Bài 6. Ngô Thừa Ân - Tây du kí
Chia sẻ bởi Phạm Thị Trúc |
Ngày 21/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Ngô Thừa Ân - Tây du kí thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TÂY DU KÍ
Ngô Thừa Ân
1. Tác giả Ngô Thừa Ân.
* Cuộc đời.
Ngô Thừa Ân ( 1500 - 1581?) tự là Nhữ Trung, hiệu Xạ Dương Sơn Nhân, người phủ Hoài An, huyện Sơn Dương, tỉnh Giang Tô.
Ông sinh tại Hoài An, tỉnh Giang Tô. Gia đình ông làm nghề buôn bán nhỏ, chuyên bán chỉ và đồ thêu, nhưng lại có thú tàng trữ sách. Cả ông nội và cha Ngô Thừa Ân đều xuất thân là quan lại qua đường khoa cử.
Ông học tại Nam Kinh Thái học (Đại học Nam Kinh cổ) trong hơn 10 năm.Tương truyền từ nhỏ, Ngô Thừa Ân đã say mê những truyện thần tiên yêu quái. Khi bị cha cấm, ông từng trốn cha mang những cuốn sách thể loại đó ra chợ ngồi đọc. Lớn lên, ông tỏ ra là người có tính tình khảng khái, những câu nói của ông lúc bấy giờ thể hiện tính cách của ông ,"không để người đời thương hại", "trong lòng mài mãi dao trừ tà, muốn dẹp sạch đi, buồn không đủ sức". Ngô Thừa Ân nổi tiếng văn hay chữ tốt và rất thích hài kịch. Ông từng viết nhiều tạp kĩ, lừng danh một thời.
Tuy là người đa tài nhưng Ngô Thừa Ân lại lận đận trên đường thi cử. Ngô Thừa Ân thi nhiều lần, nhưng không đỗ. Mãi tới năm khoảng 43 tuổi, ông mới đỗ tuế cống sinh. Sau đó, ông còn đi thi hai lần nữa nhưng đều hỏng. Năm 51 tuổi, vì cảnh nhà quẫn bách, ông đến Nam Kinh tìm việc nhưng cô thế không có nơi nương tựa nên không toại nguyện.
Sau mãi đến năm 67 tuổi, ông đến Bắc Kinh để được tuyển dụng làm quan, ông nhận một chức quan nhỏ (huyện thừa) tại huyện Trường Hưng. Chẳng bao lâu sau, vì không chịu được cảnh luồn cúi, ông từ chức ra về. Ngô Thừa Ân còn được tiến cử vào giữ chức kỉ thiện trong Kinh Vương phủ, chuyên coi việc lễ nhạc và văn thơ, nhưng được 3 năm thì bất đắc chí từ quan về nhà. Lúc đó Ngô Thừa Ân đã 70 tuổi. Từ đây, Ngô Thừa Ân sống bằng nghề viết văn, thơ, được hơn 10 năm thì mất.
* Sự nghiệp văn chương.
Sáng tác của ông khá phong phú, nhưng đã bị mất mát gần hết, do chỉ có một con gái và gia cảnh bần hàn, chẳng hạn như các tập tiểu thuyết Vũ Đĩnh chí (cũng là tiểu thuyết thần tiên ma quái), nên hiện chỉ còn lại một số thơ văn được tập hợp lại thành bộ Xạ Dương tiên sinh tồn cảo gồm 4 quyển.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là Tây du kí viết lúc đã ngoài 70 tuổi. Cuốn tiểu thuyết này được nhiều thế hệ người Trung Quốc yêu thích và là một trong những cuốn tiểu thuyết cổ điển phổ biến nhất ở Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. Nó cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Đương thời khi ông còn sống, Tây du kí chưa được người đời biết đến, mãi đến sau khi ông mất nhiều năm một người cháu ngoại họ Dương mới mang công bố tiểu thuyết này.
Ngô Thừa Ân ( 1500 - 1581?)
2. Tác phẩm “ Tây Du Kí”
Tác phẩm ra đời vào khoảng giữa những năm Gia Tĩnh (1522 - 1567) và Vạn Lịch ( 1567 - 1619) đời Minh. “Tây Du Ký” là bộ tiểu thuyết thần thoại thành công nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Tiểu thuyết lấy câu chuyện Đường Tăng (Sư cụ Huyền Trang) - sư cụ Phật học nổi tiếng Trung Quốc thế kỷ 7 công nguyên sang Ấn Độ thỉnh kinh làm cốt truyện, hư cấu sư cụ Đường Tăng và ba học trò gặp phải các loại gian nan trắc trở trên con đường đi thỉnh kinh, “Tây Du Ký” tuy do Ngô Thừa Ân viết lúc tuổi già, nhưng ông đã chuẩn bị cả cuộc đời.
Thuởu nhỏ, Ngô Thừa Ân thường theo bố đến chùa cổ và rừng cây ở ngoại ô lân cận Hoài An chơi, cứ đến một chỗ, bố đều kể câu chuyện thần thoại kỳ diệu của địa phương cho ông nghe. Từ thuở nhỏ, ông có sở thích nghe câu chuyện lạ lùng, theo tuổi tác lớn lên, sở thích này có tăng không giảm. Sau 30 tuổi, ông đã thu tập rất nhiều câu chuyện lạ lùng, và có kế hoạch sáng tác. Lúc 50 tuổi, ông viết mười mấy hồi đầu của cuốn “Tây Du Kí”, sau đó vì một số nguyên nhân, sáng tác của ông bị gián đoạn nhiều năm, cho đến khi ông tuổi già từ chức quan và trở về quê hương, ông mới hoàn thành tiểu thuyết “Tây Du Kí́”.
* Tóm tắt tác phẩm
Trong tiểu thuyết, Trần Huyền trang được Quan Âm Bồ Tát bảo đến Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật giáo mang về Trung Quốc. Theo ông là ba đệ tử - một khỉ đá tên một yêu quái nửa người nửa lợn tên Trư Ngộ Năng và một thủy quái tên Sa Ngộ Tĩnh - họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Con ngựa Huyền Trang cưỡi cũng là một hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã).
Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ
Không, từ khi ra đời từ một hòn đá ở biển Đông,xưng vương ở Hoa Quả Sơn, tầm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt nhốt trong núi Ngũ Hành 500 năm.
Hoa Quả Sơn,
Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết. Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường Tam Tạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành đàn bà đẹp. Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mình với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa...Cuối cùng khi đã đến cửa Phật, thầy trò họ lại phải hối lộ mới nhận được kinh thật.
* Giá trị tác phẩm.
+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật rất độc đáo. Tác giả nhào nặn khắc hoạ tính cách thông qua những chi tiết và hoàn cảnh tưởng tượng kì lạ. Đặc biệt tính cách Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới. Ngòi bút biến ảo của tác giả giỏi dung hoà một phía là hành vi, tâm lí của con người xã hội, một bên là tập tính biến ảo của thần và ma. Một mặt tác giả xây dựng Tôn và Trư thành nhân vật có bản lĩnh siêu phàm, chọc trời khuâý nước, đằng vân giá vũ. Mặt khác trên đường thỉnh kinh, họ cũng phải theo con đường xin cơm ăn, nước uống nghỉ trọ như con người xã hội bình thường, nên đã gặp những chìm nổi gian nan bởi yêu ma tác quái.
- Giá trị nghệ thuật:
Cho nên sự kết hợp hài hoà giữa ý tưởng lãng mạn và những nhân tố hiện thực đã làm cho hình tượng nghệ thuật của tiểu thuyết thần thoại Tây du kí tràn đầy vẻ đẹp của cái kì lạ và cái chân thực.
+ Hài hước là đặc điểm nổi bật của phong cách nghệ thuật Tây du kí. Tuy câu chuyện Tây du kí toàn ma quái, đầy biến ảo li kì nhưng không hề khiến người ta kinh sơ, ngược lại, từ người lớn đến trẻ em đều vui thích bởi lẽ thần ma ở đây đều mang tính người, ứng xử theo thế thái nhân tình . Chính tính cách tự tin, lạc quan của nhân vật Tôn Ngộ Không đã đem lại sắc hái hài hước này. Dù trước hoàn cảnh hiểm ác nó vẫn giữ vững tinh thần lạc quan mạnh mẽ đấu trí, nhạo báng châm chọc địch thủ. Cuộc thách đấu giữa Tôn Ngộ Không và Như Lai là một minh chứng.
