Bài 6. Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hưng | Ngày 11/05/2019 | 115

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Kĩ thuật sử dụng lựu đạn thuộc GD QP-AN 11

Nội dung tài liệu:

BÀI GIẢNG

KỸ THUẬT SỬ DỤNG LỰU ĐẠN
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỚI LAI
TỔ : THỂ DỤC – GDQP – AN NINH
GVBM: NGUYỄN VĂN HƯNG
-Nhằm dạy cho học sinh nhận biết tính năng, cấu tạo, chuyển động gây nổ của một số loại lựu đạn.

- Quy tắc dùng lựu đạn.
1. MỤC ĐÍCH
- Tính năng, cấu tạo của một số loại lựu đạn.
- Chuyển động gây nổ của lựu đạn.
- Quy tắc sử dụng lựu đạn.
- Động tác ném Lựu đạn.
2. NỘI DUNG GIẢNG DẠY
3. THỜI GIAN

3 tiết.
4. VẬT CHẤT ĐẢM BẢO

GV: Bài giảng, trang thiết bị giảng dạy.
HS: Chú ý ghi chép đầy đủ.
1. TÍNH NĂNG CẤU TẠO CỦA MỘT SỐ LOẠI LỰU ĐẠN
1. Tính năng cấu tạo của một số loại lựu đạn.
1.1 Lựu đạn Φ 1 Việt nam.
1. Tính năng cấu tạo của một số loại lựu đạn.
a). Tính năng chiến đấu.

Dùng để tiêu diệt sinh lực địch chủ yếu bằng những mảnh gang vụn.
Bán kính sát thương 5m.
Thời gian cháy chậm đến phát nổ từ 3s - 4s, toàn bộ lựu đạn nặng 450g.
b). Cấu tạo.
Lựu đạn gồm hai bộ phận:
- Thân lựu đạn: Vỏ bằng gang có nhiều khía tạo thành múi, đường kính 50 mm, cổ lựu đạn có gen để liên kết với bộ phận gây nổ. Khi lắp bộ phận gây nổ lựu đạn dài 98mm, bên trong chứa 45g thuốc nổ TNT.
1. Tính năng cấu tạo của một số loại lựu đạn.
- Bộ phận gây nổ: Lắp vào thân lựu đạn bằng gen.
+ Thân bộ phận gây nổ để chứa búa, kim hỏa và lò xo búa, kim hỏa, chốt an toàn phía trên có tai giữ đầu cần bẩy, lỗ chứa chốt an toàn, phiá dưới phân có gen để liên kết với thân lựu đạn.
+ Búa và kim hỏa. + Lò xo búa và kim hỏa.
+ Cần bẩy. + Kíp, hạt lửa và dây cháy chậm.
+ Chốt an toàn và vòng kéo.
1. Tính năng cấu tạo của một số loại lựu đạn.
c). Chuyển động gây nổ:

- Lúc bình thường chốt an toàn giữ không cho mỏ cần bẩy bật lên, cần bẩy đè búa và kim hỏa ngửa về sau tạo thành thế giương.

- Khi rút chốt an toàn, cần bẩy bật lên rời khỏi tai giữ, lò xo đẩy búa về phía trước, kim hỏa chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát hỏa đốt cháy dây cháy chậm, khi dây cháy chậm cháy hết phụt lửa vào kíp, kíp nổ gây nổ lựu đạn.
1. Tính năng cấu tạo của một số loại lựu đạn.
1. Tính năng cấu tạo của một số loại lựu đạn.
d) Chú ý :

- Để rút chốt an toàn, phải uốn thẳng chốt an toàn.
- Nếu không ném lựu đạn thì lắp chốt an toàn lại và bẻ cong chốt an toàn để khỏi bị tuột ra.
1.2 Lựu đạn chày. ( Lựu đạn cán gỗ )
1. Tính năng cấu tạo của một số loại lựu đạn.
1. Tính năng cấu tạo của một số loại lựu đạn.


a). Tính năng chiến đấu:


- Dùng sát thương sinh lực địch bằng những mảnh gang vụn và sức ép của khí thuốc.
- Bán kính sát thương: 5m.
- Thời gian từ phát hỏa đến nổ: khoảng
4s – 5s.
- Khối lượng : 540 g
b) Cấu tạo
Gồm 2 bộ phận chính:
- Thân lựu đạn: Cán được làm bằng gỗ, có nắp phòng ẩm băng giấy, vỏ lựu đạn gằng gang bên trong là thuốc nổ TNT.
- Bộ phận gây nổ: nằm ở bên trong quả lựu đạn gồm; Dây nụ xòe, nụ xòe, dây cháy chậm và kíp.
1. Tính năng cấu tạo của một số loại lựu đạn.
1. Tính năng cấu tạo của một số loại lựu đạn.
c). Chuyển động gây nổ:

Khi giật dây nụ xòe, nụ xòe phát lửa đốt cháy dây cháy chậm, dây cháy chậm cháy trong khoảng 4s – 5s. Khi dây cháy chậm cháy hết phụt lửa vào kíp làm kíp nổ, gây nổ lựu đạn.
2.1 Sử dụng và giữ gìn lựu đạn thật.
a). Sử dụng lựu đạn.
- Chỉ những người đã được huấn luyện, nắm vững tính năng chiến đấu, cấu tạo của lựu đạn, thành thạo động tác mới được sử dụng lựu đạn.
- Chỉ sử dụng lựu đạn theo lệnh của người chỉ huy hoặc theo hợp đồng chiến đấu.
- Tùy theo địa hình, địa vật mà sử dụng lựu đạn tiêu diệt sinh lực đich và gữ an toàn cho đồng đội.
2. Quy tắc sử dụng lựu đạn.
2. Quy tắc sử dụng lựu đạn.
b). Giữ gìn lựu đạn.

- Để ở nơi thoáng mát, khô gáo, thoáng gió, không để lẩn lựu đạn với thuốc nổ và vật dễ cháy khác.
- Không để rơi, không va chạm mạnh.
- Bô phận gây nổ và thân lựu đạn để riêng, khi sử dụng mới lắp vào. Khi mang, không móc mỏ vịt vào thắt lưng, không rút chốt an toàn.
2.2 Quy định sử dụng lựu đạn trong huấn luyện.

- Cấm sử dụng lựu đạn thật để huấn luyện.
- Không dùng lựu đạn thật ( có nổ hoặc không nổ) để đùa nghịch, tập luyện không có tổ chức.
- Không được ném lựu đạn trực tiếp vào người tập, không đứng đối diện để ném lựu đạn.
- Đề phòng nguy hiểm khi tập luyện.
2. Quy tắc sử dụng lựu đạn.
XIN CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)