Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Chia sẻ bởi Trần Thị Bình | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Những hình ảnh sau đây gợi cho các em điều gì?
Trái đất tự quay quanh trục và quay quanh Mặt trời. Điều đó liệu có liên quan gì đến các hiện tượng mang tính nhịp điệu trên Trái Đất
Giáo án giảng dạy
BÀI 6
Chuyển động biểu kiến của mặt trời: là chuyển động giả của mặt trời hàng năm giữa hai đường chí tuyến

Nguyên nhân: do trục trái đất nghiêng 23027’ so với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo của trái đất và không đổi phương khi chuyển động xung quanh mặt trời .

1.Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời

Chuyển động biểu kiến của Mặt trời là gì?
Hãy xác định khu vực nào trên trái đất có hịên tượng mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần, nơi nào mỗi năm một lần và nơi nào không thấy mặt trời lên thiên đỉnh? Tại sao?
Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trong ngày ở nơi em sinh sống?
Buổi sáng?
Buổi trưa?
Buổi chiều?
Lúc mặt trời mới mọc và lúc xế chiều (góc nhập xạ nhỏ) thì nhiệt độ bề mặt đất nhỏ.
Lúc giữa trưa (góc nhập xạ lớn nhất) nhiệt độ cao nhất.
Trái đất
Buổi sáng
Buổi trưa
Buổi chiều
=> Nhiệt độ một nơi trên bề mặt đất phụ thuộc vào độ lớn góc nhập xạ. Mọi địa điểm trên bề mặt trái đất khi ở các vị trí khác nhau trên quỹ đạo sẽ nhận được lựơng nhiệt khác nhau, vì thế sinh ra các mùa.
Trong một năm có mấy mùa?
Mùa là gì?
7h
9h
12h
15h
18h
2. Các mùa trong năm

Mùa là một khoảng thời gian trong năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
Một năm có 4 mùa( xuân, hạ, thu, đông) diễn ra trái ngược nhau ở hai bán cầu
Các nước theo dương lịch lấy 4 ngày xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí làm 4 ngày khởi đầu các mùa.
Các nước theo âm lịch thì bắt đầu các mùa sớm hơn 4 ngày.
Vậy tại sao lại có các mùa trong năm?
Nguyên nhân chính sinh ra các mùa trong năm là: Trục trái dất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của trái đất một góc 66033’ theo phương không đổi khi chuyển động quanh mặt trời.
Tại sao các nước theo dương lịch ở bán cầu bắc lại lấy 4 ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí làm 4 ngày khởi đầu 4 mùa?
ĐÂY LÀ 4 NGÀY ĐẶC BIỆT TRONG NĂM
Ngày hạ chí 21/3: tia mặt trời vuông góc với chí tuyến bắc lúc 12h trưa, lượng nhiệt lớn ở BCB.
Ngày đông chí 22/12: tia mặt trời vuông góc với chí tuyến Nam lúc 12h trưa, lượng nhiệt lớn ở NBC và nhỏ ở BCB.
Ngày xuân phân (21/3) và ngày thu phân(23/9): không có bán cầu nào nghiêng về phía mặt trời
* Vị trí của Trái Đất trên quĩ đạo có liên quan đến sự thay đổi độ dài ngắn của ngày và đêm không? Vì sao?
Giải thích vì sao: mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh giá ?
Giải thích
Từ ngày 21/3 đến ngày 22/6, do trục trái đất nghiêng, nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời dẫn tới góc nhập xạ lớn, điều đó làm cho nửa cầu bắc nhận được nhiều nhiệt từ mặt trời, nhưng do mới bị lạnh vào mùa đông nên lúc này khí hậu sẽ ấm lên.
Mùa hè, mùa thu và mùa đông các em về nhà tự tìm hiểu và giải thích.
Mùa xuân
Mùa thu
Mùa hạ
Mùa đông
Hoạt động nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm.

Tại sao lại có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ?
Nhóm 1:
Nhóm 2 :
Thời gian nào, nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, nửa cầu Nam có ngày ngắn hơn đêm. Thời gian nào, nửa cầu Bắc có ngày ngắn hơn đêm, nửa cầu Nam có ngày dài hơn?
Nhóm 3:
Vào những ngày nào trên trái đất có ngày và đêm dài bằng nhau?
Nhóm 4
Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau thay đổi như thế nào theo vĩ độ?

3.Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.



Xét ở bắc bán cầu: Mùa xuân và mùa hạ có ngày dài đêm ngắn, mùa thu và đông có ngày ngắn đêm dài.
Nguyên nhân:Trục trái đất nghiêng theo phương không đổi khi chuyển động quanh mặt trời
Ngày 21/3 và ngày 23/9: ngày dài bằng đêm ở khắp mọi nơi trên trái đất.
Ở xích đạo độ dài ngày và đêm bằng nhau. Càng xa xích đạo về hai cực thì độ dài ngày và đêm càng chênh lệch.
Từ vòng cực về phía hai cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực). Riêng ở hai cực thì có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm.


Ngày địa cực
Đêm địa cực
Đánh giá kiểm tra cuối bài

Câu hỏi 1: Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm? Tại sao có sự trái ngược nhau giữa hai bán cầu về thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của các mùa?


Câu hỏi 2:
Dựa vào những kiến thức vừa học xong em hãy giải thích câu ca dao Việt Nam:
Đêm tháng năm chưa năm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu 3: Các địa điểm nằm trong vùng giữa hai chí tuyến trong một năm đều có:
A. Một lần mặt trời lên thiên đỉnh
B. Hai lần mặt trời lên thiên đỉnh
C. Ba lần mặt trời lên thiên đỉnh
D. Không có lần nào
Hoạt động nối tiếp
HS làm bài tập: 2, 3 trang 24 SGK
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)