Cho dù có bị lừa, song Tôn đã đùa cợt với mấy ngón tay của Phật Tổ bằng cách đái vào đấy một bãi nước tiểu để đánh dấu.
Hay quan hệ giữa Tôn và Trư hay nảy sinh những mâu thuẫn do Tôn Ngộ Không hay trêu chọc Trư Bát Giới vì những khuyết tật đời thường và sự ngu ngốc đến hôn nhiên của hắn.
Khi Trư Bát Giới bị các tiên “treo lên cây kêu cứu khổ sở”, Tôn Ngộ Không hay trêu chọc: “Con rể ơi! Sớm tối còn phải tạ ơn cha mẹ, sao không báo tin vui cho sư phụ, còn ở đây kêu cứu? Chà! Vợ ngươi đâu? Mẹ ngươi đâu? Sao cho con rể vào rọ thế ?” khiến Trư Bát Giới “nghiến răng chịu nhịn đau không dám kêu van nữa”. Sự hài hước trong Tây du kí làm nảy sinh tình yêu cuộc sống, dù gian khổ cũng không đè nén, dập tắt ngon lửa hướng tới cuộc sống tốt đẹp của ngày mai.
+ TDK có kết cấu chặt chẽ. Kết cấu TDK bát nguồn từ chuyện kể nên có thể tách ra từng câu chuyện tương đối độc lập. TDK bao gồm ba chuyện lớn liên kết với nhau: Đại náo thiên cung của Tôn Ngộ Không. Chuyện ra đời của Đường Tăng và chuyện đi thỉnh kinh.
+ Ngôn ngữ của Tây Du Kí lưu loát, giàu màu sắc khẩu ngữ linh hoạt. Ngôn ngữ của các nhân vật mang tính cá thể hoá cao. Đặc biệt là ngôn ngữ của Tôn và Trư.
=> Trải qua hơn bốn thế kỉ, TDK cũng như nhiều tác phẩm cổ điển khác được nhân dân Trung Quốc yêu thích truyền tụng. Các nhân vật trong TDK sống động trở thành những biểu tượng của các lạo người. Nhiều tiểu thuyết thần ma ra đời sau TDK nhưng chưa tác phẩm nào sánh kịp TDK. TDK là bộ tiểu thuyết lãng mạn mang sắc thái thần thoại thành công nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc.
- Giá trị nội dung.
+ Bằng ngòi bút lãng mạn, thông qua nhiều chi tiết li kì lắt léo và hình tượng những người anh hùng trong thỉnh kinh, tác giả Ngô Thừa Ân đã ngợi ca tinh thần phản kháng. Khát vọng tự do của nhân dân, vạch trần bộ mặt đen tối của xã hội và ngợi ca tinh thần vượt gian khổ, chinh phục thiên nhiên của nhân dân.
+ Khắc hoạ tinh thần đấu tranh giành tự do và độc lập đối với bọn quyền thế, bao hàm triết lí nhân sinh sâu sắc; khi được khơi dậy, sức mạnh bản chất con người có thể phá tan những lực lượng áp bức, tự đề cao giá trị và đòi sự tôn trọng con người. Thể hiện ở các chi tiết tưởng tượng nhân vật Tôn Ngộ Không học được 72 phép thần thông biến hoá, cân đẩu vân đi được 10.800 dặm và trường sinh bất tử….
+ Thể hiện dã tâm của giai cấp thống trị không chịu từ bỏ quyền lực, sự đãi ngộ bất bình đẳng, thiếu tôn trọng của con người. Thể hiện ở những sự kiện phá tiệc bàn đào, ăn trộm linh đơn, ba lần đại náo thiên cung…
+ Khát vọng về cuộc sống hợp lí tính và nhân tính, phê phán xã hội hắc ám hư ảo của của thời trung thế kỉ.
+ Việc Tôn Ngộ Không quét sạch yêu ma.Thể hiện ý tưởng của nhân dân về người anh hùng “cứu nhân gian khỏi tai hoạ”, “thấy sự bất bình giữa đường, tế khổ phò nguy, giúp người cô quả hoạn nạn”…
+ Mượn tưởng tượng để chinh phục tự nhiên là chủ đè tập trung của thần thoại nguyên thuỷ. Tai hoạ của thiên nhiên luôn gắn liền với tiến trình đấu tranh sinh tồn của loài người. TKD miêu tả Hoả Diệm Sơn 800 dặm không có một ngọn cỏ sống, lửa cháy ngút trời, dân không sống nổi và đoàn thỉnh kinh cũng chẳng có cách nào qua được. Tôn Ngộ Không phải mượn “quạt ba tiêu” để mở đường lấy kinh…Ở đây giữa động cơ và kết quả phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Quận Phụng Tiên ba năm đại hạn, “ba nhà, chết đói hai, một nhà còn lại cũng như nến trước gió” Tôn Ngộ Không đã hô phon hoán vũ, tưới nước ngọt xuống, đem lại sức sống cho dân lành. Việc làm của Tôn thể hiện sự đồng cảm với nỗi khổ của người dân.
+ Bên cạnh khát vọng chinh phục tự nhiên, khát vọng chinh phục cái chết, sự vĩnh hằng là một khát vọng lớn lao của con người. Trong TDK mục đích hoạt động của các nhân vật là nhằm kéo dài sự sống. Ở chốn thiên đình các thần tiên tu luyện, hàng năm ăn đào tiên trong tiệc bàn đào, ăn linh đơn của Thái Thượng Lão Quân để sống lâu hơn. Ở dưới trần gian, trong xã hội loài người thì những ông vua tham lam, đầy quyền lực luôn muốn trường sinh bất tử. Vua nước Tuỳ dùng tim gan 1111 trẻ em để chế thuốc trường sinh cho mình là một minh chứng. Các nhà sư cũng tu luyện để được sống lâu.
Yêu ma trên đường bắt Đường Tăng ăn thịt nhằm mục đích ấy. Vì khát vọng này nên người ta nghĩ ra nhiều phượng tiện để sống lâu. Các thảo mộc: Đào tiên, nhân sâm, linh chi . Đương Tăng trong TDK đóng vai trò như “Đại nhân sâm” hết sức hấp dẫn đối với bon yêu ma. Vì vậy mà chúng dở mọi thủ đoạn để bát Đường Tăng. Các con yêu tinh đực ăn thịt. Các con yêu tinh cái thì ép Đường Tăng lấy mình hòng hút nguyên khí của vị chân tu này, để không phải tu luyện mà vẫn sống lâu. Rõ ràng khát vọng chinh phục cái chết như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm, chi phối hoạt động nhân vật, cốt truyện, kết cấu tác phẩm.
=> Sức tưởng tượng mạnh mẽ của tác giả đưa người đọc vào thế giới huyền ảo, diệu kì. Nơi ấy có kì thần - thần phật, yêu ma, kì quái, có kì sự - chết đi sóng lại, biến hoá tàng hình … “Tây Du Ký” hoàn toàn viết bằng hình thức câu chuyện. Mỗi một câu chuyện vừa độc lập riêng vừa có liên hệ với câu chuyện trước và câu chuyện sau, trong câu chuyện có các loại thần tiên quỷ quái, lần lượt đại diện chính nghĩa và gian ác. Trong cả bộ tiểu thuyết, tác giả xây dựng một thế giới thần thoại kỳ lạ. Nhưng, trong thế giới đó đâu đâu cũng có bóng trần gian: thiên cung thiêng liêng bề ngoài có khí thế hoành tráng, Ngọc Hoàng có quyền lực cao nhất lại không phân biệt được người hiền và người ngu, rất ngu đần, thiên đình rất giống triều đình ở trần gian;
âm phủ canh phòng nghiêm ngặt, quan lại bao che cho nhau, ăn hối lộ và làm điều phạm pháp, người vô tội có oan khó được rửa hận, không có gì khác hẳn với triều đình ở trần gian; yêu ma quỷ quái giết người ăn thịt người, tham lam hiếu sắc, thật là hoá thân của ác bá và quan liêu của trần gian. Mặt khác, Ngô Thừa Ân xây dựng hình tượng anh hùng Tôn Ngộ Không, Tôn Ngộ Không coi điều gian ác như thù địch, thần thông quảng đại, trước vũ khí thần bí “Gậy như ý”, mọi yêu ma quỷ quái hung tàn đều mất đi uy phong trước kia, hoặc bị chết thẳng cẳng, hoặc bó tay chịu trói. Các sự kiện như trên đều phản ánh nguyện vọng mạnh mẽ quét sạch mọi hiện tượng xấu xa và thế lực ác bá trong xã hội của Ngô Thừa Ân.
