Bài 6. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Loan | Ngày 26/04/2019 | 103

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 10/10/2016 BÀI DẠY TỐT
Ngày dạy: 18/10/2016 Giáo viên: Nguyễn Thị Loan
Tuần: 11, tiết 4; Lớp dạy: 10B Bộ môn Khoa học Xã hội
Địa điểm: Phòng máy chiếu số 13 Năm học: 2016 – 2017

…………….(.(.(……………

BÀI 6: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ
HIỆN TƯỢNG (1Tiết )
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm phủ định, phủ định siêu hình, phủ định biện chứng.
- Biết được phát triển là khuynh hướng chung của sự vật và hiện tượng.
2. Về kĩ năng
- Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
- Mô tả được hình “xoắn ốc” của sự phát triển.
3. Về thái độ
- Phê phán thái độ phủ định sạch trơn quá khứ hoặc kế thừa thiếu chọn lọc đối với cái cũ.
- Ủng hộ cái mới, bảo vệ cái mới, cái tiến bộ.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Kĩ năng phân tích, so sánh.
- Kĩ năng tư duy, phê phán.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Phương tiện dạy học
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên. Hình vẽ và sơ đồ, những hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa, dụng cụ liên quan đến bài học,…
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
- Thế nào là chất và lượng của sự vật hiện tượng? Cho ví dụ.
- Những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi? Tại sao?
Chín quá hóa nẫu.
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Góp gió thành bão.
3. Bài mới
Lịch sử phát triển xã hội loài người đã và đang trải qua năm chế độ xã hội: xã hội cộng sản nguyên thủy, xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa. Chế độ xã hội sau ra đời thay thế chế độ xã hội trước, tiến bộ và hoàn thiện hơn. Đó cũng chính là khuynh hướng của sự phát triển. Vậy khuynh hướng đó phát triển như thế nào hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản

GV: Đặt vấn đề.
Bất kì sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều trải quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới.
GV: Đưa ra hai ví dụ.
- Nụ hoa nở thành bông hoa.
- Con gà làm thịt thành thịt gà.
HS: Quan sát hai hình ảnh trên:
- Các sự vật trên (nụ hoa, con gà) còn tồn tại hay không?
- Sự vật bị xóa bỏ và không tồn tại được gọi là gì?
- Vậy thế nào là phủ định?
HS: Trả lời, ghi bài.
GV: Giáo viên chuyển ý bằng tình huống sau (Chiếu silde)
GV: Theo Triết học chia phủ định ra làm mấy loại?
HS: Trả lời.

GV: Đưa ra cho học sinh hai ví dụ:
- Quả trứng gà → đem nấu, chiên, luộc.
- Bắt cá → đem nướng.
Câu hỏi:
- Các sự vật trên (quả trứng gà, con cá) có bị cản trở, xóa bỏ sự tồn tại hay không?
- Nguyên nhân của sự cản trở, xóa bỏ đó là gì?
- Vậy, phủ định siêu hình là gì?
HS: Trả lời, ghi bài.

GV: Cho các ví dụ:
- Động đất làm sập nhà.
- Chặt cây.
- Ô nhiễm môi trường làm cá chết.
GV: Đặt vấn đề chuyển ý.
Phủ định siêu hình diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài. Phủ định biện chứng diễn ra ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng.
GV: Đưa ra ví dụ.
- Quả trứng ấp nở thành con gà con.
- Vòng đời của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)