Bài 6. Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Chia sẻ bởi nguyễn lệ thuỷ | Ngày 19/03/2024 | 4

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các em đến với bài học hôm nay


I/ Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Ii/ Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
Nội dung chính :
i- Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
?-Xem đoạn phim và các hình ảnh sau đây, hãy cho biết vì sao trên Trái Đất có ngày, đêm và vì sao ngày đêm kế tiếp không ngừng trên Trái Đất? .
1- Sự luân phiên ngày, đêm.
i- Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
1- Sự luân phiên ngày, đêm.
- Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày, đêm.
2- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.
?- Quan sát hình 6.1, nội dung SGK, phân biệt sự khác nhau giữa giờ địa phương và giờ quốc tế ?
- Giê ®Þa ph­¬ng ( giê MÆt Trêi ): C¸c ®Þa ®iÓm thuéc c¸c kinh tuyÕn kh¸c nhau sÏ cã giê kh¸c nhau.
- Giờ quốc tế: Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế( giờ GMT ) . .
?- Qua đoạn phim trên và hình 6.1 cho biết: Vì sao người ta phải chia ra các khu vực giờ và thống nhất cách tính giờ trên TG ?
?- Trên Trái Đất có bao nhiêu múi giờ ? Việt Nam ở múi giờ số mấy ? Vì sao ranh giới giờ không hoàn toàn thẳng theo kinh tuyến ?
- Kinh tuyến 1800Đ(giữa múi giờ 12 trên TBD): Đường chuyển ngày quốc tế.
3- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
?- Dựa hình sau đây, cho biết ở BCB, BCN các vật chuyển động bị lệch sang hướng nào ? Vì sao lại có sự lệch hướng đó ? Lực làm lệch hướng đó có tên là gì ? Nó tác động tới chuyển động của các vật thể nào trên Trái Đất ?
Hướng ban đầu
Hướng sau khi lệch
3- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
- BCB : Lệch về bên phải.
- BCN : Lệch về bên trái.
- Nguyên nhân : Trái Đất tự quay theo hướng từ Tây sang Đông với vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ
Lực Côriôlit: Tác động đến sự chuyển động của khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái Đất.
II- Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
1- Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời
?- Quan sát nội dung SGK, hình 6.3 cho biết: hiện tượng MTrời lên thiên đỉnh là gì ? Khu vực nào trên TĐất có hiện tượng MTrời lên thiên đỉnh 2 lần/năm, khu vực nào 1 lần/năm ? L.hệ VN ? Từ đó cho biết CĐ biểu kiến hàng năm của MTrời là gì ?
1- Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời
Là chuyển động giả của Mặt Trời hàng năm giữa 2 chí tuyến.
2- Hiện tượng mùa
?- Quan sát đoạn phim sau và hình 6.4 SGK cho biết: Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở BCB, BCN như thế nào ? Có phải nơi nào trên TĐất cũng có 4 mùa ? Tại sao ? ở VN có mấy mùa ? .
- Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
+ ở BCB
+ ở BCN: ngược lại
3- Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
a) Ngày, đêm dài ngắn theo mùa.
?- Quan sát hình vẽ sau, hãy nhận xét về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở BCB ?
a) Ngày, đêm dài ngắn theo mùa.
- Mùa xuân: Ngày dài hơn đêm(riêng 21/3 ban ngày = ban đêm = 12h)
- Mùa hạ: Ngày vẫn dài hơn đêm.
- Mùa thu: Ngày ngắn hơn đêm(riêng 23/9 ban ngày = ban đêm =12h)
- Mùa đông: Ngày vẫn ngắn hơn đêm.
* ở BCB:
* ở BCN: ngược lại.
b) Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ.
?- Quan sát hình vẽ, nhận xét ở các vĩ độ sau: XĐ, 200B, 400B, 66033`B thời gian ban ngày và ban đêm như thế nào ?
b) Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ.
- ở XĐ: ngày dài = đêm = 12h.
- Ngày 22/6: ở 200B, 400B ngày dài hơn đêm, ở 66033`B ngày dài suốt 24h.
- Ngày 22/12: ngược lại 22/6.
- Càng xa XĐ, độ dài ngày, đêm càng chênh lệch.
- Từ vòng cực về phía cực ngày, đêm dài suốt 24h.
- ở 2 cực có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm.
*Củng cố:
Bài tập: Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi sau: ..
*Yêu cầu về nhà : học bài cũ, chuẩn bị giờ sau thực hành.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn lệ thuỷ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)