3. Phân tích nhân vật.
* Tôn Ngộ Không
Mở đầu tác phẩm đã hiện ra núi Hoa Qủa, một thế giới thần kì tươi đẹp, một hòn đá tiên đã xinh ra con khỉ đá. Nơi đây đã bắt đầu tính cách Tôn Ngộ Không đã mang sắc thái tự do tự tại, khác với mọi rằng buộc của thế giới loài người. Điều đáng quý của Tôn Ngộ Không không bằng lòng thực tại, dựa vào sức lực của bản thân để duy trì phát triển cuộc sống “bất sinh bất diệt, thọ cùng trời đất núi sông”, vì vậy mà bỏ cả ngai vàng, tìm thầy học đạo, tu luyện bản thân , học được 72 phép biến hoá thần thông, cân đẩu vân đi được 10.800 dặm và trường sinh bất tử. Nó xuống Long cung tìm vũ khí, lấy cây gậy Như Ý, xuống âm phủ xoá sổ sinh tử của loài khỉ.
Ý chí tự do của Tôn Ngộ Không càng được bộc lộ khi tình tiết câu chuyện đưa đến một hoàn cảnh logic, một cuộc đấu tranh long trời lở đất giữa tự do và phản tự do. Trong đấu trính cách phong phú của Tôn Ngộ Không càng nảy nở. Ngay khi mới ra đời, mắt Tôn Ngộ Không đã chiếu hai luồng kim quang rọi vào thiên phủ khiến Ngọc Hoàng phải kinh sợ. Tia sáng của tinh thần phản nghịch quyền uy miệt thị chí tôn đã là lời cảnh tỉnh với những cảnh mê muội trước giai cấp thống trị. Khi Long Vuơng, Diêm vương dâng biểu báo cấp, Ngọc Hoàng cảm thấy tình hình nghiêm trọng, quyết định sai quân đi bắt.
Tuy nhiên thiên binh thiên tướng không dễ gì thắng được Tôn Ngộ Không. Thái Bạch Kim Tinh đưa ra kế: “chiêu an” để đổi lấy sự yên ổn. Tôn Ngộ Không được làm chức quan nhỏ - “Bật mã ôn”. Khinh mạn và sỉ nhục đã làm Tôn giận dữ, đạp đổ công án, đánh ra cửa trời, trở về Hoa Qủa Sơn, dựng cờ “Tề Thiên Đại Thánh”. Thiên binh thiên tướng lại một lần thất bại, Ngọc Hoàng bất đắc dĩ dùng kế sách của Thái Bạch Kim Tinh, cho Tôn chức “Tề Thiên Đại Thánh”, “không cho coi việc gì, không cho bổng lộc, để nuôi ở đất của đất, thu lại tà tâm của nó, khiến không sinh cuồng vọng”.
Tính cách chủ yếu trong 7 hồi đầu của Tôn Ngộ Không là đi tìm và ủng hộ tự do, đòi hỏi sự tôn trọng của con người. Tôn Ngộ Không chỉ cần thoả mãn “không việc gì rằng buộc”, “tự do tự tại”, cùng các thần nơi tiên giới, sống “đỗi đãi đầy đủ như anh em”, thế là bình yên vô sự. Nếu như lòng tự tôn bị tổn hại, bị xâm phạm, lập tức Tôn sẽ không nhịn nhục. Những sự kiện như: Phá tiệc bàn đào, ăn trộm linh đơn của Lão Quân ba lần đại náo thiên cung chủ yếu là do việc đãi ngộ bất bình đẳng, thiếu tôn tronggj của con người mà ra cả. Chính Tôn đã nói với Phật Tổ Như Lai: “Làm vua thay nhau mà làm, sang năm đến luợt lão Tôn.
“ Hãy bảo Y cuốn gói đi, nhường thiên cung cho ta. Nếu không nhường thì lão sẽ quấy rối mãi, không bao giờ thanh bình được”. Ở đây Tôn chưa biết được cương lĩnh lật đổ giai cấp mới chỉ là sự thay thế lẫn nhau để không bị áp bức, không bị câu thúc, hưởng thụ tự do tối đa. Ván đề là giai cấp thống trị không chịu từ bỏ quyền lợi một cách dễ dàng, cho nên các thế lực quyền uy tối thượng Thần, Phật, Đạo liên minh với nhau để bảo vệ quyền lợi cũng như trật tự xã hội. Tôn Ngộ Không bị rời vào hoàn cảnh cực kì hiểm ác, trong cuộc đấu tranh không cân sức này.
Mặc dù vậy Tôn vẫn kiên trì chiến đấu đơn độc không một chút sợ hãi, chống lại mười vạn thiên binh vây bủa, ngay cả Nhị lang thần cũng không thể bắt được Tôn Ngộ Không. Cho dù bắt được, “đến dao chém, búa bổ, kiếm đâm cũng không làm xây xát được thịt da” của Tôn. Bất lực, Ngọc đế đành giao cho Thái Thượng Lão Quân thiêu nát nó trong lò Bát Quái. Thiêu đốt đủ 49 ngày, trong ngọn lửa đỏ rực của lò, ngoài đôi “mắt lửa ngươi vàng”, Tôn Ngộ Không vẫn an nhiên nhảy ra khỏi lò luyện đan, một cây gậy như ý đập phá thiên cung. Cuôic cùng phải đợi Phật Tổ Như Lai lừa nó nhảy vào lòng bàn tay, rồi úp nó xuống Ngũ Hành Sơn”.
Toàn bộ thế giới thâm nghiêm đầy quyền uy của giai cấp thống trị bao trùm lên tất cả. đã là bối cảnh điển hình để thể hiện tính cách anh hùng của kẻ phản nghịch Tôn Ngộ Không chiến đấu vì tự do vì sự tôn trọng nhân cách. Tôn thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường, sức mạnh của lòng dũng cảm và trí mưu đối với mọi thế lực hắc ám hòng tước đoạt lực lượng và ý chí tự do của nó. Từ hình tượng này Tôn Ngộ Không, khát vọng về cuộc sống hợp lí tính và nhân tính, phê phán xã hội hắc ám đương thời. Cho dù Tôn Ngộ Không bị trấn áp, điều này do cốt truyện thỉnh kinh đã được định sẵn, quan trọng hơn là hạn chế của lịch sử, thì bảy hồi đầu Tôn vẫn là người anh hùng phản nghịch đáng ca ngợi.
Do sự thay đổi tình tiết cốt truyện, thay đổi của hoàn cảnh, tính cách Tôn Ngộ Không đã mang những sắc điệu mới. Từ một Mĩ Hầu Vương tự do, tự tại, mọtt kẻ phản nghịch không hề khuất phục khii đại náo thiên cung. Tôn trở thành đấu sĩ đi tiên phong mở đường trên con đường lấy kinh, trở thành một tín đồ thành tâm quy y đạo phật. Việc đi thỉnh kinh của Đường Tăng mang sắc thái truyền kì, thể hiện tinh thần mạo hiểm. Vai trò lấy kinh chính chuyển từ Đường Tăng sang Tôn Ngộ Không.
Đối với Tôn mục đích lấy kinh không phải là sự đòi hỏi tự giác của cuộc sống. Bằng chứng là ngay khi đến đất Phật ở Tây thiên, nơi thế giới cực lạc vẫn còn những đấy rẫy hung ma lừa hại. Ngay cả chiếc bát vàng khất thực do vua Đường tặng cũng đem đi đút lót mới được kinh phật. Việc miêu tả này là ám ảnh xấu xa phê phán sự sùng bái của thế tục đối với thần thánh trong việc thỉnh kinh. Cho nên phân tích tính cách Tôn Ngộ Không trong giai đoạnh đi thỉnh kinh, quan trọng không phải ở tính chất tôn giáo mà ở quá trình lâu dài, gian khổ của việc thỉnh kinh. Đó là quá trình trải qua thiên sơn vạn thuỷ, vượt qua chín lần chín là tám muơi mốt nạn, quét sạch mọi nguy nan hiểm trở của thầy trò Đường Tăng mà Tôn Ngộ Không là người có vai trò quyết định nhất.
