quan hệ cho một biểu thức mới: biểu thức quan hệ.
* Kiểu dữ liệu của phép toán quan hệ là kiểu lôgic (giá trị biểu thức lôgic là true hoặc false).
Hãy trình bày cấu trúc chung của biểu thức quan hệ?
;
Biểu thức 1 và biểu thức 2 cùng là xâu hoặc cùng là biểu thức số học
Hãy trình bày thứ tự thực hiện biểu thức quan hệ?
* Tính giá trị các biểu thức.
* Thực hiện phép toán quan hệ.
Ví dụ: hãy giải thích các biểu thức sau
x < 5
i+1 >= 2*j
* Nếu x có giá trị 3 thì biểu thức x < 5 có giá trị TRUE.
* Nếu I có giá trì bằng 2 và j có giá trị bằng 3 thì biểu thức i+1 >= 2*j sẽ cho giá trị FALSE
5. BIỂU THỨC LÔGIC
Thế nào là biểu thức lôgic?
* Các biểu thức quan hệ được liên kết với nhau bởi phép toán lôgic được gọi là biểu thức lôgic.
* Kiểu dữ liệu của biểu thức lôgic là kiểu lôgic (giá trị biểu thức lôgic là true hoặc false).
Trong phép toán học ta có biểu thức 5<=x<=11, hãy biểu diễn biểu thức này trong ngôn ngữ lập trình?
Biểu diễn trong ngôn ngữ lập trình
(5<=x) and (x<=11)
Hãy điền các giá trị vào bảng chân trị của A và B?
True là 1
False là 0
Hãy trình bày thứ tự thực hiện biểu thức lôgic?
* Thực hiện các biểu thức quan hệ.
* Thực hiện các phép toán lôgic.
1
0
0
0
0
0
1
1
1
1
6. LỆNH GÁN
Hãy cho biết chức năng của lệnh gán?
Tính giá trị của biểu thức.
Gán giá trị tính được vào tên một biến.
Hãy cho biết cấu trúc chung của lệnh gán trong Pascal?
:= ;
Quan sát nội dung lập trình “Giai phuong trinh bac hai”, hãy cho biết lệnh gán được viết ở hàng nào ?
Gán giá trị của biểu thức (B*B – 4*A*C) cho biến Delta
Gán giá trị của biểu thức
(-B+sqrt(Delta))/(2*A) cho biến X1.
(-B-sqrt(Delta))/(2*A) cho biến X2
CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG LỆNH GÁN
Kiểu của giá trị biểu thức bên phải dấu gán phải phù hợp với kiểu dữ liệu của biến.
Phải viết đúng kí hiệu lệnh gán ( := ).
Biểu thức bên phải cần được xác định giá trị trước khi gán. Các phép toán trong biểu thức có thể thực hiện được trong miền giá trị của biến.
DẶN DÒ
1. Làm bài tập 5, 6, 7, 8 _ trang 35, 36 _ sách giáo khoa.
3. Xem trước §7_ “ Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản” “ _Trang 29 _ Sách giáo khoa.
4. Xem nội dung phụ lục A _ “ Một số phép toán thường dùng và giá trị phép toán lôgic” _ Trang 121 _ Sách giáo khoa.
2. Thực hiện bài tập chương 2 _ trang 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17_Sách bài tập
Thực hiện tháng 8 năm 2007
Bài học đã
KẾT THÚC
Thân ái chào các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)