Việc Tôn Đại Thánh quét sạch yêu ma đã thể hiện ý tưởng của nhân dân về người anh hùng “cứu nhân gian khỏi tai hoạ”. Trên đường thỉnh kinh Tôn Ngộ Không chiến đấu với đủ loại yêu ma. Yêu ma ở đây phần lớn do tưởng tượng hoặc những liên hệ nhân vật ánh xạ hiện thực hắc ám. Tính cách Tôn Ngộ Không phần sau tương đồng với cái thiện của đạo đức lí tưởng nhân dân, cùng với chân thiện mĩ nhuần nhuyễn hài hoà trong quá trình sáng tạo hình tượng nghệ thuật của tác giả. Vẻ đẹp thẩm mĩ nhuần nhuyễn, hài hào trong quá trình sáng tạo hình tượng Tôn Ngộ Không. Từ chỗ bất khuất kiên cường đối với ápp lực bên ngoài, Tôn hướng đến lí tưởng cuộc sống hợp với nhân tính.
. Quá trình thỉnh kinh gian khổ, tiếp tục chống lại thế lực hắc ám vẫn phù hợp với nguyện vọng sống hợp lí, ngay cả việc giết người vẫn nhất quán trong tính cách Tôn Ngộ Không. Cái khí khái anh hùng, miệt thị cái thế lực to lớn, trí tuệ và lòng dũng cảm trong ba lần đại náo thiên cũng làm tăng thêm một số phẩm cách mới như đấu trí ngoan cường để kiên trì lí tưởng, vượt hiểm nguy tinh thần xả thân chín lần chết vẫn không hối hận. Dù bị Đường Tăng lạm dụng, vì không phân biệt trắng đen đẩy Tôn vào nhiều tình huống bi kịch đau đớn nhưng đấy là tình huống tạm thời. Tôn vứt bỏ hiềm thù, gạt nỗi oan uổng, không kể ân oán giải cứu Đường Tăng ra khỏi nguy nan, đưa đoàn thỉnh kinh đến thắng lợi.
Thông qua câu chuyện thỉnh kinh mà Tôn Ngộ Không là nhân vật trung tâm, tác giả đã khắc hoạ hình tượng người anh hùng của nhân dân. Đó là hình tượng Tôn Ngộ Không, người anh hngf phản kháng, hướng tới tự do và sự tôn trọng con người, người anh hùng chống thiên tai nhân hoạ với tinh thần kiên trì xả thân, không nề hà gian khổ, không tính toán cá nhân, vì sự sống của nhân dan mà mang trí tuệ, súc lực ra chiến đấu.
* Nhân vật Đường Tăng
Là hoà thượng thành tâm, sùng đạo, quyết chí bền gan tu hành, nhưng cũng là một tri thức phong kiến chịu nhiều ràng buộc của quy tắc lễ nghi, ít được rèn luyện, lại phải điều hành ba đồ đệ “yêu quái” vượt qua thiên sơn vạn thuỷ thỉnh kinh, nên Đường Tăng thường bó tay, lúng túng bất lực trước những khó khăn thử thách. Đường Tăng con hay cả tin mù quáng gây rất nhiều khó khăn thử thách với Tôn Ngộ Không. Đường Tăng trong Tây du kí dường như chỉ là nhân vật phụ để làm nổi bật Tôn Ngộ Không. Tuy nhiên thái độ phê phán của tác giả đối với Đường Tăng rất thân thiện. Việc Đường Tăng cùng Tôn Ngộ Không chẳng quản ngại trăm cay nghìn đăngs sang Tây Trúc lấy kinh trơ về vẫn là điều khẳng định.
* Nhân vật Trư Bát Giới
Trư Bát giới xuất hiện từ hồi mười tám. Đây là hình tượng được xây dựng độc đáo đặc biêtj là trong yêu cầu cá thể hoá tính cách. Vốn là Thiên bồng Ngiuyên soái trên trời, chỉ vì ham luyến sắc đẹp trêu ghẹo Hằng Nga, bị đầu thai thành thân lợn nên Trư Bát Giới mới có dáng hình xấu xí như vậy. Bảo hộ Đường Tăng lấy kinh, thói cũ vẫn không đổi. Hành vi nhận gánh hành lí, lại khơi dậy cuộc sống gia đình nhỏ của Trư Bát Giới.
gia đình có sức hấp dẫn đặc biệt quan trọng. Cho nên trong lúc xuất gia làm hoà thượng Bát Giới vẫn không quên lải nhải giao kèo: “Chỉ sợ ta không lấy được kinh, quay về hoàn tục, sẽ sống với con gái ông như xưa”, đến khi bị “bốn thánh thử lòng phiền”, Bát Giới vẫn lòng xuân phơi phới muốn lập gia đình. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận Bát Giới có sức khoẻ vô cùng, là trợ thủ đắc lực diệt trừ yêu ma của Tôn Ngộ Không, nhiều công việc vất vả gian khổ đều đén tay hắn, hành lí lấy kinh Tây Thiên cũng do vai hắn, tuy nhiên hắn luôn có thái độ lạc quan thực hiẹn đầy đủ, chấp nhận gánh vác cuộc sống. Tuy nhiên so với Tôn Ngộ Không thì hắn thiếu kiên định, triệt để hơn gặp nguy hiểm dễ bị dao động, mọi hành vi, tâm lí xoay quanh sự tính toán nhỏ bé cho việc tồn tại của bản thân.
Chính vì vậy hắn thường xuyên lười biếng hay ngủ, lo tiện nghi, hay hoang mang, trên đường thỉnh kinh hay nhớ vợ. Những khuyết điểm này Trư Bát Giớikhiến người ta buồn cười hơn là ghét. Bởi vì những việc không trong sáng mà hắn làm không hề có ác ý, như bản tính bẩm sinh, muốn làm cho thật khéo lại hoá ra vụng. Một loạt những chi tiết chân thực điển hình dựng đời thường tác giả dàn dựng đã làm làm cho hình tượng Trư Bát Giới mang đậm ý vị hí kịch kiểu đồng thoại và thú vị của đời thường. Có sự va chạm nhỏ giữa Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới thường hay diễn ra. Chủ yéu là do Tôn Ngộ Không muốn đùa cợt Trư Bát Giới đêt sửa đi những tật xấu của hắn.
Tuy nhiên đến chỗ khác, Trư lại phát sinh ra tật mới. Đó là tài năng hài hước của tác giả, làm cho Tây du kí trở nên nhiều sắc thái, có cái anh hùng mạnh mẽ phi thường, lại có tia sáng thú vị của cuộc đời thường ấm áp.
Dù không làm hắn bỏ được những tính cách xấu tuy nhiên cũng có hiệu quả tạm thời, khiến Trư miễn cưỡng tuân theo, gặp yêu quái ở đâu cũng nghênh tiếp quên cả chết.
* Nhân vật Sa Tăng
Sa Tăng - Sa hoà thượng có nguông gốc thần kì. Vốn Sa hoà thượng là Quyển Liêm đại tướng ở thiên giới. Vì làm vỡ đèn lưu ly trong tiệc bàn đào, vị Quyển Liêm đại tướng này bị đày xuống trần gian, làm yêu quái sông Lưu Sa, dung mạo kì quái, toàn ăn thịt người, được Quan âm cho quy y, lấy họ Sa pháp danh Ngộ Tĩnh làm đồ đệ thứ ba của Đường Tăng. Trên đường thỉnh kinh, anh ta nhận vai gánh đồ và dắt ngựa, không nè hà gian khổ, nhẫn nại, dốc một lòng hướng thiện. Điều quan trọng là Sa Tăng luôn làm êm ấm lại nững mâu thuẫn xung đột giữa Tôn và Trư. Tuy võ nghệ khong bằng hai huynh, song Sa Tăng chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, phối hợp với hai huynh. Mặc dù tác giả viết ít về nhân vật này song hình tượng Sa Tăng nhẫn nại tính tình hiền lương luôn làm người đọc yêu thích.
Ngô Thừa Ân
1. Tác giả Ngô Thừa Ân.
* Cuộc đời.
Ngô Thừa Ân ( 1500 - 1581?) tự là Nhữ Trung, hiệu Xạ Dương Sơn Nhân, người phủ Hoài An, huyện Sơn Dương, tỉnh Giang Tô.
Ông sinh tại Hoài An, tỉnh Giang Tô. Gia đình ông làm nghề buôn bán nhỏ, chuyên bán chỉ và đồ thêu, nhưng lại có thú tàng trữ sách. Cả ông nội và cha Ngô Thừa Ân đều xuất thân là quan lại qua đường khoa cử.
Ông học tại Nam Kinh Thái học (Đại học Nam Kinh cổ) trong hơn 10 năm.Tương truyền từ nhỏ, Ngô Thừa Ân đã say mê những truyện thần tiên yêu quái. Khi bị cha cấm, ông từng trốn cha mang những cuốn sách thể loại đó ra chợ ngồi đọc. Lớn lên, ông tỏ ra là người có tính tình khảng khái, những câu nói của ông lúc bấy giờ thể hiện tính cách của ông ,"không để người đời thương hại", "trong lòng mài mãi dao trừ tà, muốn dẹp sạch đi, buồn không đủ sức". Ngô Thừa Ân nổi tiếng văn hay chữ tốt và rất thích hài kịch. Ông từng viết nhiều tạp kĩ, lừng danh một thời.
Tuy là người đa tài nhưng Ngô Thừa Ân lại lận đận trên đường thi cử. Ngô Thừa Ân thi nhiều lần, nhưng không đỗ. Mãi tới năm khoảng 43 tuổi, ông mới đỗ tuế cống sinh. Sau đó, ông còn đi thi hai lần nữa nhưng đều hỏng. Năm 51 tuổi, vì cảnh nhà quẫn bách, ông đến Nam Kinh tìm việc nhưng cô thế không có nơi nương tựa nên không toại nguyện.
Sau mãi đến năm 67 tuổi, ông đến Bắc Kinh để được tuyển dụng làm quan, ông nhận một chức quan nhỏ (huyện thừa) tại huyện Trường Hưng. Chẳng bao lâu sau, vì không chịu được cảnh luồn cúi, ông từ chức ra về. Ngô Thừa Ân còn được tiến cử vào giữ chức kỉ thiện trong Kinh Vương phủ, chuyên coi việc lễ nhạc và văn thơ, nhưng được 3 năm thì bất đắc chí từ quan về nhà. Lúc đó Ngô Thừa Ân đã 70 tuổi. Từ đây, Ngô Thừa Ân sống bằng nghề viết văn, thơ, được hơn 10 năm thì mất.
* Sự nghiệp văn chương.
Sáng tác của ông khá phong phú, nhưng đã bị mất mát gần hết, do chỉ có một con gái và gia cảnh bần hàn, chẳng hạn như các tập tiểu thuyết Vũ Đĩnh chí (cũng là tiểu thuyết thần tiên ma quái), nên hiện chỉ còn lại một số thơ văn được tập hợp lại thành bộ Xạ Dương tiên sinh tồn cảo gồm 4 quyển.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là Tây du kí viết lúc đã ngoài 70 tuổi. Cuốn tiểu thuyết này được nhiều thế hệ người Trung Quốc yêu thích và là một trong những cuốn tiểu thuyết cổ điển phổ biến nhất ở Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. Nó cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Đương thời khi ông còn sống, Tây du kí chưa được người đời biết đến, mãi đến sau khi ông mất nhiều năm một người cháu ngoại họ Dương mới mang công bố tiểu thuyết này.
Ngô Thừa Ân ( 1500 - 1581?)
2. Tác phẩm “ Tây Du Kí”
Tác phẩm ra đời vào khoảng giữa những năm Gia Tĩnh (1522 - 1567) và Vạn Lịch ( 1567 - 1619) đời Minh. “Tây Du Ký” là bộ tiểu thuyết thần thoại thành công nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Tiểu thuyết lấy câu chuyện Đường Tăng (Sư cụ Huyền Trang) - sư cụ Phật học nổi tiếng Trung Quốc thế kỷ 7 công nguyên sang Ấn Độ thỉnh kinh làm cốt truyện, hư cấu sư cụ Đường Tăng và ba học trò gặp phải các loại gian nan trắc trở trên con đường đi thỉnh kinh, “Tây Du Ký” tuy do Ngô Thừa Ân viết lúc tuổi già, nhưng ông đã chuẩn bị cả cuộc đời.
Thuởu nhỏ, Ngô Thừa Ân thường theo bố đến chùa cổ và rừng cây ở ngoại ô lân cận Hoài An chơi, cứ đến một chỗ, bố đều kể câu chuyện thần thoại kỳ diệu của địa phương cho ông nghe. Từ thuở nhỏ, ông có sở thích nghe câu chuyện lạ lùng, theo tuổi tác lớn lên, sở thích này có tăng không giảm. Sau 30 tuổi, ông đã thu tập rất nhiều câu chuyện lạ lùng, và có kế hoạch sáng tác. Lúc 50 tuổi, ông viết mười mấy hồi đầu của cuốn “Tây Du Kí”, sau đó vì một số nguyên nhân, sáng tác của ông bị gián đoạn nhiều năm, cho đến khi ông tuổi già từ chức quan và trở về quê hương, ông mới hoàn thành tiểu thuyết “Tây Du Kí́”.
* Tóm tắt tác phẩm
Trong tiểu thuyết, Trần Huyền trang được Quan Âm Bồ Tát bảo đến Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật giáo mang về Trung Quốc. Theo ông là ba đệ tử - một khỉ đá tên một yêu quái nửa người nửa lợn tên Trư Ngộ Năng và một thủy quái tên Sa Ngộ Tĩnh - họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Con ngựa Huyền Trang cưỡi cũng là một hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã).
Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ
Không, từ khi ra đời từ một hòn đá ở biển Đông,xưng vương ở Hoa Quả Sơn, tầm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt nhốt trong núi Ngũ Hành 500 năm.
Hoa Quả Sơn,
Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết. Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường Tam Tạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành đàn bà đẹp. Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mình với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa...Cuối cùng khi đã đến cửa Phật, thầy trò họ lại phải hối lộ mới nhận được kinh thật.
* Giá trị tác phẩm.
+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật rất độc đáo. Tác giả nhào nặn khắc hoạ tính cách thông qua những chi tiết và hoàn cảnh tưởng tượng kì lạ. Đặc biệt tính cách Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới. Ngòi bút biến ảo của tác giả giỏi dung hoà một phía là hành vi, tâm lí của con người xã hội, một bên là tập tính biến ảo của thần và ma. Một mặt tác giả xây dựng Tôn và Trư thành nhân vật có bản lĩnh siêu phàm, chọc trời khuâý nước, đằng vân giá vũ. Mặt khác trên đường thỉnh kinh, họ cũng phải theo con đường xin cơm ăn, nước uống nghỉ trọ như con người xã hội bình thường, nên đã gặp những chìm nổi gian nan bởi yêu ma tác quái.
- Giá trị nghệ thuật:
Cho nên sự kết hợp hài hoà giữa ý tưởng lãng mạn và những nhân tố hiện thực đã làm cho hình tượng nghệ thuật của tiểu thuyết thần thoại Tây du kí tràn đầy vẻ đẹp của cái kì lạ và cái chân thực.
+ Hài hước là đặc điểm nổi bật của phong cách nghệ thuật Tây du kí. Tuy câu chuyện Tây du kí toàn ma quái, đầy biến ảo li kì nhưng không hề khiến người ta kinh sơ, ngược lại, từ người lớn đến trẻ em đều vui thích bởi lẽ thần ma ở đây đều mang tính người, ứng xử theo thế thái nhân tình . Chính tính cách tự tin, lạc quan của nhân vật Tôn Ngộ Không đã đem lại sắc hái hài hước này. Dù trước hoàn cảnh hiểm ác nó vẫn giữ vững tinh thần lạc quan mạnh mẽ đấu trí, nhạo báng châm chọc địch thủ. Cuộc thách đấu giữa Tôn Ngộ Không và Như Lai là một minh chứng.
Cho dù có bị lừa, song Tôn đã đùa cợt với mấy ngón tay của Phật Tổ bằng cách đái vào đấy một bãi nước tiểu để đánh dấu.
Hay quan hệ giữa Tôn và Trư hay nảy sinh những mâu thuẫn do Tôn Ngộ Không hay trêu chọc Trư Bát Giới vì những khuyết tật đời thường và sự ngu ngốc đến hôn nhiên của hắn.
Khi Trư Bát Giới bị các tiên “treo lên cây kêu cứu khổ sở”, Tôn Ngộ Không hay trêu chọc: “Con rể ơi! Sớm tối còn phải tạ ơn cha mẹ, sao không báo tin vui cho sư phụ, còn ở đây kêu cứu? Chà! Vợ ngươi đâu? Mẹ ngươi đâu? Sao cho con rể vào rọ thế ?” khiến Trư Bát Giới “nghiến răng chịu nhịn đau không dám kêu van nữa”. Sự hài hước trong Tây du kí làm nảy sinh tình yêu cuộc sống, dù gian khổ cũng không đè nén, dập tắt ngon lửa hướng tới cuộc sống tốt đẹp của ngày mai.
+ TDK có kết cấu chặt chẽ. Kết cấu TDK bát nguồn từ chuyện kể nên có thể tách ra từng câu chuyện tương đối độc lập. TDK bao gồm ba chuyện lớn liên kết với nhau: Đại náo thiên cung của Tôn Ngộ Không. Chuyện ra đời của Đường Tăng và chuyện đi thỉnh kinh.
+ Ngôn ngữ của Tây Du Kí lưu loát, giàu màu sắc khẩu ngữ linh hoạt. Ngôn ngữ của các nhân vật mang tính cá thể hoá cao. Đặc biệt là ngôn ngữ của Tôn và Trư.
=> Trải qua hơn bốn thế kỉ, TDK cũng như nhiều tác phẩm cổ điển khác được nhân dân Trung Quốc yêu thích truyền tụng. Các nhân vật trong TDK sống động trở thành những biểu tượng của các lạo người. Nhiều tiểu thuyết thần ma ra đời sau TDK nhưng chưa tác phẩm nào sánh kịp TDK. TDK là bộ tiểu thuyết lãng mạn mang sắc thái thần thoại thành công nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc.
- Giá trị nội dung.
+ Bằng ngòi bút lãng mạn, thông qua nhiều chi tiết li kì lắt léo và hình tượng những người anh hùng trong thỉnh kinh, tác giả Ngô Thừa Ân đã ngợi ca tinh thần phản kháng. Khát vọng tự do của nhân dân, vạch trần bộ mặt đen tối của xã hội và ngợi ca tinh thần vượt gian khổ, chinh phục thiên nhiên của nhân dân.
+ Khắc hoạ tinh thần đấu tranh giành tự do và độc lập đối với bọn quyền thế, bao hàm triết lí nhân sinh sâu sắc; khi được khơi dậy, sức mạnh bản chất con người có thể phá tan những lực lượng áp bức, tự đề cao giá trị và đòi sự tôn trọng con người. Thể hiện ở các chi tiết tưởng tượng nhân vật Tôn Ngộ Không học được 72 phép thần thông biến hoá, cân đẩu vân đi được 10.800 dặm và trường sinh bất tử….
+ Thể hiện dã tâm của giai cấp thống trị không chịu từ bỏ quyền lực, sự đãi ngộ bất bình đẳng, thiếu tôn trọng của con người. Thể hiện ở những sự kiện phá tiệc bàn đào, ăn trộm linh đơn, ba lần đại náo thiên cung…
+ Khát vọng về cuộc sống hợp lí tính và nhân tính, phê phán xã hội hắc ám hư ảo của của thời trung thế kỉ.
+ Việc Tôn Ngộ Không quét sạch yêu ma.Thể hiện ý tưởng của nhân dân về người anh hùng “cứu nhân gian khỏi tai hoạ”, “thấy sự bất bình giữa đường, tế khổ phò nguy, giúp người cô quả hoạn nạn”…
+ Mượn tưởng tượng để chinh phục tự nhiên là chủ đè tập trung của thần thoại nguyên thuỷ. Tai hoạ của thiên nhiên luôn gắn liền với tiến trình đấu tranh sinh tồn của loài người. TKD miêu tả Hoả Diệm Sơn 800 dặm không có một ngọn cỏ sống, lửa cháy ngút trời, dân không sống nổi và đoàn thỉnh kinh cũng chẳng có cách nào qua được. Tôn Ngộ Không phải mượn “quạt ba tiêu” để mở đường lấy kinh…Ở đây giữa động cơ và kết quả phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Quận Phụng Tiên ba năm đại hạn, “ba nhà, chết đói hai, một nhà còn lại cũng như nến trước gió” Tôn Ngộ Không đã hô phon hoán vũ, tưới nước ngọt xuống, đem lại sức sống cho dân lành. Việc làm của Tôn thể hiện sự đồng cảm với nỗi khổ của người dân.
+ Bên cạnh khát vọng chinh phục tự nhiên, khát vọng chinh phục cái chết, sự vĩnh hằng là một khát vọng lớn lao của con người. Trong TDK mục đích hoạt động của các nhân vật là nhằm kéo dài sự sống. Ở chốn thiên đình các thần tiên tu luyện, hàng năm ăn đào tiên trong tiệc bàn đào, ăn linh đơn của Thái Thượng Lão Quân để sống lâu hơn. Ở dưới trần gian, trong xã hội loài người thì những ông vua tham lam, đầy quyền lực luôn muốn trường sinh bất tử. Vua nước Tuỳ dùng tim gan 1111 trẻ em để chế thuốc trường sinh cho mình là một minh chứng. Các nhà sư cũng tu luyện để được sống lâu.
Yêu ma trên đường bắt Đường Tăng ăn thịt nhằm mục đích ấy. Vì khát vọng này nên người ta nghĩ ra nhiều phượng tiện để sống lâu. Các thảo mộc: Đào tiên, nhân sâm, linh chi . Đương Tăng trong TDK đóng vai trò như “Đại nhân sâm” hết sức hấp dẫn đối với bon yêu ma. Vì vậy mà chúng dở mọi thủ đoạn để bát Đường Tăng. Các con yêu tinh đực ăn thịt. Các con yêu tinh cái thì ép Đường Tăng lấy mình hòng hút nguyên khí của vị chân tu này, để không phải tu luyện mà vẫn sống lâu. Rõ ràng khát vọng chinh phục cái chết như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm, chi phối hoạt động nhân vật, cốt truyện, kết cấu tác phẩm.
=> Sức tưởng tượng mạnh mẽ của tác giả đưa người đọc vào thế giới huyền ảo, diệu kì. Nơi ấy có kì thần - thần phật, yêu ma, kì quái, có kì sự - chết đi sóng lại, biến hoá tàng hình … “Tây Du Ký” hoàn toàn viết bằng hình thức câu chuyện. Mỗi một câu chuyện vừa độc lập riêng vừa có liên hệ với câu chuyện trước và câu chuyện sau, trong câu chuyện có các loại thần tiên quỷ quái, lần lượt đại diện chính nghĩa và gian ác. Trong cả bộ tiểu thuyết, tác giả xây dựng một thế giới thần thoại kỳ lạ. Nhưng, trong thế giới đó đâu đâu cũng có bóng trần gian: thiên cung thiêng liêng bề ngoài có khí thế hoành tráng, Ngọc Hoàng có quyền lực cao nhất lại không phân biệt được người hiền và người ngu, rất ngu đần, thiên đình rất giống triều đình ở trần gian;
âm phủ canh phòng nghiêm ngặt, quan lại bao che cho nhau, ăn hối lộ và làm điều phạm pháp, người vô tội có oan khó được rửa hận, không có gì khác hẳn với triều đình ở trần gian; yêu ma quỷ quái giết người ăn thịt người, tham lam hiếu sắc, thật là hoá thân của ác bá và quan liêu của trần gian. Mặt khác, Ngô Thừa Ân xây dựng hình tượng anh hùng Tôn Ngộ Không, Tôn Ngộ Không coi điều gian ác như thù địch, thần thông quảng đại, trước vũ khí thần bí “Gậy như ý”, mọi yêu ma quỷ quái hung tàn đều mất đi uy phong trước kia, hoặc bị chết thẳng cẳng, hoặc bó tay chịu trói. Các sự kiện như trên đều phản ánh nguyện vọng mạnh mẽ quét sạch mọi hiện tượng xấu xa và thế lực ác bá trong xã hội của Ngô Thừa Ân.
3. Phân tích nhân vật.
* Tôn Ngộ Không
Mở đầu tác phẩm đã hiện ra núi Hoa Qủa, một thế giới thần kì tươi đẹp, một hòn đá tiên đã xinh ra con khỉ đá. Nơi đây đã bắt đầu tính cách Tôn Ngộ Không đã mang sắc thái tự do tự tại, khác với mọi rằng buộc của thế giới loài người. Điều đáng quý của Tôn Ngộ Không không bằng lòng thực tại, dựa vào sức lực của bản thân để duy trì phát triển cuộc sống “bất sinh bất diệt, thọ cùng trời đất núi sông”, vì vậy mà bỏ cả ngai vàng, tìm thầy học đạo, tu luyện bản thân , học được 72 phép biến hoá thần thông, cân đẩu vân đi được 10.800 dặm và trường sinh bất tử. Nó xuống Long cung tìm vũ khí, lấy cây gậy Như Ý, xuống âm phủ xoá sổ sinh tử của loài khỉ.
Ý chí tự do của Tôn Ngộ Không càng được bộc lộ khi tình tiết câu chuyện đưa đến một hoàn cảnh logic, một cuộc đấu tranh long trời lở đất giữa tự do và phản tự do. Trong đấu trính cách phong phú của Tôn Ngộ Không càng nảy nở. Ngay khi mới ra đời, mắt Tôn Ngộ Không đã chiếu hai luồng kim quang rọi vào thiên phủ khiến Ngọc Hoàng phải kinh sợ. Tia sáng của tinh thần phản nghịch quyền uy miệt thị chí tôn đã là lời cảnh tỉnh với những cảnh mê muội trước giai cấp thống trị. Khi Long Vuơng, Diêm vương dâng biểu báo cấp, Ngọc Hoàng cảm thấy tình hình nghiêm trọng, quyết định sai quân đi bắt.
Tuy nhiên thiên binh thiên tướng không dễ gì thắng được Tôn Ngộ Không. Thái Bạch Kim Tinh đưa ra kế: “chiêu an” để đổi lấy sự yên ổn. Tôn Ngộ Không được làm chức quan nhỏ - “Bật mã ôn”. Khinh mạn và sỉ nhục đã làm Tôn giận dữ, đạp đổ công án, đánh ra cửa trời, trở về Hoa Qủa Sơn, dựng cờ “Tề Thiên Đại Thánh”. Thiên binh thiên tướng lại một lần thất bại, Ngọc Hoàng bất đắc dĩ dùng kế sách của Thái Bạch Kim Tinh, cho Tôn chức “Tề Thiên Đại Thánh”, “không cho coi việc gì, không cho bổng lộc, để nuôi ở đất của đất, thu lại tà tâm của nó, khiến không sinh cuồng vọng”.
Tính cách chủ yếu trong 7 hồi đầu của Tôn Ngộ Không là đi tìm và ủng hộ tự do, đòi hỏi sự tôn trọng của con người. Tôn Ngộ Không chỉ cần thoả mãn “không việc gì rằng buộc”, “tự do tự tại”, cùng các thần nơi tiên giới, sống “đỗi đãi đầy đủ như anh em”, thế là bình yên vô sự. Nếu như lòng tự tôn bị tổn hại, bị xâm phạm, lập tức Tôn sẽ không nhịn nhục. Những sự kiện như: Phá tiệc bàn đào, ăn trộm linh đơn của Lão Quân ba lần đại náo thiên cung chủ yếu là do việc đãi ngộ bất bình đẳng, thiếu tôn tronggj của con người mà ra cả. Chính Tôn đã nói với Phật Tổ Như Lai: “Làm vua thay nhau mà làm, sang năm đến luợt lão Tôn.
“ Hãy bảo Y cuốn gói đi, nhường thiên cung cho ta. Nếu không nhường thì lão sẽ quấy rối mãi, không bao giờ thanh bình được”. Ở đây Tôn chưa biết được cương lĩnh lật đổ giai cấp mới chỉ là sự thay thế lẫn nhau để không bị áp bức, không bị câu thúc, hưởng thụ tự do tối đa. Ván đề là giai cấp thống trị không chịu từ bỏ quyền lợi một cách dễ dàng, cho nên các thế lực quyền uy tối thượng Thần, Phật, Đạo liên minh với nhau để bảo vệ quyền lợi cũng như trật tự xã hội. Tôn Ngộ Không bị rời vào hoàn cảnh cực kì hiểm ác, trong cuộc đấu tranh không cân sức này.
Mặc dù vậy Tôn vẫn kiên trì chiến đấu đơn độc không một chút sợ hãi, chống lại mười vạn thiên binh vây bủa, ngay cả Nhị lang thần cũng không thể bắt được Tôn Ngộ Không. Cho dù bắt được, “đến dao chém, búa bổ, kiếm đâm cũng không làm xây xát được thịt da” của Tôn. Bất lực, Ngọc đế đành giao cho Thái Thượng Lão Quân thiêu nát nó trong lò Bát Quái. Thiêu đốt đủ 49 ngày, trong ngọn lửa đỏ rực của lò, ngoài đôi “mắt lửa ngươi vàng”, Tôn Ngộ Không vẫn an nhiên nhảy ra khỏi lò luyện đan, một cây gậy như ý đập phá thiên cung. Cuôic cùng phải đợi Phật Tổ Như Lai lừa nó nhảy vào lòng bàn tay, rồi úp nó xuống Ngũ Hành Sơn”.
Toàn bộ thế giới thâm nghiêm đầy quyền uy của giai cấp thống trị bao trùm lên tất cả. đã là bối cảnh điển hình để thể hiện tính cách anh hùng của kẻ phản nghịch Tôn Ngộ Không chiến đấu vì tự do vì sự tôn trọng nhân cách. Tôn thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường, sức mạnh của lòng dũng cảm và trí mưu đối với mọi thế lực hắc ám hòng tước đoạt lực lượng và ý chí tự do của nó. Từ hình tượng này Tôn Ngộ Không, khát vọng về cuộc sống hợp lí tính và nhân tính, phê phán xã hội hắc ám đương thời. Cho dù Tôn Ngộ Không bị trấn áp, điều này do cốt truyện thỉnh kinh đã được định sẵn, quan trọng hơn là hạn chế của lịch sử, thì bảy hồi đầu Tôn vẫn là người anh hùng phản nghịch đáng ca ngợi.
Do sự thay đổi tình tiết cốt truyện, thay đổi của hoàn cảnh, tính cách Tôn Ngộ Không đã mang những sắc điệu mới. Từ một Mĩ Hầu Vương tự do, tự tại, mọtt kẻ phản nghịch không hề khuất phục khii đại náo thiên cung. Tôn trở thành đấu sĩ đi tiên phong mở đường trên con đường lấy kinh, trở thành một tín đồ thành tâm quy y đạo phật. Việc đi thỉnh kinh của Đường Tăng mang sắc thái truyền kì, thể hiện tinh thần mạo hiểm. Vai trò lấy kinh chính chuyển từ Đường Tăng sang Tôn Ngộ Không.
Đối với Tôn mục đích lấy kinh không phải là sự đòi hỏi tự giác của cuộc sống. Bằng chứng là ngay khi đến đất Phật ở Tây thiên, nơi thế giới cực lạc vẫn còn những đấy rẫy hung ma lừa hại. Ngay cả chiếc bát vàng khất thực do vua Đường tặng cũng đem đi đút lót mới được kinh phật. Việc miêu tả này là ám ảnh xấu xa phê phán sự sùng bái của thế tục đối với thần thánh trong việc thỉnh kinh. Cho nên phân tích tính cách Tôn Ngộ Không trong giai đoạnh đi thỉnh kinh, quan trọng không phải ở tính chất tôn giáo mà ở quá trình lâu dài, gian khổ của việc thỉnh kinh. Đó là quá trình trải qua thiên sơn vạn thuỷ, vượt qua chín lần chín là tám muơi mốt nạn, quét sạch mọi nguy nan hiểm trở của thầy trò Đường Tăng mà Tôn Ngộ Không là người có vai trò quyết định nhất.
Việc Tôn Đại Thánh quét sạch yêu ma đã thể hiện ý tưởng của nhân dân về người anh hùng “cứu nhân gian khỏi tai hoạ”. Trên đường thỉnh kinh Tôn Ngộ Không chiến đấu với đủ loại yêu ma. Yêu ma ở đây phần lớn do tưởng tượng hoặc những liên hệ nhân vật ánh xạ hiện thực hắc ám. Tính cách Tôn Ngộ Không phần sau tương đồng với cái thiện của đạo đức lí tưởng nhân dân, cùng với chân thiện mĩ nhuần nhuyễn hài hoà trong quá trình sáng tạo hình tượng nghệ thuật của tác giả. Vẻ đẹp thẩm mĩ nhuần nhuyễn, hài hào trong quá trình sáng tạo hình tượng Tôn Ngộ Không. Từ chỗ bất khuất kiên cường đối với ápp lực bên ngoài, Tôn hướng đến lí tưởng cuộc sống hợp với nhân tính.
. Quá trình thỉnh kinh gian khổ, tiếp tục chống lại thế lực hắc ám vẫn phù hợp với nguyện vọng sống hợp lí, ngay cả việc giết người vẫn nhất quán trong tính cách Tôn Ngộ Không. Cái khí khái anh hùng, miệt thị cái thế lực to lớn, trí tuệ và lòng dũng cảm trong ba lần đại náo thiên cũng làm tăng thêm một số phẩm cách mới như đấu trí ngoan cường để kiên trì lí tưởng, vượt hiểm nguy tinh thần xả thân chín lần chết vẫn không hối hận. Dù bị Đường Tăng lạm dụng, vì không phân biệt trắng đen đẩy Tôn vào nhiều tình huống bi kịch đau đớn nhưng đấy là tình huống tạm thời. Tôn vứt bỏ hiềm thù, gạt nỗi oan uổng, không kể ân oán giải cứu Đường Tăng ra khỏi nguy nan, đưa đoàn thỉnh kinh đến thắng lợi.
Thông qua câu chuyện thỉnh kinh mà Tôn Ngộ Không là nhân vật trung tâm, tác giả đã khắc hoạ hình tượng người anh hùng của nhân dân. Đó là hình tượng Tôn Ngộ Không, người anh hngf phản kháng, hướng tới tự do và sự tôn trọng con người, người anh hùng chống thiên tai nhân hoạ với tinh thần kiên trì xả thân, không nề hà gian khổ, không tính toán cá nhân, vì sự sống của nhân dan mà mang trí tuệ, súc lực ra chiến đấu.
* Nhân vật Đường Tăng
Là hoà thượng thành tâm, sùng đạo, quyết chí bền gan tu hành, nhưng cũng là một tri thức phong kiến chịu nhiều ràng buộc của quy tắc lễ nghi, ít được rèn luyện, lại phải điều hành ba đồ đệ “yêu quái” vượt qua thiên sơn vạn thuỷ thỉnh kinh, nên Đường Tăng thường bó tay, lúng túng bất lực trước những khó khăn thử thách. Đường Tăng con hay cả tin mù quáng gây rất nhiều khó khăn thử thách với Tôn Ngộ Không. Đường Tăng trong Tây du kí dường như chỉ là nhân vật phụ để làm nổi bật Tôn Ngộ Không. Tuy nhiên thái độ phê phán của tác giả đối với Đường Tăng rất thân thiện. Việc Đường Tăng cùng Tôn Ngộ Không chẳng quản ngại trăm cay nghìn đăngs sang Tây Trúc lấy kinh trơ về vẫn là điều khẳng định.
* Nhân vật Trư Bát Giới
Trư Bát giới xuất hiện từ hồi mười tám. Đây là hình tượng được xây dựng độc đáo đặc biêtj là trong yêu cầu cá thể hoá tính cách. Vốn là Thiên bồng Ngiuyên soái trên trời, chỉ vì ham luyến sắc đẹp trêu ghẹo Hằng Nga, bị đầu thai thành thân lợn nên Trư Bát Giới mới có dáng hình xấu xí như vậy. Bảo hộ Đường Tăng lấy kinh, thói cũ vẫn không đổi. Hành vi nhận gánh hành lí, lại khơi dậy cuộc sống gia đình nhỏ của Trư Bát Giới.
gia đình có sức hấp dẫn đặc biệt quan trọng. Cho nên trong lúc xuất gia làm hoà thượng Bát Giới vẫn không quên lải nhải giao kèo: “Chỉ sợ ta không lấy được kinh, quay về hoàn tục, sẽ sống với con gái ông như xưa”, đến khi bị “bốn thánh thử lòng phiền”, Bát Giới vẫn lòng xuân phơi phới muốn lập gia đình. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận Bát Giới có sức khoẻ vô cùng, là trợ thủ đắc lực diệt trừ yêu ma của Tôn Ngộ Không, nhiều công việc vất vả gian khổ đều đén tay hắn, hành lí lấy kinh Tây Thiên cũng do vai hắn, tuy nhiên hắn luôn có thái độ lạc quan thực hiẹn đầy đủ, chấp nhận gánh vác cuộc sống. Tuy nhiên so với Tôn Ngộ Không thì hắn thiếu kiên định, triệt để hơn gặp nguy hiểm dễ bị dao động, mọi hành vi, tâm lí xoay quanh sự tính toán nhỏ bé cho việc tồn tại của bản thân.
Chính vì vậy hắn thường xuyên lười biếng hay ngủ, lo tiện nghi, hay hoang mang, trên đường thỉnh kinh hay nhớ vợ. Những khuyết điểm này Trư Bát Giớikhiến người ta buồn cười hơn là ghét. Bởi vì những việc không trong sáng mà hắn làm không hề có ác ý, như bản tính bẩm sinh, muốn làm cho thật khéo lại hoá ra vụng. Một loạt những chi tiết chân thực điển hình dựng đời thường tác giả dàn dựng đã làm làm cho hình tượng Trư Bát Giới mang đậm ý vị hí kịch kiểu đồng thoại và thú vị của đời thường. Có sự va chạm nhỏ giữa Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới thường hay diễn ra. Chủ yéu là do Tôn Ngộ Không muốn đùa cợt Trư Bát Giới đêt sửa đi những tật xấu của hắn.
Tuy nhiên đến chỗ khác, Trư lại phát sinh ra tật mới. Đó là tài năng hài hước của tác giả, làm cho Tây du kí trở nên nhiều sắc thái, có cái anh hùng mạnh mẽ phi thường, lại có tia sáng thú vị của cuộc đời thường ấm áp.
Dù không làm hắn bỏ được những tính cách xấu tuy nhiên cũng có hiệu quả tạm thời, khiến Trư miễn cưỡng tuân theo, gặp yêu quái ở đâu cũng nghênh tiếp quên cả chết.
* Nhân vật Sa Tăng
Sa Tăng - Sa hoà thượng có nguông gốc thần kì. Vốn Sa hoà thượng là Quyển Liêm đại tướng ở thiên giới. Vì làm vỡ đèn lưu ly trong tiệc bàn đào, vị Quyển Liêm đại tướng này bị đày xuống trần gian, làm yêu quái sông Lưu Sa, dung mạo kì quái, toàn ăn thịt người, được Quan âm cho quy y, lấy họ Sa pháp danh Ngộ Tĩnh làm đồ đệ thứ ba của Đường Tăng. Trên đường thỉnh kinh, anh ta nhận vai gánh đồ và dắt ngựa, không nè hà gian khổ, nhẫn nại, dốc một lòng hướng thiện. Điều quan trọng là Sa Tăng luôn làm êm ấm lại nững mâu thuẫn xung đột giữa Tôn và Trư. Tuy võ nghệ khong bằng hai huynh, song Sa Tăng chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, phối hợp với hai huynh. Mặc dù tác giả viết ít về nhân vật này song hình tượng Sa Tăng nhẫn nại tính tình hiền lương luôn làm người đọc yêu thích.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Trúc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)